Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2008-2009 - Phòng GD&ĐT Tam Đảo

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trạng nguyên nhỏ tuổi Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2008-2009 - Phòng GD&ĐT Tam Đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục Tam đảo
 Đề thi Trạng nguyên lớp 5
 Năm học 2008 – 2009
Môn: Tiếng việt – Thời gian: 30 phút
Họ và tên:Học sinh trờng Tiểu học
SBD:
Số phách:
Điểm:
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Bằng chữ:
Số phách:
 A. Phần I – Trắc nghiệm 
Hãy khoanh tròn vào phương án em cho là đúng (tương ứng với chữ cái A, B, C hoặc D) cho các câu trả lời dưới đây:
 Câu 1: từ nào dưới đây không dùng để tả màu của quả:
đỏ ối.
đỏ mọng.
đỏ au.
đỏ ửng.
 Câu 2: Những thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao nào dưới đây nói về tinh thần hợp tác ?
Kề vai sát cánh.
Chen vai thích cánh.
Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Tay năm miệng mười.
 Câu 3: Từ “chạy” trong câu văn nào dưới đây dùng với nghĩa gốc ?
Đồng hồ chạy tốt quá!
Bà Hoa bán rất chạy hàng.
Em bé đang tập đi, tập chạy.
Vì nghèo, mẹ Nam phải chạy ăn từng bữa.
 Câu 4: Câu văn nào dưới đây dùng sai quan hệ từ ?
Đất có chất màu vì nuôi cây lớn.
Thắng gầy nhưng rất khỏe.
Mạnh giỏi Tiếng Việt còn Hùng giỏi Toán.
Nếu chất màu của đất không có nước vận chuyển thì cây không thể lớn lên được.
 Câu 5: từ ngữ nào viết sai chính tả ?
xúc đất.
Cảm xúc.
Hàm súc.
xúc miệng.
 Câu 6: Câu “ Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng” có mấy vế câu?
1 vế câu.
2 vế câu.
3 vế câu.
4 vế câu.
 Câu 7: Từ nào không cùng nhóm nghĩa với những từ còn lại?
trắng nõn.
xanh biếc.
đen láy.
long lanh
 Câu 8: Câu thơ nào dưới đây nói lên tinh thần lạc quan (tin vào một tương lai tốt đẹp của người nông dân) ?
Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Công lênh chẳng quản lâu đâu
Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng.
Trông cho chân cứng đá mềm.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang.
 Câu 9: Câu “ Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười nhộn nhịp, vui vẻ” có mấy tính từ ?
5 tính từ.
4 tính từ.
3 tính từ.
2 tính từ.
 Câu 10: Câu “ nước ta chẳng những có nhiều cảnh đẹp mà nước của chúng ta còn có hàng chục triệu người lao động cần cù, có lòng nhân hậu và tinh thần mến khách” có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nào dưới đây?
Nguyên nhân – kết quả.
Tăng tiến.
Điều kiên (giả thiết) – kết quả.
Nhượng bộ.
 Câu 11: Dòng nào dưới đây chỉ toàn những từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ an ninh?
Công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ quan an ninh, thẩm phán.
Tòa án, xét xử, cơ quan an ninh, thẩm phán.
Xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật.
Công an, cơ quan an ninh, cảnh giác.
 Câu 12: Cáo chưng hửng và kêu lên: “ A, Cốc tài thật! ”. 
 Phần gạch chân trên là:
Câu kể.
Câu cảm.
Câu hỏi.
Câu cầu khiến.
II / Tự luận:
Câu 3: Nghĩ về nơi dòng chảy ra biển, trong bài “Cửa sông” nhà thơ Quang Huy viết:
“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng ... nhớ một vùng núi non.”
Em hãy ghi lại những điều cảm nhận được khi đọc khổ thơ trên?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4: Em hãy viết đoạn văn ngắn để tả lại cảnh vật nơi em ở (hoặc nơi em đã đến) trong hoặc sau cơn mưa xuân.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................
Hướng dẫn chấm bài tiếng việt
I/ Trắc nghiệm
Câu
ý đúng
điểm
1
C
0.5 điểm
2
A (0.25đ), C (0.25 đ)
0.5 điểm
3
C
0.5 điểm
4
A
0.5 điểm
5
D
0.5 điểm
6
C
0.5 điểm
7
A
0.5 điểm
8
B
0.5 điểm
9
A
0.5 điểm
10
B
0.5 điểm
11
C
0.5 điểm
12
B
0.5 điểm
II/Tự luận
Câu 1:(2 điểm)
-Nghệ thuật: (1 điểm)
Hình ảnh nhân hoá :
+Cửa sông (giáp mặt biển rộng,chẳng dứt cội nguồn) 0,5 điểm
+Lá xanh (bỗng nhớ núi non) 0,5 điểm
Nội dung: (1 điểm )
+Qua những hình ảnh trên,tác giả ca ngợi tình cảm (tấm lòng) luôn gắn bó thuỷ chung,không quyên cội nguồn(nơi đã sinh ra)của mỗi con người.
Câu 2:(2 điểm)
Yêu cầu :Bài văn có đủ 3 phần,viết đúng thể loại văn miêu tả.
Trong quá trình viết,cần thể hiện được sự thay đổi rõ rệt của cảnh vật khi gặp cơn mưa (hoặc sau cơn mưa).Nêu rõ tác dụng của cơn mưa là giúp cho trời đất,cây cỏ và vạn vật hả hê ,tràn trề nhựa sống...
Bài viết cần thể hiện được tình cảm của con người trước cảnh vật mùa xuân và sử dụng phép so sánh,nhân hoá để cảnh vật thêm sống động ,đáng yêu.
Bài văn không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp.
(Tuỳ mức độ đạt được của bài mà giáo viên cho điểm từ 0 đến 2)

File đính kèm:

  • docDE DHG TV5.doc