Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2004 Môn thi: Văn, Khối C Thời gian làm bài: 180 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2004 Môn thi: Văn, Khối C Thời gian làm bài: 180 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ giáo dục và đào tạo ------------------------- đề Chính thức đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2004 Môn: Văn, Khối C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề ----------------------------------------- Câu I (2 điểm) Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. Câu II (5 điểm) Anh/chị hãy phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) và bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) ở tập Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) để làm nổi bật những nét đẹp trong tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh. Câu III (3 điểm) Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con ng−ời ở phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam (chú ý làm rõ những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của tác giả). ---------------------------------------------------------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:....................................................................................... Số báo danh:........................ 1 bộ giáo dục và đào tạo ------------------------- đề chính thức Đáp án – thang điểm đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2004 ---------------------------- Môn: Văn, Khối C (Đáp án - Thang điểm có 03 trang) Câu ý Nội dung Điểm Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu 2,0 1 Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, quan tâm thể hiện những vấn đề lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của cách mạng và con ng−ời cách mạng. Khuynh h−ớng sử thi nổi bật trong những sáng tác từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp trở về sau. 0,5 2 Thơ Tố Hữu tràn đầy cảm hứng lãng mạn, luôn h−ớng ng−ời đọc tới một chân trời t−ơi sáng. 0,5 3 Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết - giọng của tình th−ơng mến. Nhiều vấn đề chính trị, cách mạng đã đ−ợc thể hiện nh− những vấn đề của tình cảm muôn đời... 0,5 I 4 Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc không chỉ trong nội dung mà còn trong nghệ thuật biểu hiện: các thể thơ và thi liệu truyền thống đ−ợc sử dụng nhuần nhuyễn, ngôn từ giản dị, vần điệu phong phú, nhạc tính dồi dào... 0,5 L−u ý Có thể nêu đúng 4 ý nh− đã trình bày trong đáp án hoặc bố cục nội dung trả lời thành 2 hay 3 ý, miễn không bỏ sót những điều cơ bản đã đ−ợc đáp án đề cập tới. Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) và bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) ở tập Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) để làm nổi bật những nét đẹp trong tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh 5,0 1 Giới thiệu chung về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Nhật kí trong tù và hai bài thơ (0,5 điểm) a. Hồ Chí Minh là nhà cách mạng vĩ đại đồng thời là tác gia văn học lớn. Sự nghiệp sáng tác của Bác phong phú, đa dạng, gồm có ba bộ phận chính, trong đó thơ ca chiếm một vị trí nổi bật. Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) là tác phẩm thơ tiêu biểu, đ−ợc viết trong khoảng thời gian từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943, tức là thời gian Bác bị chính quyền T−ởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây (Trung Quốc). 