Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 môn thi : văn – khối c

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2008 môn thi : văn – khối c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008
Môn thi : VĂN – KHÔI C
Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề 


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ TH Í SINH 
Câu I (2 điểm) 
 Anh / chị hãy giới thiệu ngắn gọn về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu. 

Câu II (5 điểm) 
 Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết :
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nh ớ ch ơi v ơi
S ài Khao s ư ơng l ấp đ o àn qu ân m ỏi 
M ư ờng L át hoa về trong đ êm h ơi
 ( V ăn h ọc 12, T ập m ột, NXB Giáo d ục, 2005, tr.76) 
 Trong bài Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên viết :
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương ? 
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn ! 
 (Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.121) 

 Cảm nhận của anh / chị về hai đoạn thơ trên.

 PHẦN RIÊNG -------Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu : III.a hoặc III.b --------
Câu III.a ((3 đi ểm)
 Trong tác phẩm Chữ người tử tù, vì sao tác giả Nguyễn Tuân lại ví tấm lòng của nhân vật viên quản ngục như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” ? 

Câu III.b (3 đi ểm)
 Trong tác phẩm Một người hà Nội, vì sao tác giả Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền là “hạt bụi vàng” của Hà Nội ? 



 ………………………… Hết …………………………


















GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC MÔN VĂN KHỐI C NĂM 2008
(Những gợi ý này chỉ có tính chất tham khảo)


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ TH Í SINH 

Câu I (2 điểm) 
HS cần tr ình bày ngắn gọn hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu: 
1. T ập thơ Từ ấy (1937-1946) : 
 	- L à chặng đầu của đời thơ Tố Hữu, gồm ba phần M áu l ửa, Xi ềng x ích, Giải p óng, tương ứng với ba chặng đường trong mười năm hoạt động của ng ười thanh ni ên c ách m ạng T ố H ữu
- Nội dung chủ yếu : thể hiện cái tôi trữ tình sôi nổi của nhà thơ (tâm trạng náo nức, mê say của người thanh niên mới giác ngộ lí tưởng Đảng ; sự yêu thương, cảm thông với quần chúng lao khổ ; tinh thần đấu tranh bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong nhà tù thực dân; tiếng reo vui khi đất nước được giải phóng)
 	- Mặc dù còn có những hạn chế nhưng tập thơ vẫn thể hiện được giọng điệu thiết tha, tràn đầy chất lãng mạn trong trẻo. 
- Tác phẩm tiêu biểu : Từ ấy, Tâm tư trong tù … 
2. T ập thơ Việt Bắc (1947-1954) : 
- Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm chống Pháp, cũng là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học thời kháng chiến chống Pháp. 
- Nội dung chủ yếu : là bản hùng ca của cuộc kháng chiến, phản ánh những chặng đường gian lao mà anh dũng của dân tộc ; hướng vào việc thể hiện, ngợi ca vẻ đẹp của quần chúng kháng chiến; kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam, bao trùm và thống nhất là tình yêu nước.
- Nghệ thuật thơ : giàu tính dân tộc và đại chúng ; cuối tập thơ có thêm chất sử thi hùng tráng. - Tác phẩm tiêu biểu : Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên … 
Câu II (5 điểm) 
HS cần trình bày được một số ý chính sau :
1. Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, Chế Lan Viên và hai bài Tây Tiến, Tiếng hát con tàu 
 	- Quang Dũng và Chế Lan Viên là hai gương mặt thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Quang Dũng bộc lộ một hồn thơ lãng mạn, tài hoa ; thơ Chế Lan Viên nổi bật với chất suy tưởng, triết lí, mang vẻ đẹp trí tuệ … 
- Nếu Tây Tiến được ra đời từ nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến (Quang Dũng sáng tác bài thơ năm 1948, khi nhà thơ phải rời xa đoàn quân Tây Tiến, rời xa những đồng đội thân yêu đã gắn bó với ông từ đầu năm 1947 để chuyển sang đơn vị khác) thì bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên lại được khơi nguồn cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - xã hội (cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958-1960 ở miền Bắc). 
- Hai bài thơ gắn với nỗi nhớ, đều viết về Tây Bắc với tình cảm thiết tha, chân thành.
2. Cảm nhận nỗi nhớ về Tây Bắc trong hai đoạn thơ : 
* Nỗi nhớ về Tây Bắc trong đoạn thơ của Quang Dũng: Sông Mã … trong đ êm hơi 
- Trước hết phải thấy rằng Tây Bắc là địa danh gắn liền với đoàn quân Tây Tiến. Rời xa đơn vị, Quang Dũng nhớ đồng đội của mình, nhưng cũng da diết nhớ một vùng đất, chắc hẳn rất có ấn tượng với nhà thơ, và hơn thế nữa gắn với bao kỉ niệm vui buồn của đời người chiến sĩ. Chính vì thế, nỗi nhớ thiên nhiên và con người không thể tách rời, luôn đan xen vào nhau.
+ Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên trong nỗi nhớ, trong tâm tưởng nhà thơ có nét dữ dội, khắc nghiệt (với các địa danh xa lạ Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát; với sương lấp, đêm hơi – biểu hiện của vùng khí hậu thấp, rất khắc nghiệt với sương mù bao phủ ; với địa hình rừng núi hiểm trở, khó khăn) nhưng vẫn hết sức huyền ảo, nên thơ (với sương khói mờ ảo, với vẻ đẹp của hoa về trong đ êm h ơi)
+ Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến – những đồng đội thân yêu của nhà thơ hiện lên với những vất vả nhọc nhằn trong chặng đường hành quân (đoàn quân mỏi ) nhưng tràn đầy lãng mạn, lạc quan (cách cảm nhận của người lính về vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc : hoa về trong đ êm h ơi ). Đây chính là vẻ đẹp trong tâm hồn người lính. 
- Đoạn thơ mở đầu bài thơ, khơi gợi cảm hứng chủ đạo của toàn bài, thể hiện ấn tượng sâu đậm, nỗi nhớ tha thiết, tình cảm gắn bó, yêu quí và tự hào của nhà thơ đối với vùng đất Tây Bắc, với đoàn quân Tây Tiến.
* Nỗi nhớ về Tây Bắc trong đoạn thơ của Chế Lan Viên : Nhớ bản sương giăng… hoá tâm hồn ! 
- Khác với đoạn thơ của Quang Dũng, đoạn thơ này được viết sau những khổ thơ khơi gợi những kỉ niệm ân tình với những con người Tây Bắc. 
- Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên trong nỗi nhớ với vẻ đẹp rất đặc trưng (bản sương giăng, đèo mây phủ), quan trọng hơn là in đậm tấm lòng yêu thương, gắn bó của con người (Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương ? ) 
- Từ nỗi nhớ Tây Bắc, nhà thơ nâng lên thành một suy ngẫm có tính chất khái quát, mang màu sắc triết lí (Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn !) : mảnh đất khi ta ở, chỉ đơn giản là mảnh đất trên phương diện địa lí, nhưng khi ta đi xa, mảnh đất ấy sẽ trở thành nơi đáng nhớ vì ghi dấu những kỉ niệm thân thương nhất. Đặt trong mối quan hệ ấy, Tây Bắc chính là mảnh đất tâm hồn của nhà thơ, giục giã mọi người tìm về, hướng tới. 
- Nỗi nhớ về Tây Bắc của Chế Lan Viên thể hiện tấm lòng gắn bó, sự biết ơn của một hồn thơ đã có những thay đổi quan trọng về nhận thức trên hành trình trở về với nhân dân, với người mẹ Tổ quốc. 
3. Đánh giá chung :
- Nỗi nhớ về Tây Bắc được khắc hoạ bởi hai phong cách thơ – đều rất độc đáo, tài hoa ( Nỗi nhớ về Tây Bắc được Quang Dũng khắc hoạ qua cách dùng địa danh, điệp từ, từ láy, phép nhân hoá … , đặc biệt là kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn ; nỗi nhớ trong đoạn thơ của Chế Lan Viên được thể hiện qua những hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát, đặc biệt là màu sắc triết lí sâu xa) vì thế để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. 
- Qua hai đoạn thơ, người đọc được bồi dưỡng thêm tình yêu đối với một vùng đất – rộng hơn là quê hương, đất nước. 

