Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Quốc học Huế môn: Vật lý - Năm học 2007-2008

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Quốc học Huế môn: Vật lý - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC 
 THỪA THIÊN HUẾ	 Môn: VẬT LÝ - Năm học 2007-2008
	 Thời gian làm bài: 150 phót 
	ĐỀ CHÍNH THỨC
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 1: (3,0 điểm)
Một ô tô xuất phát từ A đi đến đích B, trên nửa quãng đường đầu đi với vận tốc v1 và trên nửa quãng đường sau đi với vận tốc v2. Một ô tô thứ hai xuất phát từ B đi đến đích A, trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1 và trong nửa thời gian sau đi với vận tốc v2. Biết v1 = 20km/h và v2 = 60km/h. Nếu xe đi từ B xuất phát muộn hơn 30 phút so với xe đi từ A thì hai xe đến đích cùng lúc. Tính chiều dài quãng đường AB.
Bài 2: (2,75 điểm) 
Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ 136oC vào một nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở 14oC. Hỏi có bao nhiêu gam chì và bao nhiêu gam kẽm trong miếng hợp kim trên? Biết rằng nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 18oC và muốn cho riêng nhiệt lượng kế nóng thêm lên 1oC thì cần 65,1J; nhiệt dung riêng của nước, chì và kẽm lần lượt là 4190J/(kg.K), 130J/(kg.K) và 210J/(kg.K). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Bài 3: (2,0 điểm) 
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết: U = 10V, R1 = 2, R2 = 9, R3 = 3, R4 = 7, điện trở của vôn kế là RV = 150. Tìm số chỉ của vôn kế.	
Bài 4: ( 1,25 điểm)
Một vật sáng AB đặt tại một vị trí trước một thấu kính hội tụ, sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính và A nằm trên trục chính, ta thu được một ảnh thật lớn gấp 2 lần vật. Sau đó, giữ nguyên vị trí vật AB và dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính, theo chiều ra xa vật một đoạn 15cm, thì thấy ảnh của nó cũng dịch chuyển đi một đoạn 15cm so với vị trí ảnh ban đầu. Tính tiêu cự f của thấu kính (không sử dụng trực tiếp công thức của thấu kính).
Bài 5: ( 1,0 điểm) 
Nêu một phương án thực nghiệm xác định điện trở của một ampe kế. Dụng cụ gồm: một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi, một ampe kế cần xác định điện trở, một điện trở R0 đã biết giá trị, một biến trở con chạy Rb có điện trở toàn phần lớn hơn R0, hai công tắc điện K1 và K2, một số dây dẫn đủ dùng. Các công tắc điện và dây dẫn có điện trở không đáng kể. 
Chú ý: Không mắc ampe kế trực tiếp vào nguồn.
	 ------------------------- Hết --------------------------
SBD thí sinh: ......................	 Chữ ký GT1: ..................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN 2007-2008
	THỪA THIÊN HUẾ	 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ 
Câu
Nội dung – Yêu cầu
Điểm
1
3,0đ
Ký hiệu AB = s. Thời gian đi từ A đến B của ô tô thứ nhất là:
 .
- Vận tốc trung bình trên quãng đường AB của xe thứ nhất là: 
 30 (km/h).
- Gọi thời gian đi từ B đến A của xe thứ 2 là t2. Theo đề ra:
 .
- Vận tốc trung bình trên quãng đường BA của xe thứ hai là: 
 40 (km/h).
- Theo bài ra: 0,5 (h). 
 Thay giá trị của , vào ta có: s = 60 (km).
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
2
2,75đ
- Gọi khối lượng của chì và kẽm lần lượt là mc và mk, ta có: 
 mc + mk = 0,05(kg). (1)
- Nhiệt lượng do chì và kẽm toả ra: ;
	 .
- Nước và nhiệt lượng kế thu nhiệt lượng là: 
 ;
 .
- Phương trình cân bằng nhiệt: 
 15340mc + 24780mk = 1098,4 (2)
- Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có: mc 0,015kg; mk 0,035kg.
 Đổi ra đơn vị gam: mc 15g; mk 35g.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,25
0,50
0,25
3
2đ
 - Ta có các phương trình:
 (1)
 (2) (3) 
 - Giải ba hệ phương trình trên ta có: 
 I1 0,915A; I2 0,008A; I 1,910A.
 - Số chỉ của vôn kế: 
 .
0,50
0,50
0,50
0,25
0,25
4
1,25đ
- Gọi khoảng cách từ vật đến thấu
 kính là d, khoảng cách từ ảnh đến 
thấu kính là d’. 
Ta tìm mối quan hệ giữa d, d’ và f:
Hình A
 AOB ~ A'OB' 
 ;
 OIF' ~ A'B'F' 
 ; 
 hay d(d' - f) = fd' 	 
Hình B
 dd' - df = fd' dd' = fd' + fd ; 
Chia hai vế cho dd'f ta được: (*)
- Ở vị trí ban đầu (Hình A): d’ = 2d 
 Ta có: (1) 
- Ở vị trí 2 (Hình B): Ta có:. Ta nhận thấy ảnh không thể di chuyển ra xa thấu kính, vì nếu di chuyển ra xa thì lúc đó , không thoả mãn công thức (*). Ảnh sẽ dịch chuyển về 
phía gần vật, và ta có: O’A” = OA’ - 15 - 15 = OA’ - 30 
 hay: .
Ta có phương trình: (2)
- Giải hệ phương trình (1) và (2) ta tìm được: f = 30(cm).
0,50
0,25
0,25
 0,25
5
1đ
- Bố trí mạch điện như hình vẽ (hoặc mô tả đúng cách mắc).
- Bước 1: Chỉ đóng K1: số chỉ ampe kế là I1.
 Ta có: U = I1(RA + R0) (1)
- Bước 2: Chỉ đóng K2 và dịch chuyển con chạy để ampe kế chỉ I1. Khi đó phần biến trở tham gia vào mạch điện có giá trị bằng R0.
 - Bước 3: Giữ nguyên vị trí con chạy của biến trở ở bước 2 rồi đóng cả K1 và K2, số chỉ ampe kế là I2.
 Ta có: U = I2(RA + R0/2) (2)
 - Giải hệ phương trình (1) và (2) ta tìm được: 
 .
 0,25
0,50
 0,25

File đính kèm:

  • docly.doc