Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2005 Môn: Văn, Khối C

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2005 Môn: Văn, Khối C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và đào tạo
............................. 
đề chính thức 
Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2005 
Môn: Văn, Khối C 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề 
...................................................... 
 
Câu I (2 điểm) 
Nêu tóm tắt giá trị lịch sử, giá trị văn học của bản Tuyên ngôn Độc lập của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
 
Câu II (5 điểm) 
 Bên kia sông Đuống 
 Quê h−ơng ta lúa nếp thơm nồng 
 Tranh Đông Hồ gà lợn nét t−ơi trong 
 Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp 
 
 (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm, 
 Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, tr. 79) 
 
Những ng−ời vợ nhớ chồng còn góp cho Đất N−ớc những núi Vọng Phu 
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái 
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại 
Chín m−ơi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng V−ơng 
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm 
Ng−ời học trò nghèo góp cho Đất N−ớc mình núi Bút, non Nghiên 
 Con cóc, con gà quê h−ơng cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh 
 Những ng−ời dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm 
 Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi 
 Chẳng mang một dáng hình, một ao −ớc, một lối sống ông cha 
 
 (Đất N−ớc, trích ch−ơng V tr−ờng ca Mặt đ−ờng khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, 
 Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, tr. 249 - 250) 
 
Phân tích hai trích đoạn thơ trên. 
Theo anh / chị, hai trích đoạn thơ ấy có những nét gì chung và riêng trong cách 
cảm nhận về quê h−ơng, đất n−ớc của các tác giả? 
 
Câu III (3 điểm) 
Nhận định về Nam Cao, sách Văn học 11 viết: “Ông có sở tr−ờng diễn tả, phân 
tích tâm lí con ng−ời.” (Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, tr. 201). 
Qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, anh / chị hãy chứng minh nhận 
định trên. 
 
...........................................Hết............................................. 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:................................................................Số báo danh:...................................... 
Mang Giao duc Edunet - 
 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
Đề chính thức 
ĐÁP ÁN −THANG ĐIỂM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2005 
 
Mụn: Văn, Khối C 
(Đỏp ỏn – Thang điểm cú 3 trang) 
 
Cõu í Nội dung Điểm
I Giá trị lịch sử, giá trị văn học của bản Tuyên ngôn Độc lập 2,0 
1. Giá trị lịch sử 1,0 
 - Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tr−ớc hàng chục vạn 
đồng bào tại quảng tr−ờng Ba Đình, Hà Nội. Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử đúc 
kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cũng là kết quả tất 
yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó. 
 - Bản Tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và mở ra 
một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất 
n−ớc. 
1,0 
2. Giá trị văn học 1,0 
 - Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn yêu n−ớc lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định 
mạnh mẽ quyền độc lập của dân tộc, gắn độc lập dân tộc với quyền sống của con ng−ời, nêu 
cao truyền thống yêu n−ớc, truyền thống nhân đạo của ng−ời Việt Nam. 
 - Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung l−ợng tác phẩm ngắn gọn, 
cô đọng, gây ấn t−ợng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ; chứng cứ cụ thể, xác 
thực; lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác 
động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của ng−ời nghe, ng−ời đọc. 
1,0 
 L−u ý câu 1 
 Câu này yêu cầu thí sinh nêu tóm tắt giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản Tuyên ngôn, 
chứ không cần trích dẫn tác phẩm để phân tích. 
 
