Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2004 Môn: Văn , Khối D

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2004 Môn: Văn , Khối D, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ giáo dục và đào tạo 
 
đề chính thức 
 
 
đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2004 
 Môn: Văn , Khối D 
Thời gian làm bài:180 phút, không kể thời gian phát đề 
----------------------------------------- 
 Câu I ( 2 điểm ) 
 Anh/chị hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân. 
 Câu II ( 5 điểm ) 
 Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) để làm rõ 
những tình cảm sâu nặng của tác giả đối với nhân dân: 
 
Con gặp lại nhân dân nh− nai về suối cũ 
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa 
Nh− đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa 
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đ−a. 
 
Con nhớ anh con, ng−ời anh du kích 
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn 
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách 
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con. 
 
Con nhớ em con, thằng em liên lạc 
Rừng th−a em băng, rừng rậm em chờ 
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc 
M−ời năm tròn ! Ch−a mất một phong th−. 
 
Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc bạc 
Năm con đau, mế thức một mùa dài 
Con với mế không phải hòn máu cắt 
Nh−ng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi. 
 
Nhớ bản s−ơng giăng, nhớ đèo mây phủ 
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu th−ơng ? 
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở 
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn ! 
 (Văn học 12, Tập một, NXB GD, tái bản 2004, tr.120 - 121) 
Câu III ( 3 điểm ) 
 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn Chí Phèo của 
Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi 
kịch của nhân vật này. 
---------------------------------------------------------------- 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:........................................................................................... Số báo danh:........................... 
 1
 
bộ giáo dục và đào tạo 
------------------------- 
 
đề Chính thức 
Đáp án – thang điểm 
đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2004 
---------------------------- 
Môn: Văn, Khối D 
(Đáp án - Thang điểm có 03 trang) 
 
Câu ý Nội dung Điểm
 Nêu những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân 2,0 
1 Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Sự nghiệp của ông trải ra 
trên hai chặng đ−ờng, tr−ớc và sau 1945: tr−ớc 1945, là nhà văn lãng mạn; sau 
1945, chuyển biến thành nhà văn cách mạng. 
0,25 
2 Tr−ớc1945, sáng tác của Nguyễn Tuân xoay quanh các đề tài chính: 
 a. Chủ nghĩa xê dịch: Viết về b−ớc chân của cái tôi lãng tử qua những miền quê, 
trong đó hiện ra cảnh sắc và phong vị quê h−ơng, cùng một tấm lòng yêu n−ớc tha 
thiết. Tác phẩm chính: Một chuyến đi, Thiếu quê h−ơng,... 
 b. Vẻ đẹp "vang bóng một thời": Là những nét đẹp còn v−ơng sót lại của một thời 
đã lùi vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ cuối mùa. Tác phẩm chính: Vang bóng một 
thời,... 
 c. Đời sống trụy lạc: Ghi lại quãng đời do hoang mang bế tắc, cái tôi lãng tử đã lao 
vào r−ợu, thuốc phiện và hát cô đầu, qua đó thấy hiện lên tâm trạng khủng hoảng 
của lớp thanh niên đ−ơng thời. Tác phẩm chính: Chiếc l− đồng mắt cua, Ngọn đèn 
dầu lạc ... 
1,0 
3 Sau 1945, sáng tác Nguyễn Tuân tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến, qua đó 
thấy đ−ợc vẻ đẹp của ng−ời Việt Nam vừa anh dũng vừa tài hoa. Tác phẩm chính: 
Tình chiến dịch, Đ−ờng vui, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi,... Ông cũng viết về công cuộc 
xây dựng đất n−ớc, trong đó hiện lên con ng−ời Việt Nam với vẻ đẹp cần cù mà rất 
mực tài hoa. Tác phẩm chính: Sông Đà, Ký Nguyễn Tuân,... 
0,5 
I 
4 Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tìm kiếm và khẳng định những giá trị nhân văn 
cao quý, với những nét phong cách nổi bật: tài hoa, uyên bác, hiện đại mà cổ điển... 
Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thể tuỳ bút và tiếng Việt... 
0,25 
 L−u ý 
 Thí sinh có thể không viết theo trình tự nh− đáp án, nh−ng nội dung vẫn cần làm rõ 
những nét chính về tác giả: Các chặng sáng tác chính, đề tài chính, tác phẩm tiêu 
biểu cho các đề tài đó ... 
 
