Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2006 môn: văn, khối c

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2006 môn: văn, khối c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2006 
 Môn: VĂN, khối C 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề 
 
 
 
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH 
Câu I (2 điểm) 
 Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa hình ảnh "con tàu" và địa danh "Tây Bắc" trong bài thơ 
Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. 
Câu II (5 điểm) 
 Trong bài Cảm nghĩ về truyện "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài viết: 
 "Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không 
giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, 
mãnh liệt." 
 (Tác phẩm văn học 1930 - 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, tr.71) 
 Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích được học) của 
Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên. 
PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chọn câu III.a hoặc câu III.b 
Câu III.a. Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm) 
 Bình giảng khổ thơ sau trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu: 
 Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, 
 Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng: 
 Đây mùa thu tới - mùa thu tới, 
Với áo mơ phai dệt lá vàng. 
 (Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, tr. 131) 
Câu III.b. Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm) 
 Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một 
tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm rõ điều 
đó. 
------------------------------Hết------------------------------ 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh............................................................số báo danh......................................... 
 
 1/3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM 
 ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2006 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: VĂN, khối C 
 (Đáp án - Thang điểm có 03 trang) 
Câu Ý Nội dung Điểm
 I Ý nghĩa hình ảnh "con tàu" và địa danh "Tây Bắc" trong bài thơ Tiếng hát con tàu 
của Chế Lan Viên 
 2,0 
 1. Ý nghĩa hình ảnh "con tàu" (1,0 điểm) 
 - Chế Lan Viên viết bài thơ Tiếng hát con tàu vào thời điểm ở miền Bắc đang diễn ra cuộc 
vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở vùng cao Tây Bắc. Bài thơ được in 
trong tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960). 
- Hình ảnh "con tàu" gợi nghĩ đến những chuyến đi xa. Nhưng sự thực lúc đó chưa có 
đường tàu và con tàu lên Tây Bắc. Do vậy, trong bài thơ này, hình ảnh "con tàu" chủ yếu 
mang nghĩa biểu tượng: nó tượng trưng cho khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, khát 
vọng hòa nhập vào cuộc sống rộng lớn của đất nước, nhân dân. Đó chính là con tàu tâm 
tưởng, con tàu của khát vọng khám phá và sáng tạo. 
 1,0 
 2. Ý nghĩa địa danh "Tây Bắc" (1,0 điểm) 
 - "Tây Bắc" là tên gọi một vùng cao phía tây đất nước, nơi hướng đến của biết bao người 
đi xây dựng kinh tế miền núi những năm 1958 - 1960. 
- Con tàu tâm tưởng của hồn thơ Chế Lan Viên hướng đến Tây Bắc, nhưng Có riêng gì Tây 
Bắc bởi vì ngoài nghĩa cụ thể về một miền đất, "Tây Bắc" còn gợi nghĩ đến mọi miền xa 
xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao mà sâu nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi ghi 
khắc những kỷ niệm của đời người trải qua cuộc kháng chiến, nơi đang vẫy gọi mọi người 
đi tới. "Tây Bắc" chính là Tổ quốc, là hiện thực cuộc sống, là cội nguồn cảm hứng sáng tạo 
nghệ thuật. 
 1,0 
 
 Lưu ý câu I: Thí sinh có thể đảo trật tự trình bày, miễn là nêu đủ hai ý cơ bản trên. 
 
 
 II Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài 5,0 
 1. Giới thiệu tác phẩm, nhân vật (0,5 điểm) 
 - Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1953) là kết quả một chuyến 
đi thực tế Tây Bắc của Tô Hoài. Truyện kể về cuộc đời Mị và A Phủ ở Hồng Ngài với 
những ngày đen tối và những ngày tươi sáng, đầy hy vọng. 
- Nhân vật Mị được tác giả tập trung khắc họa với sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ, vượt lên 
kiếp sống đầy đau khổ, tủi nhục, hướng tới cuộc sống mới tốt lành. Các ý chính trong nhận 
xét của Tô Hoài: nêu rõ cuộc sống cực nhục của người dân nghèo miền núi; đề cao bản 
chất tốt đẹp và khẳng định sức sống bất diệt của con người. 
 0,5 
 2. Con người tốt đẹp bị đày đọa (1,5 điểm) 
a. Mị có phẩm chất tốt đẹp 
- Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời. Cô không những chăm chỉ làm 
ăn mà còn yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình. 
- Phẩm chất tốt đẹp nhất của Mị là giàu lòng vị tha, đức hy sinh: Mị thà chết còn hơn sống 
khổ nhục, nhưng rồi Mị chấp nhận sống khổ nhục còn hơn là bất hiếu, còn hơn thấy cha 
mình già yếu vẫn phải chịu bao nhục nhã, khổ đau. 
 0,5 
 
