Đề thi tuyển chọn hệ kĩ sư tài năng 1999 môn thi: vật lý-Thời gian:120 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển chọn hệ kĩ sư tài năng 1999 môn thi: vật lý-Thời gian:120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ĐỀ THI TUYỂN CHỌN HỆ KĨ SƯ TÀI NĂNG 1999 Môn thi:Vật lý-Thời gian:120 phút Phần I:(dành cho tất cả các thí sinh) Bài 1: 2 quả cầu giống hệt nhau,1 chứa đầy cát,1 chứa đầy nước,được treo lên 2 sợi dây giống hệt nhau và có độ dài như nhau.2 quả cầu được kéo khỏi vị trí cân bằng 1 góc như nhau rồi thả không vận tốc đầu. a)Hãy so sánh chu kì dao động của 2 quả cầu trong chân không. b)Hỏi trong không khí thì quả nào dao động lâu hơn?Giải thích. Bài 2: a)cho mạch điện như hình 1.Hai điểm A và B mắc vào nguốn điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng không đổi.Chỉ sô của các vôn kế nhiệt V 1=200 (V) và V 2=2003 (V) còn L là cuộn thuần cảm;R là điện trở thuần :R=100 Ω.C là 1 tụ điện có hiệu điện thế giữa 2 bản tụ xác định bởi biểu thức: uC=U OC . sin100πt (V) Bỏ qua điện trở dây nối và coi điện trở vôn kế là vô cùng lớn.Viết biểu thức của hiệu điện thế giữa 2 điểm A và B biết rằng hiệu điện thế giữa A,M và giữa P,Q lệch pha nhau 900 . b)Giữ nguyên các giá trị điện dung C,hệ số tự cảm L ,điện trở R và hiệu điện thế hiệu dụng giữa A,B như ở câu a).Thay đổi tần số nguồn điện xoay chiều sao cho hiệu điện thế trên 2 đầu vôn kế V 2 lệch pha π /4 so với hiệu điện thế giữa 2 bản tụ điện. 1)Xác định hiệu điện thế hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn dây L. 2)Hãy cho biết hiệu điện thế hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn dây lúc này có đạt giá trị cực đại không?Giải thích. Bài 3: Hình 2 vẽ sơ đồ 1 biến thế điện.Hỏi hiệu điện thế giữa 2 đầu C và D sẽ tăng hay giảm khi ta chuyển khóa P từ điểm A tới B.Giải thích. Phần II:(dành cho các thí sinh chưa phân ban) Bài 4a: Một gương cầu lõm G kích thước nhỏ có bán kính cong R=12cm. 1 điểm sáng S đặt trước gương,trên trục chính của gương,cách gương 30cm.Đặt thêm 1 thấu kính hội tụ mỏng L có tiêu cự f=5cm,có trục chính trùng trục chính gương và cách gương 15 cm nằm trong khoảng giữa gương và S.Với các giả thiết đã cho,hãy vẽ và xác định vị trí tất cả các ảnh của S qua hệ gương và thấu kính nói trên. Phần III:(dành cho các thí sinh phân ban) Bài 4b: Một người làm xiếc đi trên xe đạp từ điểm M có độ cao h theo đường rãnh rồi vòng theo đường tròn có có bán kính R=8cm(hình 3).Để lên trên điểm cao nhất của vồng tròn rồi đi theo lại đi tiếp theo vòng tròn mà không bị rơi xuống đất thì hmin=? và v Amin=? biết g=9,8 m /s2 .Bỏ qua mọi ma sát và sức cản không khí.
File đính kèm:
- KSTN1999.pdf