II 
 Phân tích hai trích đoạn thơ về quê h−ơng, đất n−ớc (Bên kia sông Đuống của Hoàng 
Cầm và Đất N−ớc của Nguyễn Khoa Điềm) 
5,0 
1. Giới thiệu chung về đề tài và tác phẩm 0,5 
 - Quê h−ơng, đất n−ớc là một đề tài xuyên suốt, nổi bật trong văn học Việt Nam. Nhiều tác 
phẩm viết về đề tài này đã thể hiện những suy t− sâu sắc, niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê 
h−ơng, đất n−ớc của các nhà thơ. Bên cạnh nét chung, mỗi tác giả lại có cách cảm nhận riêng 
về quê h−ơng, đất n−ớc. 
 - Giới thiệu hai tác phẩm: Vào một đêm giữa tháng 4-1948 ở Việt Bắc, Hoàng Cầm nghe 
tin giặc đánh phá quê h−ơng mình, ông xúc động viết bài Bên kia sông Đuống. Năm 1971, ở 
chiến khu Trị Thiên, h−ớng về tuổi trẻ Việt Nam trong những ngày sục sôi đánh Mĩ, Nguyễn 
Khoa Điềm viết tr−ờng ca Mặt đ−ờng khát vọng, trong đó có ch−ơng V - Đất N−ớc. Cả hai 
tác phẩm đều đ−ợc xem là thành tựu xuất sắc của thơ ca Việt Nam hiện đại. 
0,5 
2. Phân tích hai trích đoạn thơ 3,5 
a. Trích đoạn thơ trong Bên kia sông Đuống 
 - Bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là hoài niệm về quê h−ơng thanh bình trong 
quá khứ và nỗi xót xa tr−ớc quê h−ơng đau th−ơng trong hiện tại. Đoạn trích nằm ở phần đầu 
của bài thơ, thể hiện niềm yêu mến, tự hào về quê h−ơng Kinh Bắc t−ơi đẹp, trù phú, giàu 
truyền thống văn hoá. 
 - Câu thơ Bên kia sông Đuống gợi điểm nhìn trong tâm t−ởng. D−ờng nh− nhà thơ đang ở 
bên này - vùng tự do, mà nhìn về bên kia - nơi quê h−ơng bị giặc chiếm đóng, từ đó gợi dậy 
bao hồi t−ởng về Kinh Bắc ngày x−a t−ơi đẹp, thanh bình. 
 
0,5 
 
 
 - Trong ba câu tiếp theo, quê h−ơng đ−ợc tái hiện vừa khái quát, vừa cụ thể. Đời sống vật 
chất đ−ợc gợi lên từ h−ơng vị lúa nếp thơm nồng. Đời sống tinh thần hội tụ trong nét văn hoá 
đặc sắc: tranh Đông Hồ. 
 - Phân tích sâu hai câu thơ về tranh Đông Hồ. Tác giả đã nêu bật cái chất dân gian, cái hồn 
dân tộc của tranh Đông Hồ từ đề tài, ý nghĩa đến màu sắc, chất liệu độc đáo. Cần làm rõ khả
1,0 
Mang Giao duc Edunet - 
 2
 năng vừa gợi tả, vừa biểu hiện cảm xúc của các từ t−ơi trong, sáng bừng, đặc biệt là các nét 
nghĩa của cụm từ màu dân tộc (nghĩa cụ thể: chất liệu, màu sắc lấy từ đất đá, cây cỏ của quê 
h−ơng; nghĩa bóng: hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nghệ thuật vẽ tranh dân 
gian - tất cả tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo). 
 
b. Trích đoạn thơ trong Đất N−ớc 
 - Tr−ờng ca Mặt đ−ờng khát vọng viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm 
chiếm ở miền Nam: nhận rõ bộ mặt xâm l−ợc của đế quốc Mĩ, h−ớng về nhân dân, đất n−ớc, 
ý thức đ−ợc sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đ−ờng đấu tranh hoà nhịp với cuộc 
chiến đấu của toàn dân tộc. Đoạn thơ trích thuộc phần đầu của ch−ơng V. 
 T− t−ởng "Đất N−ớc của Nhân dân" chi phối cách cảm nhận của nhà thơ về các ph−ơng 
diện địa lí, lịch sử, văn hoá... của đất n−ớc. 
 