0,25 b. Chiều tối (Mộ) và Giải đi sớm (Tảo giải) là hai bài thơ rất có giá trị của tập Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí), vừa gợi đ−ợc cảnh sống gian truân của Bác trong những ngày bị giam cầm vừa mang tính chất tự biểu hiện sâu sắc. Qua hai bài, ta có thể nhận ra những nét đẹp trong tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh. 0,25 2 Những điểm cần phân tích ở bài Chiều tối (Mộ) (1,5 điểm) II a. Dù lâm vào cảnh bị đọa đày, Bác vẫn thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha và thái độ đồng cảm, chia sẻ với tạo vật, thiên nhiên vùng sơn c−ớc lúc chiều buông. Cánh chim mỏi mệt (quyện điểu) và chòm mây lẻ loi (cô vân) vừa là đối t−ợng của niềm th−ơng cảm vừa chính là biểu hiện bên ngoài của nỗi buồn trong lòng ng−ời tù trên con đ−ờng đày ải, xa đất n−ớc quê h−ơng. 0,5 2 b. Sự chuyển cảnh ở nửa sau bài thơ cho thấy lòng yêu con ng−ời, yêu cuộc sống đặc biệt sâu sắc của Bác. Bác đã nói về hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô với biết bao cảm xúc trìu mến. Bác hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của ng−ời lao động (cụm từ ma bao túc đ−ợc lặp lại theo trật tự đảo ng−ợc ở câu 3 và 4 góp phần biểu đạt ý này) nh−ng đồng thời cũng nhìn thấy nét đẹp riêng, chất thơ riêng ở những cảnh đời bình dị (điều ít gặp trong thơ cổ điển). 0,5 c. ánh hồng của lò than đ−ợc nhắc tới ở cuối bài (qua chữ hồng - nhãn tự trong tác phẩm) cho thấy tâm trạng Bác đang chuyển biến từ buồn sang vui. Quan trọng hơn, nó giúp ta hiểu đ−ợc niềm lạc quan đáng quý của nhà cách mạng. Rõ ràng trong hoàn cảnh nào Bác cũng h−ớng tới phần t−ơi sáng của cuộc đời. 0,5 3 Những điểm cần phân tích ở bài Giải đi sớm (Tảo giải) (2,0 điểm) a. Giải đi sớm I cho thấy những gian truân của chuyến đi đày, thể hiện cái nhìn thấu suốt, điềm tĩnh của Bác đối với hoàn cảnh. T− thế của Bác là t− thế ng−ời chiến sĩ, chủ động, sẵn sàng đ−ơng đầu cùng thử thách (đ−ợc hình t−ợng hóa qua hình ảnh đêm tối, đ−ờng xa, hình ảnh những cơn gió lạnh liên tiếp thổi tới) do Bác ý thức đ−ợc rất rõ những trở ngại tất yếu trên con đ−ờng mình đang dấn b−ớc (chú ý phân tích khía cạnh biểu tr−ng của các hình ảnh chinh nhân, chinh đồ ) 0,75 b. Vừa lên đ−ờng, Bác đã h−ớng nhìn lên trời cao, tìm thấy ở trăng sao hình ảnh của ng−ời bạn đồng hành tin cậy (chú ý phân tích các từ ôm (ủng), lên (th−ớng) vừa thể hiện đ−ợc quỹ đạo chuyển động của sự vật vừa thể hiện đ−ợc niềm hứng khởi trong lòng ng−ời đi). ở đây, lòng yêu thiên nhiên, sự nhạy cảm đối với cái đẹp, chút lãng mạn rất thi sĩ và tinh thần thép cùng đ−ợc biểu lộ và thống nhất với nhau (phải có đ−ợc sức mạnh tinh thần thế nào mới vui đ−ợc với trăng sao trong hoàn cảnh ấy). 0,5 c. Giải đi sớm II miêu tả cuộc đi đ−ờng trong ánh bình minh rực rỡ, nối tiếp rất đẹp với bài thứ nhất nói về cuộc đi trong đêm tối và gió rét. Kiểu t− duy thơ luôn h−ớng về ánh sáng, h−ớng về t−ơng lai đ−ợc thể hiện ở đây rất rõ. Ta nhận thấy có sự giao hoà tuyệt vời giữa Bác với thiên nhiên tràn đầy sinh khí. Cái nồng của cảm xúc bên trong đ−ợc nhóm lên nhờ hơi ấm (noãn khí) bên ngoài, nh−ng đến l−ợt mình, chính nó nh− đã làm đất trời thêm phần ấm áp. Nh− vậy, trong bài thơ vừa có hình ảnh một vị chinh nhân cứng cỏi, vừa có hình ảnh một thi nhân tràn đầy cảm hứng về cái đẹp. 0,75 4 Khái quát về những nét đẹp trong tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh đ−ợc thể hiện qua hai bài thơ (1,0 điểm) a. Bác rất yêu thiên nhiên, luôn dạt dào cảm xúc thi ca tr−ớc mọi sắc thái đa dạng của nó (từ cảnh hiu hắt, tiêu sơ đến cảnh hoành tráng, lộng lẫy). 0,25 b. Bác yêu con ng−ời, gắn bó tr−ớc hết với cuộc sống con ng−ời (nhất là cuộc sống ng−ời lao động); th−ờng biểu lộ tình cảm một cách tự nhiên, bình dị; dễ hoà đồng với chung quanh. 