PHẦN RIÊNG 
Câu III.a ((3 đi ểm)
 HS cần đáp ứng được các yêu cầu sau :
1.Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, về tác phẩm Chữ người tử tù, nhân vật viên quản ngục. 
 Nguyễn Tuân là nhà văn rất nổi tiếng với phong cách tài hoa, độc đáo. Trước cách mạng Tháng tám, là Nguyễn Tuân được đánh giá là nhà văn yêu nước, giàu tinh thần dân tộc. Chữ người tử tù – tác phẩm tiêu biểu trong tập truyện Vang bóng một thời, được viết ở giai đoạn này. Cũng như nhiều truyện ngắn khác, ở Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân hướng cái nhìn của ông vào quá khứ, ca ngợi vẻ đẹp của những gì vang bóng (gắn với những con người tài hoa, với thú tiêu khiển tao nhã của dân tộc : nghệ thuật thu pháp). Nhân vật viên quản ngục không phải là nhân vật chính của truyện nhưng góp phần thể hiện cái nhìn ấy của Nguyễn Tuân 
2.Giải thích sơ lược nhóm từ “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” của Nguyễn Tuân khi viết về tấm lòng của viên quản ngục : cách so sánh thể hiện sự khác biệt giữa viên quản ngục (một thanh âm trong trẻo) với môi trường xã hội xung quanh (bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ). Đây là cách viết thể hiện sự đề cao, trân trọng của Nguyễn Tuân. 
3.Chúng minh tấm lòng của nhân vật viên quản ngục như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”.
- Viên quản ngục làm nghề coi ngục, là một thứ công cụ đắc lực cho bộ máy cai trị lúc đó ; lại ở một nơi mà người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, khó giữ được mình trong sạch. Nhưng viên quản ngục lại có thú chơi chữ - thú chơi rất thanh cao. Bởi vậy, khi biết Huấn Cao – một người viết chữ nhanh và đẹp nổi tiếng cả tỉnh Sơn bị giải đến nơi này, ông đã không giấu được ý nguyện từ lâu của mình. Đó là một ngày kia được treo ở nhà mình đôi câu đối do chính Huấn Cao viết. 
- Hành động biệt đãi Huấn Cao, hành động dám xin chữ của một tử tù, cả sự kiên trì, nhẫn nhục, bất chấp nguy hiểm để được Huấn Cao cho chữ, thái độ cung kính khi nhận chữ, thành tâm bái lạy khi nghe lời khuyên… đều hết sức đặc biệt, thể hiện tấm lòng biệt nhỡn liên tài – biết trân trọng giá trị con người trân trọng vẻ đẹp và thiên lương của viên quản ngục. 
4. Đánh giá chung :
- Viên quản ngục là người biết trân trọng vẻ đẹp và tài năng, tuy không phải là người sáng tạo ra cái đẹp nhưng biết yêu quí và bảo vệ cái đẹp. Nguyễn Tuân đã đặt viên quản ngục vào tình huống khá đặc biệt để người đọc nhận ra thanh âm trong trẻo - nhận ra tấm lòng của ông. 
- Với Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân không chỉ ngợi ca người anh hùng – nghệ sĩ Huấn Cao, mà còn có cái nhìn yêu mến, trân trọng đối với viên quản ngục. Đó là cách nhà văn phản ứng với xã hội hỗn loạn, xô bồ đương thời, khẳng định và ngợi ca sự chiến thắng của thiên lương, của cái đẹp trong cuộc đời. 

