Đề thi tuyển sinh đại học năm 2011 Môn: Địa Lý; Khối: C

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học năm 2011 Môn: Địa Lý; Khối: C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011
Môn: ĐỊA LÝ; Khối: C
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I  (2,0 điểm)
1.      Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua địa hình nước ta như thế nào?
2.      Phân tích cơ cấu lao động của nước ta. Tại sao tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng?
Câu II (3,0 điểm)
1.      Trình bày những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi của nước ta. Tại sao chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, … )?
2.      Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế. Hãy kể tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng này và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất của nước ta
Câu III (3,0điểm)
Cho bảng số liệu :

1.      Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2008
2.      Nhận xét tình hình sản xuất lúa của nước ta từ biểu đồ đã vẽ và giải thích
           
PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
            Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
            Phân tích những chuyển biến tích cực của ngành ngoại thương nước ta trong thời kì Đổi mới. Tại sao trong những năm qua, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu?
            Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
            Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển?
 
                                                                        BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I (2,0 điểm):
1. a) Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta:
+ Thuận lợi: Biển Đông cùng các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào, luồn sâu theo các thung lũng sông, làm giảm độ lục địa ở các vùng tây của đất nước. Nhờ có Biển Đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
+ Khó khăn:
- Bão : Mỗi năm trung bình có 3 – 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta. Bão lớn kèm theo sóng lừng, nước dâng là những thiên tai bất thường, khó phòng tránh vẫn thường xuyên hằng năm làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là vi cư dân sống ở vùng ven biển nước ta.
- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.
b) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua địa hình của nước ta:
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở. Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình các-xtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô. Còn trên các vùng đồi thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu.
Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét. Như vậy, quá trình bào mòn – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.
2. a) Phân tích cơ cấu lao động của nước ta:
*Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế.
Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta, nhưng sự phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến.
- Tỉ lệ lao động nông – lâm – ngư nghiệp chiếm cao nhất, nhưng đang có xu hướng giảm mạnh từ 65,1 % (2000) xuống còn 57,3 % (2005); khu vực công nghiệp – xây dựng tuy chiếm tỉ lệ thấp nhất nhưng đang tăng mạnh từ 13,1 % (2000) lên 18,2 % (2005).
- Tỉ lệ lao động dịch vụ chiếm tỉ lệ thấp, nhưng đang có xu hướng tăng liên tục từ 21,8 % (2000) lên 24,5 % (2005)
- Ở nước ta có sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II và III.
*Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.
-Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2005, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, nhưng đang có xu hướng tăng nhanh nhất từ 0,6 % (2000) lên 1,6 % (2005); khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỉ lệ cao nhất, nhưng lại có xu hướng giảm mạnh từ 90,1 % (2000) xuống còn 88,9 % (2005); khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ lệ không nhiều và cũng có xu hướng tăng từ 9,3% (2000) lên 9,5 % (2005).
-Có sự chuyển dịch lao động từ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước sang khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
*Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn.
- Lao động nông thôn chiếm tỉ lệ cao nhất, cà đang có xu hướng giảm từ 79,9 % (1996) xuống còn 75% (2005).
- Lao động thành thị tuy chiếm tỉ lệ thấp hơn nhưng lại có xu hướng tăng từ 20,1 % (1996) lên 25,0 % (2005).
b) Tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, chính sách đổi mới của Nhà nước và một bộ phận lao động nông thôn ra thành thị tìm việc làm.
Câu II (3,0 điểm):
1. a)Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta:
+ Thuận lợi:    
-Những điều kiện thúc đẩy chăn nuôi phát triển là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
- Ngành sản xuất lương thực phát triển đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời cung cấp một lượng lớn phụ phẩm và hoa màu lương thực làm thức ăn cho chăn nuôi.  
- Các đồng cỏ được chăm sóc với các giống cỏ cho năng suất cao.
- Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản cung cấp một lượng phụ phẩm lớn là nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn gia súc.
- Chủ trương phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi dần trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
- Lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
+ Khó khăn: giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao (nhất là cho yêu cầu xuất khẩu). Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng, điển hình là dịch cúm gia cầm năm 2003. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
b) Chăn nuôi bò sữa phát triển ở các thành phố lớn (TPHCM, Hà Nội, …) vì: chính sách đa dạng hóa các hoạt động nông nghiệp, do nhu cầu phục vụ cho dân thành phố, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có vốn, có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỉ thuật, tổ chức chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
           