 
 b. Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần 
- Mang danh là con dâu thống lý, vợ của con quan nhưng Mị lại bị đối xử như một nô lệ. 
Mị ở nhà chồng mà như ở địa ngục với công việc triền miên. Mị sống khổ nhục hơn cả súc 
vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng 
chật hẹp, tối tăm. 
- Trong cuộc sống tù hãm, Mị vô cùng buồn tủi, uất ức. Muốn sống cũng chẳng được sống 
cho ra người, muốn chết cũng không xong, dường như Mị bắt đầu chấp nhận thân phận 
khốn khổ, sống như cái bóng, như "con rùa nuôi trong xó cửa". 
 1,0 
 2/3
 3. Sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ (2,5 điểm) 
a.Tâm trạng, hành động của Mị trong ngày hội xuân ở Hồng Ngài 
- Bên trong hình ảnh "con rùa nuôi trong xó cửa" vẫn đang còn một con người khát khao tự 
do, khát khao hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong 
thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị. Mị uống rượu để quên hiện tại đau 
khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ. Trong khi 
đó tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh 
đã đi sâu vào tâm tư Mị. 
- Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi 
nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người 
tự do, Mị vùng bước đi. 
 1,0 
b.Tâm trạng, hành động của Mị trong đêm cuối cùng ở nhà Pá Tra 
- Mới đầu thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên. Nhưng đêm ấy, Mị thấy dòng nước mắt 
trên má A Phủ. Nhớ lại cảnh ngộ của mình trong đêm mùa xuân năm trước, Mị đồng cảm, 
thương xót cho A Phủ. Phân tích nét tâm lý: Mị thấy cái chết sắp tới với A Phủ là oan ức, 
phi lý; Mị không sợ hình phạt của Pá Tra; ý thức căm thù và lòng nhân ái giúp Mị thắng 
nỗi sợ hãi, biến Mị thành con người dũng cảm trong hành động cắt dây trói cứu A Phủ. 
- Ngay sau đó, Mị đứng lặng trong bóng tối với bao giằng xé trong lòng. Nhưng rồi khát 
vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt, Mị vụt chạy theo A Phủ, đến với tự do. 
 1,5 
 4. Khái quát (0,5 điểm) 
 - Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lý tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng 
thành công nhân vật Mị. 
- Cuộc đời đau khổ, tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của 
người dân miền núi dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến và thực dân. 
- Nhưng có áp bức, có đấu tranh; nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống 
tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh 
sáng của nhân phẩm và tự do. 
 0,5 
 Lưu ý câu II: Thí sinh có thể làm bài theo các cách khác, ví dụ: dẫn ra từng ý Tô Hoài 
nhận xét, rồi phân tích theo diễn biến cuộc đời, tính cách nhân vật Mị. 
 