 II Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) để 
làm rõ những tình cảm sâu nặng của tác giả đối với nhân dân: 
 "Con gặp lại nhân dân... đất đ∙ hoá tâm hồn" 
5,0 
 1 Nêu khái quát về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) 
 a. Chế Lan Viên: Nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại. Chuyển biến từ nhà thơ lãng mạn thành 
nhà thơ cách mạng. Thơ ông giàu chất trí tuệ, chất sử thi, hình ảnh tráng lệ,... 
 Tiếng hát con tàu: Là bài thơ xuất sắc của Chế Lan Viên, ra đời trong không khí 
miền Bắc đang dấy lên phong trào đồng bào miền xuôi lên phát triển kinh tế - văn 
hóa miền núi, trong đó có Tây Bắc. Nội dung nổi bật nhất là bày tỏ tình cảm sâu 
nặng của mình đối với nhân dân. Rất tiêu biểu cho phong cách thơ giàu chất trí tuệ 
của Chế Lan Viên... 
 
0,25 
 b. Về đoạn trích: 
 + Nội dung bao trùm: Bày tỏ tình cảm sâu nặng với nhân dân và suy t− sâu sắc 
về những chuyển hoá kì diệu của tâm hồn. 
 + Trình tự mạch thơ: Đoạn trích có ba phần khá rõ rệt. Khổ thơ đầu bày tỏ niềm 
hạnh phúc lớn lao khi đ−ợc về với nhân dân; 3 khổ thơ tiếp theo hồi t−ởng về những 
hi sinh đầy ân tình ân nghĩa của ng−ời dân Tây Bắc; khổ thơ cuối đúc kết thành triết 
lí về sự chuyển hoá kì diệu của tâm hồn con ng−ời. 
 
0,25 
 2
 2 Phân tích cụ thể (4,5 điểm) 
 
 
 
 
 
 
a. Khổ thơ đầu (của đoạn trích) 
 - Tình cảm bao trùm là lòng biết ơn sâu nặng và niềm hạnh phúc lớn lao của cái tôi 
trữ tình khi từ bỏ thế giới nhỏ hẹp của cá nhân để về với nhân dân. 
 Đối với ng−ời con ở đây, nhân dân là những gì thân th−ơng mật thiết, là ngọn 
nguồn sự sống, là bầu sinh khí, là nguồn sinh lực, luôn c−u mang, che chở, tiếp 
sức... Cho nên về với nhân dân là một lẽ sống lớn, một hạnh phúc lớn. Phân tích 
đ−ợc ý nghĩa đó trong các cặp hình ảnh: Con gặp lại nhân dân nh− nai về suối cũ, 
cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng 
bỗng gặp cánh tay đ−a... Cần thấy đó cũng chính là mối quan hệ thiêng liêng giữa 
cá nhân và cộng đồng, giữa con ng−ời và cuộc sống nói chung. 
1,0 
 
 
 
 
- Nghệ thuật nổi bật là việc tạo ra những cặp hình ảnh giàu tính t−ợng tr−ng, mỗi 
cặp một sắc thái khác nhau: nai - suối cũ, cỏ - tháng giêng, chim én - mùa xuân, 
chiếc nôi ngừng - cánh tay đ−a, cơn khát trẻ thơ - bầu sữa mẹ. Đồng thời, chú ý cả 
tính trùng điệp của chuỗi so sánh dài ấy, tạo nên kiểu so sánh trùng điệp. Nhờ đó 
mà cảm xúc thêm nồng nàn, suy t− thêm sâu sắc. 
0,5 
 
 
 
 
 
 
 
b. Ba khổ thơ tiếp theo (của đoạn trích) 
 - Tình cảm bao trùm là nỗi nhớ da diết về những kỉ niệm với Tây Bắc của một 
ng−ời con luôn khắc cốt ghi tâm bao ơn nghĩa. Nhớ về những việc làm đầy hi sinh, 
đùm bọc, c−u mang rất cụ thể của ng−ời anh (cho tấm áo tr−ớc lúc hi sinh), ng−ời 
em liên lạc (m−ời năm liền tận tụy miệt mài ), ng−ời mẹ (thức suốt một mùa dài để 
ân cần chăm sóc). Phân tích những hình ảnh cảm động: Chiếc áo nâu anh mặc đêm 
công đồn - Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách - Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con, 
Rừng th−a em băng, rừng rậm em chờ... M−ời năm tròn ch−a mất một phong th−, 
Lửa hồng soi tóc bạc - Năm con đau mế thức một mùa dài,... và những tâm nguyện 
đinh ninh: Con với mế không phải hòn máu cắt - Nh−ng trọn đời con nhớ mãi ơn 
nuôi. 
1,0 
 