Câu III.b (3 đi ểm)
 Cần đáp ứng được một số ý chính sau : 
1.Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khải, tác phẩm Một người Hà Nội và nhân vật bà Hiền.
Nguyễn Khải được coi là là cây bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận với sức mạnh của lí trí tỉnh táo. Những trang văn của Nguyễn Khải (từ năm 1978 trở đi) mang đậm màu sắc triết luận, nhiều chiêm nghiệm, thể hiện sự quan tâm của ông trước những vấn đề của cuộc sống đời thường. Một người Hà Nội là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải được sáng tác trong giai đoạn đổi mới của đấ nước. Có thể coi Một người Hà Nội là một phát hiện về vẻ đẹp của những trang văn viết về đất kinh kì, thể hiện tình yêu sâu nặng với Hà Nội của nhà văn. 
2. Giải thích sơ lược nhóm từ hạt bụi vàng : cách so sánh rất dộc đáo của nhà văn, thể hiện cái nhìn tự hào, ngưỡng mộ, trân trọng đối với những gì quí giá, cần được nâng niu. Đặt trong mạch truyện, có thể liên tưởng hạt bụi vàng – vẻ đẹp của bà Hiền, người Hà Nội, đã tích tụ, làm nên mỏ vàng trầm tích của bản sắc, văn hoá Hà Nội. 
3. Chứng minh nhân vật bà Hiền là “hạt bụi vàng” của Hà Nội : 
Bà Hiền – nhân vật trung tâm, thể hiện nhiều vẻ đẹp quí giá , đặc biệt là vẻ đẹp trong trong suy nghĩ và ứng xử :
- Vẻ đẹp của nhân vật được thể hiện dưới nhiều góc độ (suy nghĩ hôn nhân, về việc sinh con, về gia đình, việc nuôi dạy con cái, trách nhiệm với đất nước… ). 
- Suy nghĩ và ứng xử của nhân vật thể hiện những cái chuẩn : lòng tự trọng, trung thực, lối sống cẩn thận, nề nếp, phong thái lịch lãm, có phần sang trọng, quí phái .. mang đậm bản sắc của người Hà Nội, mang vẻ đẹp truyền thống của người Hà Nội. 
- Luôn dám là mình, có bản lĩnh, hoà mình vào cuộc sống đang thay đổi của Hà Nội, quan tâm đến đời sống văn hoá, tinh thần của Hà Nội. 
4. Đánh giá chung :
 Gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng của Hà Nội, Nguyễn Khải thể hiện niềm cảm phục, sự trân trọng, và cả niềm tin vào những giá trị tinh thần bất biến của con người đất kinh kì – vẻ đẹp sẽ luôn bay lên, cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng, trong một xã hội đang diễn ra nhiều đổi thay. Qua nhân vật bà Hiền cũng như Một người Hà Nội, Nguyễn Khải thể hiện khả năng phát hiện, tìm tòi của mình trước những vấn đề phức tạp của cuộc sống đương đại. 
 
Người giải đề thi : ThS. Triệu Th ị Huệ 
Tổ trưởng tổ văn - trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP. HCM 







File đính kèm:

  • docDE DAP AN THI DAI HOC KHOI C.doc