0,25 c. Bác có tinh thần thép, ý thức rõ về đ−ờng đi của mình, kiên nghị tr−ớc thử thách, tự chủ trong mọi hoàn cảnh. Bác luôn lạc quan, tràn đầy lòng tin vào cuộc sống, t−ơng lai, vào xu thế vận động tích cực của sự vật. 0,5 L−u ý - Ph−ơng án làm bài tối −u: thông qua việc phân tích bài Chiều tối (Mộ) và bài Giải đi sớm (Tảo giải), làm nổi bật những nét đẹp trong tâm hồn tác giả. Cần xuất phát từ việc phân tích các bài thơ chứ không phải từ những ý niệm có sẵn về Hồ Chí Minh. - Những luận điểm khái quát về vẻ đẹp tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh có thể trình bày tách ra thành một phần ở cuối bài viết, cũng có thể "phân bố" đều trong từng đoạn phân tích cụ thể đối với hai bài thơ. 3 Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con ng−ời ở phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam 3,0 1 Giới thiệu chung về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ (0,5 điểm) Thạch Lam (1910 - 1942) là một tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, rất nổi tiếng với những truyện ngắn vừa mang đậm phong vị trữ tình vừa thể hiện cảm quan hiện thực sâu sắc. Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong v−ờn - 1938) là truyện ngắn thuộc loại tiêu biểu nhất của Thạch Lam, đã miêu tả một cách đầy ám ảnh bức tranh đời sống ở phố huyện nghèo lúc chiều tối và tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ. 0,5 2 Hình ảnh thiên nhiên ở phố huyện nghèo lúc chiều tối trong Hai đứa trẻ (1,0 điểm) a. Thiên nhiên với các biểu hiện cụ thể: Hình ảnh và màu sắc: hoàng hôn đỏ rực, dãy tre làng sẫm đen, ngàn sao lấp lánh, đom đóm nhấp nháy, bóng tối thăm thẳm, dày đặc...; âm thanh: tiếng ếch nhái văng vẳng, tiếng muỗi vo ve, tiếng hoa bàng rụng khe khẽ từng loạt...; mùi vị: mùi quen thuộc của cát bụi, "mùi riêng của đất, của quê h−ơng này"... Đặc điểm chung: êm ả, đ−ợm buồn, thấm đ−ợm cảm xúc trìu mến, nâng niu của một nhà văn luôn nặng tình với những gì là biểu hiện của hồn x−a dân tộc. 0,5 b. Vai trò của hình ảnh thiên nhiên: gợi đúng đặc tr−ng của không gian phố huyện; làm nền cho hoạt động của con ng−ời; gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật; tạo nên chất trữ tình riêng biệt cho truyện ngắn... 0,25 c. Nghệ thuật miêu tả của tác giả: đặt thiên nhiên d−ới con mắt quan sát của Liên - một đứa trẻ; câu văn có nhịp điệu nh− thơ; hình ảnh bóng tối đ−ợc láy đi láy lại nh− một mô tip đầy ám ảnh; âm thanh, màu sắc, mùi vị khéo hòa hợp với nhau... 0,25 3 Hình ảnh con ng−ời ở phố huyện nghèo lúc chiều tối trong Hai đứa trẻ (1,5 điểm) a. Các hình ảnh và hoạt động: những ng−ời bán hàng về muộn đứng nán lại nói chuyện, mấy đứa bé nghèo lom khom nhặt nhạnh các thanh nứa, thanh tre trên nền chợ, chõng n−ớc tồi tàn của mẹ con chị Tí, gánh phở vắng khách của bác Siêu, cảnh nhếch nhác của gia đình bác xẩm, cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu của chị em Liên... Các tâm trạng: buồn bã, ít hi vọng vào lối kiếm sống có tính chất cầu may hiện tại, mong đợi mơ hồ, xa xôi... Đặc điểm chung của "hình ảnh con ng−ời": héo hắt, xơ xác, mỏi mòn, t−ơng hợp với hình ảnh thiên nhiên, tất cả đ−ợc vẽ ra bằng một ngòi bút tả chân sắc sảo, rất gần với các nhà văn hiện thực phê phán... 0,75 b. Tình cảm nhà văn dành cho những con ng−ời nghèo khổ nơi phố huyện: thông cảm, xót th−ơng, muốn có sự thay đổi đến với cuộc đời của họ. 0,25 III c. Nghệ thuật miêu tả của tác giả: tập hợp một loạt chi tiết t−ơng đồng gợi không khí tàn tạ (ngày tàn, chợ tàn, kiếp ng−ời tàn...); dựng lên những mẩu đối thoại vẩn vơ; nhấn mạnh sự đối lập giữa cái mênh mông của bóng tối với vùng sáng nhỏ nhoi của ngọn đèn; chú ý làm rõ trạng thái tâm hồn của nhân vật... 0,5 L−u ý - Có thể có hai cách làm chính đối với câu này: a) chia bài viết thành hai phần, một phần phân tích hình ảnh thiên nhiên, một phần phân tích hình ảnh con ng−ời; b) phân tích xen kẽ hình ảnh thiên nhiên với hình ảnh con ng−ời. Cả hai cách làm nói trên đều có thể chấp nhận, miễn ng−ời viết nêu đ−ợc các luận điểm cơ bản đã trình bày trong đáp án. - Không cho điểm phần viết thêm về cảnh đợi tàu (Cảnh đợi tàu đ−ợc tác giả đặt vào một thời điểm khác: đêm khuya).
File đính kèm:
- Van_C_2004.pdf