0,5 
 - Tám câu đầu: tác giả cảm nhận đất n−ớc qua những địa danh, thắng cảnh. Những địa 
danh, thắng cảnh ấy gắn với cuộc sống, số phận, tính cách của nhân dân, đ−ợc cảm thụ qua 
tâm hồn nhân dân. Chú ý khả năng gợi cảm nghĩ, liên t−ởng, t−ởng t−ợng của các hình ảnh, 
cảnh vật: tình nghĩa thuỷ chung, thắm thiết (hình ảnh núi Vọng Phu, hòn Trống Mái); sức 
mạnh bất khuất (chuyện Thánh Gióng); cội nguồn thiêng liêng (h−ớng về đất Tổ Hùng 
V−ơng); truyền thống hiếu học (cách cảm nhận về núi Bút non Nghiên); đất n−ớc t−ơi đẹp 
(cách nhìn dân dã về núi Con Cóc, Con Gà, về dòng sông Cửu Long gợi dáng những con 
rồng) v.v... Đất n−ớc hiện lên vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. 
 - Trong trích đoạn thơ, tác giả đã sử dụng những chất liệu văn hoá dân gian để nói về đất 
n−ớc. Đây cũng là biểu hiện chiều sâu t− t−ởng đất n−ớc của nhân dân trong cảm hứng sáng 
tạo của nhà thơ. 
 - Hai câu cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hoá thân của nhân dân vào bóng hình đất 
n−ớc. Nhân dân chính là ng−ời đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi 
ngọn núi, dòng sông, miền đất này. 
1,5 
3. So sánh cách cảm nhận về quê h−ơng, đất n−ớc trong hai trích đoạn thơ 1,0 
 a. Nét chung: 
 Hai trích đoạn thơ đều thể hiện sự cảm nhận về quê h−ơng đất n−ớc qua những địa danh, 
hình ảnh, cảnh vật cụ thể, gợi nhiều liên t−ởng; qua mạch nguồn, chất liệu văn hoá dân gian, 
dân tộc. Cả hai cách cảm nhận trong hai trích đoạn thơ đều làm nổi bật truyền thống văn hoá, 
vẻ đẹp tâm hồn của con ng−ời Việt Nam, khơi sâu thêm niềm yêu mến, tự hào về nhân dân, 
đất n−ớc. 
b. Nét riêng: 
 - Trích đoạn thơ trong Bên kia sông Đuống h−ớng về một miền quê cụ thể với cảm xúc trữ 
tình tha thiết: tình yêu đất n−ớc bắt đầu từ tình yêu quê h−ơng của chính mình. ở trích đoạn 
thơ trong Đất N−ớc, nhà thơ nói về nhiều miền quê với suy t− sâu lắng: đất n−ớc là của nhân 
dân. 
 - Trích đoạn thơ trong Bên kia sông Đuống thể hiện sự tinh tế của ng−ời nghệ sĩ trong cảm 
nhận vẻ đẹp riêng của quê h−ơng. Trích đoạn thơ trong Đất N−ớc thể hiện t− duy chính luận 
sắc sảo của tác giả trong cảm nhận những cảnh vật, địa danh... có sức khái quát cao về dân 
tộc, đất n−ớc. 
 Chính những nét cảm nhận riêng nói trên đã góp phần tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn của 
từng bài thơ cũng nh− sự phong phú, đa dạng của thơ ca viết về quê h−ơng, đất n−ớc. 
1,0 
 L−u ý câu 2 
 - Thí sinh có thể làm bài theo cách: giới thiệu chung về đề tài quê h−ơng, đất n−ớc, tiếp 
đó vừa phân tích hai trích đoạn thơ vừa so sánh những nét chung - riêng trong cách cảm 
nhận của các tác giả. 
 - Những cách làm bài, cách kiến giải khác đều có thể chấp nhận đ−ợc, miễn là có cơ sở 
khoa học, hợp lí. 
 
