Đề thi Trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2016 (Kèm đáp án)

pdf2 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2016 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 02 trang) 
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 
Môn thi: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói 
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ 
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa 
Óng tre ngà và mềm mại như tơ 
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát 
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh 
Như gió nước không thể nào nắm bắt 
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh 
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy 
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn 
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối 
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường 
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng 
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta 
Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất 
Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già. 
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng 
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi 
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán 
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời. 
 (Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam 1945-1985, 
 NXB Giáo dục, 1985, tr.218) 
Câu 1. Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ 
thứ nhất? 
Câu 2. Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba. 
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt. (Trình bày 
khoảng 7 đến 10 dòng) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: 
Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống 
nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được 
chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân 
của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt 
nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh 
vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một 
hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi 
sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá 
nhân, không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn. 
 (Theo A. L. Ghéc-xen, Ngữ văn 11, Tập hai, 
 NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.31) 
 1/2 
Câu 5. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 6. Vẻ bề ngoài đẹp đẽ của “cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà 
mình” được thể hiện rõ nhất qua hình ảnh so sánh nào? 
Câu 7. Tại sao tác giả cho rằng: “Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân, không bộc lộ ra 
khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn”? 
Câu 8. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về cuộc sống của con người khi thoát ra khỏi “cái tuyệt 
đối cá nhân”? (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) 
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (3,0 điểm) 
 Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là 
chính mình. 
 Anh/Chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn luận về ý kiến trên. 
Câu 2 (4,0 điểm) 
 Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng 
được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của 
con người. 
Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận 
ý kiến trên. 
----------Hết---------- 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh: .........................................; Số báo danh: ..................................................... 
Chữ ký của cán bộ coi thi 1: .........................; Chữ ký của cán bộ coi thi 2: .............................. 
 2/2 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2016_kem.pdf
  • pdfNgu_van_Dap_an_De_thi_THPT_Quoc_gia_2016.pdf