Đề thi tuyển sinh đại học năm học 2009 môn: ngữ văn; khối: c

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh đại học năm học 2009 môn: ngữ văn; khối: c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: C 
 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu I (2,0 điểm) 
Anh/chị hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. 
Câu II (3,0 điểm) 
Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 - 1865) viết: "xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135). 
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) 
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). 
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: 
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, 
Một người chín nhớ mười mong một người. 
Gió mưa là bệnh của giời, 
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. 
(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, 
Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55)
Nhớ gì như nhớ người yêu 
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương 
Nhớ từng bản khói cùng sương 
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. 
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao, 
Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84)
………………………………………….
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: C 
 (Đáp án - Thang điểm có 04 trang)
CÂU 1(2đ) : Những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Ý 1(1đ) : Tình cảm nhân đạo (1,0 điểm)
 - Tấm lòng thương cảm sâu xa đối với những kiếp người nhỏ bé, sống cơ cực, quẩn quanh, mòn mỏi nơi phố huyện nghèo nàn, tăm tối. (0,5đ)
- Sự trân trọng, nâng niu những nét đẹp bình dị và khao khát đổi đời âm thầm của họ.
Ý 2(1đ) : Bút pháp nghệ thuật (1,0 điểm)











Đề thi Ngữ văn khối C
Câu II (3,0 điểm)
Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809-1865) viết: "xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.
Đáp án của Bộ Giáo dục - Đào tạo
Đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.
2.Bàn luận về trung thực trong khi thi và trong cuộc sống (2,0 điểm)
- Trong khi thi (1,0 điểm)+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.
- Trong cuộc sống (1,0 điểm)+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quí.+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.
----------------------
Đề thi Ngữ văn khối D
Câu II (3,0 điểm)Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa. 
(Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)
Đáp án của Bộ Giáo dục - Đào tạo
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”.
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân.Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.
2. Bàn luận về tự tin và mất tự tin (1,5 điểm)
- Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu.- Khi mất tự tin:+ Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan...+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống.
3. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)
- Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân.- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin.




File đính kèm:

  • docDEDAP AN VAN KHOI C 09.doc