 
 
 
 
 - Nét nghệ thuật nổi bật ở đây là việc tạo ra nhiều hình ảnh chân thực, gây đ−ợc ấn t−ợng 
mạnh. Hình ảnh đ−ợc tạo bằng thủ pháp đối lập nhuần nhuyễn: chiếc áo nâu - một đời vá 
rách, m−ời năm tròn - một phong th−, lửa hồng - tóc bạc, năm con đau - mế thức một 
mùa dài,... Đồng thời, là cách x−ng hô theo quan hệ máu mủ ruột thịt: anh con, em con, 
mế. Nhờ những nét nghệ thuật ấy mà hình ảnh sắc nét, lời thơ thấm thía, cảm xúc da 
diết... 
0,5 
 
 
 
 
 
c. Khổ thơ cuối (của đoạn trích) 
 - Bao trùm lên khổ thơ này là niềm nhớ th−ơng đằm thắm, sâu nặng với những 
miền quê mình đã từng qua với lời nhớ th−ơng, lời khẳng định, cùng những hình 
ảnh thân th−ơng: Nhớ bản s−ơng giăng, nhớ đèo mây phủ - Nơi nao qua lòng lại 
chẳng yêu th−ơng. Đồng thời là suy t− sâu sắc về những chuyển hoá kì diệu của tâm 
hồn con ng−ời đ−ợc đúc kết thành triết lí : Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất 
đã hoá tâm hồn. Đó là điều kì diệu mà tình cảm con ng−ời đã làm đ−ợc để biến kỉ 
nịêm với những miền đất mình từng qua thành tâm hồn của chính mình. 
1,0 
 
 
 
 
 
 - Đoạn này, thủ pháp trùng điệp tiếp tục đ−ợc sử dụng, với các điệp từ, điệp ngữ: 
Nhớ... nhớ ..., Khi ta..., Khi ta... Nh−ng quan trọng hơn cả là lối suy t−ởng: Khi ta ở, 
chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn. Tác giả tạo ra sự phi lý bề ngoài 
(đất hoá tâm hồn) làm hình thức chứa đựng chân lí bên trong: Tình cảm gắn bó giữa 
con ng−ời với những miền đất sẽ theo thời gian mà âm thầm bồi đắp nên tâm hồn 
cho con ng−ời. Đây là một triết lí sâu sắc, thâu tóm đ−ợc một qui luật phổ biến 
trong đời sống nhân sinh. Từ cảm xúc suy t− đúc kết thành những triết lí chính là 
một nét độc đáo cuả nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. 
0,5 
 
 L−u ý 
Có thể có hai cách làm chính đối với câu này: một là, dựa theo mạch thơ để phân 
tích lần l−ợt từng phần; hai là, chia ra thành hai ph−ơng diện nội dung và nghệ 
thuật rồi phân tích. Tuy nhiên phải làm rõ đ−ợc tình cảm sâu nặng của tác giả. 
 
 
 3
III Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn Chí Phèo của Nam 
Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm 
rõ bi kịch của nhân vật này 
3,0 
 1 Khái quát về tác giả, tác phẩm và bi kịch của nhân vật (0,75 điểm) 
 
 
 
 a. Nam Cao: Là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo. Sáng tác 
tr−ớc Cách mạng xoay quanh hai đề tài chính là nông dân nghèo và trí thức nghèo. 
Bao trùm là nỗi đau đớn dai dẳng tr−ớc tình trạng nhân cách con ng−ời bị huỷ hoại. 
Khuynh h−ớng hiện thực đào sâu vào thế giới tâm lí. 
0,25 
 