 
Mang Giao duc Edunet - 
 3
 
III Nam Cao với sở tr−ờng diễn tả, phân tích tâm lí con ng−ời qua nhân vật Hộ trong truyện 
Đời thừa 
3,0 
1. Giới thiệu chung 0,5
 - Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc tr−ớc cách mạng. Ông có vốn sống phong phú, khả 
năng đồng cảm đặc biệt với mọi cảnh ngộ, tâm trạng của con ng−ời, có biệt tài diễn tả, phân tích 
tâm lí nhân vật. 
 - Sở tr−ờng đó của Nam Cao đ−ợc thể hiện rõ nét ở truyện ngắn Đời thừa (1943) qua việc diễn 
tả, phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật Hộ. 
0,5
2. Việc diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật Hộ của Nam Cao trong Đời thừa 2,0
 a. Nam Cao đã diễn tả, phân tích rất sâu sắc những giằng xé trong tâm trạng nhân vật Hộ. 
 - Tr−ớc hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp. Anh có khát vọng cao đẹp, muốn “nâng 
cao giá trị đời sống của mình” bằng lao động sáng tạo nghệ thuật, cống hiến cho đời những tác 
phẩm có giá trị. Nh−ng thực tại đen tối, hoàn cảnh gia đình túng quẫn buộc anh phải viết thứ văn 
ch−ơng “vô vị, nhạt nhẽo”. Anh đau khổ vì thấy mình đã thành “một kẻ vô ích, một ng−ời thừa”. 
 - Nam Cao còn miêu tả rất tinh tế những dằn vặt của Hộ về nhân cách. Hộ vốn là một ng−ời 
nhân hậu, vị tha. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hộ cũng không từ bỏ tình th−ơng, làm một kẻ tàn 
nhẫn. Nh−ng do bức xúc về công việc viết lách, anh trút hết buồn bực lên đầu vợ con, gây đau 
khổ cho ng−ời mà mình yêu th−ơng, rồi lại hối hận vì chính điều đó. 
1,0
b. Nam Cao đã khéo léo tạo tình huống đầy kịch tính để đẩy xung đột nội tâm của nhân vật lên 
đỉnh điểm. Xung đột nội tâm của Hộ thể hiện ở mâu thuẫn không thể dung hoà giữa sống với hoài 
bão nghệ thuật và sống theo nguyên tắc tình th−ơng. Chính vì không thể chọn một trong hai con 
đ−ờng nên Hộ rơi vào bế tắc. 
 Tâm trạng căng thẳng, bế tắc của Hộ đ−ợc diễn tả theo cái vòng quẩn quanh: khát vọng - thất 
vọng - nhẫn tâm - hối hận - khát vọng - thất vọng... càng ngày càng nặng nề hơn. 
0,5
 
c. Nam Cao rất linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm. Có chỗ nhà văn dùng 
lời ng−ời kể chuyện để miêu tả tâm lí nhân vật: “Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm 
mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời”. Có khi là lời nhân vật tự biểu hiện nội tâm của 
mình: “Ta đành phí một vài năm để kiếm tiền...” Có lúc vừa là lời ng−ời kể chuyện, vừa là lời nội 
tâm của nhân vật: “Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn!...Chao ôi! Hắn đã viết những gì?...” Tất cả 
góp phần diễn tả sinh động tâm lí nhân vật Hộ. 
0,5
3. Kết luận 0,5
 - Nghệ thuật diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao rất sắc sảo, tinh tế với những thủ 
pháp đặc sắc: tạo tình huống đầy kịch tính; diễn tả sự vận động nội tâm theo vòng quẩn quanh; sử 
dụng ngôn ngữ linh hoạt... tất cả khắc họa rõ nét tâm lí, tính cách nhân vật Hộ. 
 - Qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã cho thấy khát vọng v−ơn tới một cuộc sống có ích, có ý nghĩa 
của ng−ời trí thức nghèo, đồng thời cho thấy tình cảnh đau khổ, bế tắc của họ trong xã hội cũ: 
muốn theo đuổi lí t−ởng nghệ thuật thì phải bỏ tình th−ơng; muốn sống cho tử tế theo lẽ sống 
nhân đạo thì phải chấp nhận làm “ng−ời thừa” trong văn ch−ơng. Từ đó dẫn tới ý t−ởng: chỉ khi 
nào xoá bỏ cái xã hội đen tối, bất công đ−ơng thời thì khi đó mới có thể chấm dứt đ−ợc cái cảnh 
ngộ quẫn bách, cái bi kịch đáng th−ơng của những ng−ời nh− Hộ. 
0,5
 
 L−u ý câu 3 
 Thí sinh có thể làm bài theo cách: nhận xét về các thủ pháp nghệ thuật mà Nam Cao sử dụng 
để diễn tả tâm lí nhân vật Hộ, sau đó đi sâu phân tích tâm lí nhân vật này. 
 
 L−u ý chung toàn bài 
 - Chỉ cho điểm tối đa trong tr−ờng hợp: thí sinh không những nói đủ ý cần thiết mà còn biết 
cách tổ chức bài văn, diễn đạt l−u loát, đúng văn phạm và viết không sai chính tả. 
 - Có thể chấp nhận cách sắp xếp ý không hoàn toàn giống nh− đáp án, miễn là đảm bảo đ−ợc tính 
lôgíc; chấp nhận những ý ngoài đáp án, nh−ng phải có cơ sở khoa học, hợp lí. Khuyến khích những 
kiến giải riêng thực sự có ý nghĩa, liên quan trực tiếp đến vấn đề. 
 
 
Mang Giao duc Edunet - 

File đính kèm:

  • pdfVan_C_2005.pdf