Đề thi Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ĐỀ RA :
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông..

GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI :
1/ Đặt vấn đề :
Tai nạn giao thông đã có từ rất lâu trong lịch sử dưới nhiều hình thức khác nhau, Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ, loại tai nạn này thường xảy ra đối với ô tô và xe gắn máy 2 bánh. Ngoài ra còn có các loại TNGT khác như TNGT đường sắt, TNGT đường thuỷ, TNGT đường hàng không. Ở VN tai nạn giao thông đang trở thành quốc nạn , đã trở thành nguy cơ đe doạ sức khoẻ và tính mạng cộng đồng và tác động xấu đến nhiều mặt trong cuộc sống..
2/ Giải quyết vấn đề :
a/ Thông tin về thực trạng an toàn giao thông hiện nay :
Những năm 1987-1995, số người chết vì tai nạn giao thông tăng lên tới 40% ở các nước đang phát triển, sau đó có giảm xuống khoảng 10% vì chất lượng đường xá và các biện pháp tăng cường an toàn giao thông tốt hơn. Riêng châu á-Thái Bình Dương tuy chỉ chiếm 16% tổng lượng xe cộ lưu thông của thế giới, nhưng lại có tới 60% số người thiệt mạng.
®Tai nạn giao thông đem đến nỗi đau thể xác và cả tinh thần cho con người , đằng sau nỗi đau ấy còn tác động đến xã hội , theo thống kê cho thấy hơn nửa số nạn nhân có độ tuổi từ 15 đến 45 , lứa tuổi đẹp nhất để con người lao động nuôi sống bản thân, gia đình và cộng đồng. Trên bình diện toàn cầu, tai nạn giao thông đang là thủ phạm cướp đi mạng sống hơn ½ triệu người trong năm , bên cạnh đó còn có người tàn phế , thương tật vĩnh viễn..
b/ Nguyên nhân nào đem đến tai nạn giao thông :
Một là: là do chủ các phương tiện giao thông không tuân thủ pháp luật như 
 +uống rượu – bia 
 + dành đường, vượt ẩu, lấn tuyến…
 + do chạy quá nhanh không làm chủ được tay lái
® nói chung không tự giác, không tự chủ, ý thức tham gia giao thông rất kém, mạnh ai nấy chạy – cốt là sao cho nhanh “sống chết mặc bay!”.
Hai là: Bộ phận cán bộ chức năng – cảnh sát, thanh tra, quân cảnh… làm chưa đến nơi ,do thiếu lực lượng triển khai, do ý thức làm việc của bộ phận chức năng chưa đến nơi, do trình độ của cán bộ nên làm không nghiêm…v.v.
Ba là : Ý thức công dân của một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn quá kém ,đặc biệt là giới trẻ,  tính tự do, coi thường kỷ cương pháp luật,đã ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận công dân, lối sống đua đòi, thiếu trách nhiệm với cộng đồng đang trở thành phổ biến trong giới trẻ, trung niên... 
- Chúng ta đã buông lỏng về giáo dục ý thức công dân cho nhân dân, nhất là giới trẻ và trong học đường. 
 
