Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên năm học : 2008 - 2009 Môn : Ngữ Văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên năm học : 2008 - 2009 Môn : Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Đ02V- 08 - TS10CH Năm học : 2008 - 2009 Môn : Ngữ văn Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề gồm có 6 câu - 01 trang Câu 1 (1 điểm ) : Chép thuộc lòng khổ thơ đầu của bài thơ”Sang thu” của Hữu Thỉnh. Câu 2 ( 2 điểm) : Trong tác phẩm “ Làng” nhà văn Kim Lâm đã đặt nhân vật vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình. Câu 3 ( 3 điểm ) : Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau: ... ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng... ( Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải) Câu 4 ( 3 điểm ) : Vẻ đẹp của khổ thơ sau: ...Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. ( Đồng chí – Chính Hữu) Câu 5 ( 4 điểm) : Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương trong truyện “Truyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Câu6 ( 7 điểm) : Cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại. Mã ký hiệu Hướng dẫn chấm đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên HD02V- 08 - TS10CH Năm học : 2008 - 2009 Môn : Ngữ văn Thời gian : 150phút (không kể thời gian giao đề ) Câu 1 : Học sinh chép đúng văn bản khổ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh: “ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về...” Yêu cầu : - Chép đúng, đầy đủ, không sai lỗi chính tả. Thiếu từ, sai văn bản hoặc chính tả dưới 2 lỗi trừ 0.5 điểm. Từ 3 lỗi trở lên trừ 1 điểm. Từ 4 lỗi trở lên không cho điểm. Câu 2 : Yêu cầu : Học sinh nêu ra được tình huống mà tác giả đã xây dựng để nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình đó là: - Ông Hai Thu nhận được tin làng Chợ Dầu theo Tây từ mấy người tản cư : ông đau khổ, dằn vặt xấu hổ không dám nhìn mặt ai... - Tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính : Ông vui mừng, hớn hở khoe với các con, với tất cả mọi người, hả hê khôn siết... - Từ hai tình huống trên tác giả đã thể hiện tình yêu làng yêu quê hương, đất nước của ông Hai Thugiản dị, chân thành mà sâu sắc. Cho điểm - ý 1, 2 cho 0.5 điểm, các ý còn lại cho 1 điểm. Câu 3 : Yêu cầu : Học sinh chỉ ra được các biện pháp tu từ trong khổ thơ: Biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã chuyển đổi cảm giác từ thính giác ( âm thanh của tiếng chim chiền chiện... ), sang thị giác ( giọt long lanh... ) và cuối cùng chuyển thành cảm giác của xúc giác ( đưa tay hứng...) Sự cảm nhận tinh tế âm thanh tiếng chim chiền chiện và thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả Thanh Hải. Cho điểm : Mỗi ý cho 1 điểm, nêu ý nhưng chưa đủ trừ đi một nửa số điểm. Câu 4 : Học sinh nêu được ý nghĩa cả hình ảnh thơ với các nội dung sau : - Hình ảnh đầu súng trăng treo mang đậm chất hiện thực : Đã khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ trong đêm tuần tra giữa núi rừng hoang lạnh, xa xa là vầng trăng treo trên đầu súng,tác giả đã miêu tả hình ảnh bằng cả sự cảm thông và trải nghiệm của mình. - Toát lên trên chất hiện thực đó là vẻ đẹp lãng mạn có tính chất biểu tượng : Với hình ảnh thơ trên tầm vóc của người chiến sĩ dược nâng lên sánh ngang tầm vũ trụ to lớn, kỳ vĩ, thể hiện thái độ, tư thế của người chiến sĩ. - Với hình ảnh trên Chính Hữu đã khắc hoạ mục đích, lòng quyết tâm chiến đấu, và khao khát hoà bình, độc lập cho dân tộc. Với ý nghĩa sâu sắc đó hình ảnh thơ Đầu súng trăng treo được tác giả dùng để đặt tên cho tập thơ của mình. Cho điểm : - Mỗi ý cho 1 điểm, ý nêu chưa đầy đủ trừ 0.5 điểm. - Cộng điểm cho các bài có ý sáng tạo nếu điểm tổng toàn bài chưa đủ điểm tuyệt đối. Câu 5 : Học sinh trình bày các ý sau: - Vũ Nương là một người phụ nữ có vẻ đẹp vẹn toàn, công dung, đức độ. - Về ngoại hình : Vũ Nương là người có tư dung tốt đẹp, thuỳ mị, nết na. - Về phẩm chất : Thuỷ chung, son sắc, trong ba năm chồng đi lính luôn giữ gìn phẩm hạnh “ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”, phụng dưỡng mẹ già nuôi con chờ chồng… - Khi bị chồng nghi oan : Nàng hết lời khuyên giải, thanh minh cho sự trong sáng của mình, khi chồng không hiểu nàng lấy cái chết để minh oan cho mình, khi chồng hiểu ra nàng vị tha , độ lượng tha thứ cho chồng nhưng không quay trở lại trần gian, đây là cái giá mà Trương Sinh phải trả. Cho điểm : - Mỗi ý cho 1 điểm. - Nếu sơ sài, thiếu nửa ý trừ nửa số điểm. Câu 6 : Yêu cầu : - Kỹ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận, có cái nhìn khái quát về nội dung nhân đạo trong VHTĐ, lập luận rõ ràng, mạch lạc. - Nội dung : Học sinh nêu được các ý cơ bản sau : + Nêu qua khái niệm về cảm hứng nhân đạo : Là mối quan hệ giữa con người với con người những gì vì con người, cho con người, cho sự tốt đẹp của bản thân mỗi con người. + Cảm hứng nhân đạo thể hiện ở hai phương diện ca ngợi và phê phán + Biểu hiện : Cảm thông, bênh vực cho con người đặc biệt là người phụ nữ : Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Truyện người con gái Nam Xương, thơ Hồ Xuân Hương. Các tác giả ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất của con người, trước khó khăn thử thách vẫn giữ vững tấm lòng trinh bạch của mình, đòi quyền sống cho con người. ... “Mặc người mưa Sở mây Tần Những mình nào biết có xuân là gì?.. ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ) .... “Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” ( Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương ) Lên án các thế lực chà đạp lên cuộc sống của con người đó là : Những hủ tục phong kiến ( trọng nam khinh nữ, xã hội đồng tiền bất công vô lí...), lên án chiến tranh phong kiến đã khiến cho nhân dân điêu đứng lầm than... Nghệ thuật : Được viết bằng tấm lòng và trái tim của tác giả, các hình ảnh cụ thể, sâu sắc từ nhiều cung bậc tình cảm tạo nên tính chân thực cho tác phẩm. Có sự kế thừa truyền thống nhân đạo trong VHDT. Cho điểm : Điểm 6 - 7 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết rõ ràng mạch lạc, còn có một số sai sót nhỏ. Điểm 4 - 5 : Đáp ứng 2/3 số yêu cầu trên, văn viết khá ít sai sót. Điểm 2 - 3 : Đáp ứng một nửa yêu cầu, còn nhiều sai sót. Điểm 0 – 1 : Bài làm sơ sài hoặc không làm.
File đính kèm:
- De thi dap an tuyen sinh 10 Chuyen Mon Ngu van 2.doc