 
 
 
b. Truyện ngắn Chí Phèo: Kiệt tác của Nam Cao. Thuộc đề tài ng−ời nông dân 
nghèo. Là kết tinh khá đầy đủ cho nghệ thuật Nam Cao. Tác phẩm viết về tấn bi 
kịch của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch tiếp nối. Tr−ớc 
hết, là bi kịch tha hoá: từ một ng−ời l−ơng thiện bị biến thành kẻ bất l−ơng, thậm 
chí thành quỉ dữ; tiếp nối là bi kịch bị từ chối quyền làm ng−ời. 
 Đoạn mô tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời 
thuộc bi kịch thứ hai. 
0,5 
 2 Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo (2,0 điểm) 
 
 
 
 
 a. Tr−ớc hết là sự thức tỉnh. Bắt đầu là tỉnh r−ợu, sau đó mới tỉnh ngộ. Tỉnh r−ợu: 
những cảm nhận về không gian (căn lều của mình), về cuộc sống xung quanh 
(những âm thanh hằng ngày của cuộc sống) và về tình trạng thê thảm của bản thân 
(già nua, cô độc, trắng tay). Tỉnh ngộ: Đ−ợc Thị Nở chăm sóc thì cảm động tr−ớc 
tình ng−ời. Chí nhận ra thực tế đau lòng là mình ch−a từng đ−ợc chăm sóc nh− thế. 
Chú ý chi tiết bát cháo hành và Chí Phèo khóc. Cần thấy đó là những dấu hiệu của 
nhân tính bị vùi lấp đang trở về. 
0,5 
 
 
 
 b. Sau đó là niềm hi vọng. Ước mơ l−ơng thiện trở về. Thèm l−ơng thiện. Đặt hi 
vọng lớn vào Thị Nở. Hình dung về t−ơng lai sống cùng Thị Nở. Ngỏ lời với Thị Nở. 
Trông đợi Thị Nở về xin phép bà cô. Cần thấy khát khao l−ơng thiện và hi vọng này 
là biểu hiện mạnh mẽ nhất của nhân tính trong Chí Phèo. 
0,5 
 
 
 
 c. Tiếp đó là những thất vọng và đau đớn. Bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo. 
Thị Nở từ chối. Chí chạy theo nắm lấy tay Thị Nở nh− là nỗ lực cuối cùng để níu 
Thị lại với mình. Thị đẩy Chí ngã, tỏ sự cắt đứt dứt khoát. Đau đớn và căm hận mù 
quáng, Chí nguyền sẽ giết chết bà cô Thị Nở và Thị Nở. 
0,5 
 
 
 
 
 d. Cuối cùng là trạng thái phẫn uất và tuyệt vọng. Chí về nhà uống r−ợu (chi tiết: 
càng uống càng tỉnh). Ôm mặt khóc r−ng rức (chi tiết hơi cháo hành), đó là đỉnh 
điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo. Đau đớn cùng cực thì xách dao đi (chi 
tiết miệng vẫn nói đâm chết "nó" chân lại đi đến nhà Bá Kiến). Dõng dạc đòi l−ơng 
thiện. Thấy rõ tình thế đầy bi kịch của mình là "không thể còn l−ơng thiện đ−ợc 
nữa". Giết Bá Kiến. Tự sát. Cần làm rõ tính chất bế tắc và các chi tiết dự báo về sự 
tiếp diễn của tấn bi kịch này. 
0,5 
 3 Kết luận chung: 
Đó là bi kịch của con ng−ời "sinh ra là ng−ời mà không đ−ợc làm ng−ời". Thể hiện 
sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao với khát vọng l−ơng thiện trong con ng−ời và sự 
bế tắc của những khát vọng trong hiện thực xã hội ấy. 
0,25 
 L−u ý 
- Tâm trạng Chí Phèo diễn biến khá phức tạp, thí sinh có thể làm theo một trong hai 
cách chính: một là, dựa theo mạch truyện để phân tích; hai là, khái quát thành 
những trạng thái nổi bật của tâm trạng rồi phân tích. Song phải làm rõ những diễn 
biến chính của tâm trạng nhân vật Chí Phèo. 
- Thí sinh không nhất thiết phải nêu khái niệm "bi kịch", không nhất thiết phải phân 
tích khía cạnh nghệ thuật. Nh−ng thí sinh nào có trình bày và tỏ ra nắm đ−ợc khái 
niệm "bi kịch" trong khi phân tích, hoặc thí sinh nào có ý thức phân tích cả khía 
cạnh nghệ thuật nữa thì đ−ợc đánh giá cao hơn. 
 
 
 

File đính kèm:

  • pdfVan_D_2004.pdf