2. a) Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế:
-Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ; phía tây giáp Lào, Tây Nguyên; nam giáp Đông nam Bộ; phía đông giáp Biển Đông.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, có quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà); có diện tích tự nhiên gần 44,4 nghìn km2, , chiếm 13,4% diện tích cả nước.
- Là cửa ngõ ra biển của Lào, Tây nguyên, cầu nối giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Phát triển các ngành kinh tế biển, thuận tiện giao lưu trao đổi hàng hóa với các nước.
- Tự nhiên rất đặc sắc :
+ Một dải lãnh thổ hẹp, mà phần phía tây là sườn Đông của Trường Sơn Nam, ôm lấy Tây Nguyên rộng lớn, phía đông là Biển Đông. Phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, còn phía nam là Đông Nam Bộ. Các nhánh núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.
+ Tiềm năng phát triển nông nghiệp hạn chế hơn so với Bắc Trung Bộ, nhưng bù lại có tiềm năng to lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Khoáng sản không nhiều, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam). Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ.
+ Tiềm năng thủy điện không lớn, có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm khí hậu của Đông Trường Sơn, mùa hạ có gió phơn Tây Nam. Hiện tượng mưa địa hình và tác động của dải hội tụ nhiệt đới đem lại mưa lớn ở Đà Nẵng và Quảng Nam (nhất là ở thượng nguồn sông Thu Bồn). Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, hạn hán kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận,
- Rừng ở Duyên hải Nam Trung Bộ liền một khối với rừng Tây Nguyên, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý. Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, nhưng có tới 97% là rừng gỗ, chỉ 2,4% là rừng tre nứa.
Ở đây chỉ có các đồng bằng nhỏ hẹp; đất cát pha và đất cát là chính, nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ như đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
b) *Kể tên 2 quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
* 3 đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất nước ta: Phú Quốc, Cái Bầu. Cát Bà. 

Nhận xét và giải thích:
a)Nhận xét
Từ năm 2000 – 2008 ta thấy:
_ Tổng điện tích trồng lúa của nước ta luôn biến động: từ năm 2000 – 2007 diện tích giảm liên tục từ 7666 nghìn ha à 7207 nghìn ha, năm 2008, diện tích trồng lúa tăng lên 7400 ha. Từ 2000 – 2008 diện tích giảm 266 nghìn ha.
_ Trong đó, diện tích lúa mùa cũng tăng giảm không ổn định (giảm 342 nghìn ha).
_ Năng suất lúa tăng liên tục từ 42,4 tạ/ha lên 52,3 tạ/ha, tăng 9,9 tạ/ha, tăng 1,2 lần.
b) Giải thích:
_ Diện tích trồng lúa của nước ta tăng giảm không ổn định do ảnh hưởng của thiên tai, một số nơi chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và một phần chuyển sang đất chuyên dùng thổ cư
_ Diện tích lúc mùa tăng giảm không ổn định và chiếm tỉ lệ thấp trong tổng diện tích trồng lúa, năm 2000 chiếm 30,8% đến năm 2008 chỉ còn chiếm 27,3% tổng diện tích trồng lúa. Diện tích lúa mùa giảm do nước ta thay đổi cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương, như ở Đồng bằng Sông Cửu Long có 2 vụ chính là vụ lúa hè thu và lúa đông xuân, vụ lúa mùa có vai trò không đáng kể; ở Đồng bằng Sông Hồng dần dần vụ lúa Đông trở thành vụ lúa chính
_ Năng suất lúa tăng liên tục do nước ta phát triển thủy lợi, áp dụng được các giống lúa mới phù hợp môi trường sinh thái, cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp, áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
 
PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Câu IV.a: Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm):
* Những triển biến tích cực của ngành ngọai thương nước ta trong thời kì đổi mới:
- Sau Đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nhờ việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng lên.
- Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản.
- Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
- Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh. Điều đó phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất và tiêu dùng cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
- Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta bao gồm chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
- Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.
*Những năm qua, nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu vì:
-Cơ cấu hang nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất, …
-Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng chế biến hay tinh chế thấp. Hàng gia công còn lớn (90 – 95% hàng dệt may) hoặc phải nhập nguyên liệu (60% đối với giày dép).
           
Câu IV.b: Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm):
*Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam:
-Nguồn lợi sinh vật : Biển nước ta có độ sâu trung bình, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là các vùng biển nóng. Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxy, độ muối trung bình khoảng 20 - 33, sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Một số loài quý hiếm, cần phải bảo vệ đặc biệt. Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực…, biển nước ta còn nhiều đặc sản khác như đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết… Đặc biệt là trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ có nhiều yến. Tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao.
-Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là  : ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
-Tài nguyên khoáng sản, đàu mỏ và khí tự nhiên : Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Dọc bờ biển nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. Hàng năm, các cánh đồng muối cung cấp hơn 800 nghìn tấn muối.
-Vùng biển nước ta nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp. Một số mỏ sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa là nguồn nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê.
-Vùng thềm lục địa nước ta có tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác: Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hòn Ngọc.     
-Về điều kiện phát triển giao thông vận tải biển : do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.
-Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo. Suốt từ bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng. Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển. Du lịch biển – đảo đang là loại hình du lịch thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.
*Hệ thống đảo và quần đảo có vai trò trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển:
-Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
-Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

File đính kèm:

  • docTran Quang Huy.doc