 
III.a Bình giảng khổ thơ trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu 3,0 
 1. Giới thiệu chung (0,5 điểm) 
 - Đây mùa thu tới in trong tập Thơ thơ (1938) là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu - nhà thơ 
"mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh). 
- Bài thơ viết về một đề tài quen thuộc nhưng vẫn có nét mới mẻ, độc đáo: đó là mùa thu 
được cảm nhận với nỗi buồn cô đơn của một cái tôi cá nhân khát khao giao cảm với cuộc 
đời, là sức sống của tuổi trẻ và tình yêu thấm sâu trong từng cảnh vật được miêu tả. Tất cả 
thể hiện tập trung ngay ở khổ thơ đầu. 
 0,5 
 2. Bình giảng khổ thơ (2,0 điểm) 
a. Hai câu đầu 
- Khác với thơ ca truyền thống thường tả mùa thu bằng lá ngô đồng rụng, sen tàn, cúc nở 
hoa..., Xuân Diệu nhận thấy tín hiệu của mùa thu ở rặng liễu đìu hiu. Cây liễu cũng không 
được dùng như một ẩn dụ để biểu hiện vẻ yếu đuối của người con gái, mà lại được nhân 
hóa để gợi cái buồn sầu héo hắt của con người. Cách nói quá liễu đứng chịu tang gợi nỗi 
buồn nhân gian, nỗi buồn đồng vọng giữa thiên nhiên với con người. 
- Các nhà thơ xưa lấy hình ảnh thiên nhiên để tả vẻ đẹp của con người. Xuân Diệu lại dùng 
hình ảnh con người để tả vẻ đẹp của thiên nhiên: câu thơ thứ hai vừa tả thực cây liễu vừa 
qua biện pháp so sánh - nhân hóa mà gợi tới hình ảnh người thiếu nữ e ấp cúi đầu cho làn 
tóc dài đổ xuống, những dòng lệ tuôn rơi. Kỹ thuật láy âm liễu đìu hiu... buồn buông 
xuống... tang - ngàn hàng tạo ra nhạc điệu chậm, buồn, vẻ buồn của mùa thu. 
 1,0 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
b. Hai câu sau 
- Với từ Đây thật đột ngột, báo hiệu một phát hiện mới lạ, với điệp ngữ mùa thu tới - mùa 
 1,0 
 3/3
thu tới liên tiếp, nhanh, câu thơ thứ ba như tiếng reo thầm trong tâm tưởng nhà thơ. Nó 
mang đến một niềm vui nhẹ nhàng, thanh thoát, niềm vui của một tâm hồn yêu đời, rung 
động trước những vẻ đẹp của cuộc đời. 
- Đôi mắt trẻ trung của nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên: mùa thu tới không gợi 
sự tàn tạ mà có diện mạo mới rất thơ mộng. Vẻ đẹp ấy được cảm nhận trong màu áo mơ 
phai, cách dùng biện pháp nhân hóa và định ngữ nghệ thuật với dệt lá vàng. 
 3. Kết luận (0,5 điểm) 
 - Mùa thu được cảm nhận như có dáng vóc, có tâm hồn, đẹp mà buồn. 
- Khổ thơ thể hiện quan niệm thẩm mỹ, bộc lộ tình yêu và niềm khát khao giao cảm với 
cuộc đời của Xuân Diệu, của các nhà thơ mới. 
 0,5 
III.b Tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu 3,0 
 1. Giới thiệu chung (0,5 điểm) 
 - Sau 1975, Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự. Ông là một 
trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. 
- Nguyễn Minh Châu sáng tác truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa năm 1983. Trong tác 
phẩm này, nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát 
hiện về đời sống. 
 0,5 
 2. Phân tích tình huống truyện (2,0 điểm) 
a. Tình huống truyện 
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm 
sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm, đẹp như tranh vẽ. Phùng 
nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp được trong đời. 
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng 
kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. 
Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lý của đời thường. 
 0,5 
b. Các nhân vật với tình huống 
- Tình huống truyện được tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa với 
cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên 
vai cặp vợ chồng. Người chồng trở thành kẻ vũ phu. Người vợ vì thương con nên nhẫn 
nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn 
đứa con. Cậu bé thương mẹ, bênh vực mẹ, thành ra căm ghét cha mình. 
- Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ 
chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn. 
 
 0,75 
 
c.Ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống 
- Ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự 
khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con người. 
- Đẩu hiểu được nguyên do người đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con. Anh vỡ 
lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống. 
- Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. 
Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng 
như nghịch lý ở gia đình thuyền chài. Anh hiểu thêm tính cách Đẩu và hiểu thêm chính 
mình. 
 0,75 
 3. Kết luận (0,5 điểm) 
 - Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời 
sống, một tình huống nhận thức. 
- Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc 
đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho 
sáng tạo nghệ thuật. 
 0,5 
 
 Lưu ý câu III: Thí sinh có thể bố cục bài làm theo cách khác, nhưng phải đảm bảo kiến 
thức và thể hiện được năng lực cảm thụ, bình giảng, phân tích tác phẩm văn chương. 
 
-----------------Hết----------------- 

File đính kèm:

  • pdfVan_C_2006.pdf