- Các biện pháp về giáo dục kiến thức pháp luật trong cộng đồng của chúng ta chưa đủ tầm, chưa thường xuyên để tạo ra sự chuyển biến mạnh về nhận thức. 
 - Các biện pháp chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn sự bùng phát tai nạn giao thông 
 - Nhận thức về nguy cơ tiềm ẩn do TNGT của các cấp chính quyền chưa thực sự đầy đủ nên các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa TNGT chưa được quan tâm đúng tầm; thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông hiệu quả, chất lượng kém. 
 - Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các phương tiện giao thông. 
c/ Làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông?
Các biện pháp :
Biện pháp thứ 1 đề nghị : Cho phép tất cả các lực lượng cảnh sát đều có thể bắt vi phạm giao thông cần có sự phối hợp với cảnh sát vì tâm lý của cánh tài xế ỷ lại các lực lượng trật tự XH hình sự an ninh không bắt nên tha hồ chạy ẩu dù trước sự có mặt của các lực lượng cảnh sát khác 
Biện pháp thứ 2 : Mở những chiến dịch tuyên truyền rộng lớn giáo dục ý thức giao thông bằng những hình ảnh thật ghê rợn của các nạn nhân tai nạn giao thông để tác động rất lớn đến tâm lý người lái xe. ® nên là những hình ảnh thật chứ không phải những tranh vẽ trừu tượng vớ vẩn không có tác động nhiều về tâm lý. 
Chúng ta có thể treo những hình ảnh ghê rợn đó ở những nơi công cộng đông người ...
Biện pháp thứ 3 : đặt camera các góc đường nhưng thường xuyên thay đổi vị trí để kẻ xấu khỏi đối phó. Cần phạt nặng hoặc tạm giữ những người đi bộ , người đi bộ cũng rất thiếu ý thức...ví dụ đùa giỡn ngoài đường , đi hàng 3 , hàng 5 nghênh ngang.
Biện pháp 4 : phạt thật nặng những người vi phạm luật, cụ thể, thay hình thức giữ phương tiện bằng biện pháp phạt tiền thật nặng, số tiền phạt sẽ theo lũy tiến tăng qua số lần vi phạm. Tên, tuổi, ảnh, danh tính của người vi phạm phải đưa lên các phương tiện thông tin, chi phí cho các việc thông tin này, người vi phạm phải chịu. 
Biện pháp thứ 5 : Đối với những người gây tai nạn cho người khác do phóng nhanh, vượt ẩu, leo lên lề đường, vượt đèn đỏ, đã uống rượu: Phạt nặng gấp đôi bình thường vì 2 lỗi: Không tuân thủ luật lệ GT và coi thường tính mạng của người khác. 
Điều chỉnh giờ tan sở, tan trường để tránh kẹt xe, chen lấn gần các trường học, hạn chế việc phụ huynh đỗ xe tràn lan dưới lòng đường. Xử lý nghiêm các xe hơi đậu xe trên đường dù đường hẹp và có biển báo cấm đậu. Xử lý tình trạng xâm chiếm lòng lề đường, lề đường dành cho người đi bộ chứ không phải là nơi bán hàng, giữ xe và chạy xe. 
Þ Tất cả các biện pháp trên nhằm răn đe giáo dục nhưng biện pháp tốt nhất là làm sao giáo dục ý thức tự giác ở mỗi người khi tham gia giao thông . Nếu ai cũng đi đúng luật giao thông thì tai nạn sẽ rất hiếm khi xảy ra....
Tại sao bên các nước Châu Âu , châu Mỹ dù đi trên đường lúc 1 giò sáng , đường vắng ngắt nhưng có đèn đỏ , họ vẫn tự giác dừng lại..??
Hiện nay tình trạng chở 3 phóng nhanh vượt ẩu lạng lách trên đường vẫn thường xuyên xảy ra , tình trạng lái xe khi say xỉn hoặc không chấp hành tín hiệu giao thông vẫn còn phổ biến..
Mong các cơ quan chức năng hãy mạnh tay xử lí các trường hợp cố tình vi phạm này..
Niềm tin gửi sang năm mới :
+ Tuổi trẻ học đường cần có ý thức khi tham gia giao thông , Tăng cường giáo dục ý thức tự giác, ứng xử văn minh về văn hóa giao thông hãy cư xử thật văn hóa những nơi công cộng, tuân thủ triệt để các tín hiệu giao thông . 
+ Các điều khoản cơ bản của Luật Giao thông phải được đưa vào chương trình chính khóa và cập nhật không ngừng Trong hoạt động ngoại khóa, thường xuyên tạo điều kiện cho HS-SV thảo luận về ứng xử văn minh trên đường phố, thực hành hiệu quả trên con đường đi về hàng ngày, nhất là đoạn đường ngay trước cổng trường đang học. ...
® Đồng thời, trong một học kỳ, kiên quyết xếp loại đạo đức trung bình nếu HS-SV vi phạm 01 lần Luật Giao thông, xếp loại yếu nếu vi phạm lần 02, xếp loại kém nếu vi phạm từ lần thứ 03 trở lên. Nếu phạm lỗi nghiêm trọng thì tiến hành kỷ luật, rút kinh nghiệm ngay ở cấp trường. Ngành giáo dục đang đẩy mạnh cuộc vận động "nói không với tiêu cực trong thi cử", hiểu rộng ra thì thi cử tích cực nhằm mục tiêu đánh giá chính xác nhận thức, kỹ năng, thái độ, đạo đức của người học thông qua nhiều loại hình đánh giá khác nhau (không nhất thiết phải làm bài, chấm điểm mới gọi là thi). 
® Tinh thần tự giác, tự chủ là một tiêu chí quan trọng của đạo đức. ....

 

 








File đính kèm:

  • docDE THI VE TAI NAN GIAO THONG.doc