Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Quốc học Huế năm học 2007-2008 môn: Lịch sử

pdf5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên Quốc học Huế năm học 2007-2008 môn: Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC 
 THỪA THIÊN HUẾ Năm học 2007-2008 
 Môn: Lịch sử 
 Thời gian làm bài: 150 phút 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
A- LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 7,0 điểm ) 
Câu 1: ( 2,5 điểm ) 
Phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925 có những bước 
phát triển mới nào? 
Câu 2: ( 2,0 điểm ) 
Chứng minh từ sau chiến thắng Biên giới 1950 đến trước Đông-Xuân 
1953-1954, quân ta đã giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến 
trường. 
Câu 3: ( 2,5 điểm ) 
Trình bày sự liên minh đoàn kết giữa ba dân tộc Việt Nam - Lào-
Cam-pu-chia trong thời kỳ chống chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” 
của Mỹ (1969- 1973). 
B- LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 3,0 điểm ) 
Câu 1: ( 1,5 điểm ) 
 Nêu những nét nổi bật của các nước châu Á từ sau năm 1945 đến nay. 
Câu 2: ( 1,5 điểm ) 
Những biểu hiện của tình trạng “chiến tranh lạnh” (1947- 1989) giữa 
các cường quốc và hậu quả của nó? 
.................. Hết................. 
 SBD thí sinh: ........... Chữ ký GT1: .......... 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC 
 THỪA THIÊN HUẾ Năm học 2007-2008 
 Môn: Lịch sử 
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
A- LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 7,0 điểm ) 
Câu Nội dung Điểm 
Câu 1 
(2,5 điểm ) 
Câu 2 
(2,0 điểm) 
Phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1925 có 
những bước phát triển mới nào ?. 
1. Do tác động của nhiều nhân tố, phong trào công 
nhân 1919-1925 có bước phát triển mới so với trước. Các 
cuộc đấu tranh đã bùng nổ ở khắp các trung tâm kinh tế, 
chính trị trong cả nước như ở Hà Nội, Nam Định, Hải phòng, 
Sài Gòn... 
2. Công nhân đã bước đầu lập ra tổ chức chính trị của 
mình để lãnh đạo đấu tranh. Ví như, công nhân Sài Gòn- Chợ 
Lớn từ 1920 đã thành lập ra Công hội bí mật do Tôn Đức 
Thắng đứng đầu để tổ chức lãnh đạo đấu tranh. 
3. Công nhân bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và 
có mục đích chính trị rõ ràng. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 
công nhân Ba Son ( 8- 1925 ) với mục đích ngăn cản tàu 
chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của 
nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. 
4. Phong trào công nhân Việt Nam 1919-1925, cho 
thấy ý thức giai cấp đang phát triển, làm cơ sở cho các tổ 
chức và phong trào đấu tranh chính trị cao hơn về sau. 
Chứng minh từ sau chiến thắng Biên giới 1950 đến 
trước Đông-Xuân 1953-1954, quân ta đã giữ vững quyền 
chủ động đánh địch trên chiến trường. 
1- Sau chiến thắng Biên giới 1950, quân ta liên tiếp 
mở các chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch ở các 
chiến trường vùng rừng núi, trung du và đồng bằng nhằm phá 
âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp- Mỹ, giữ vững thế 
chủ động đánh địch. 
2- Trên các chiến trường trung du và đồng bằng, trong 
Đông - Xuân 1950-1951 quân ta mở ba chiến dịch: Trung du, 
Đường số 18, Hà Nam Ninh, ta đã tiêu diệt được 1 vạn tên 
địch và nhiều cứ điểm quan trọng của chúng. Trên vùng rừng 
núi, ta mở chiến dịch phản công đánh thắng địch ở Hoà Bình 
( từ 11-1951 đến 2-1952). 
3- Tiếp tục thực hiện phương châm " đánh chắc 
thắng" và phương hướng chiến lược " tránh chỗ mạnh, đánh 
chỗ yếu", tháng 10-1952 ta mở chiến dịch Tây Bắc, giải 
phóng toàn tỉnh Nghĩa Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La với 25 vạn 
(0,5đ ) 
(0,75đ ) 
(0,75đ ) 
(0,5đ ) 
(0,5 đ ) 
(0,75đ) 
Câu 3 
(2,5 điểm) 
dân, phá tan âm mưu lập "xứ Thái tự trị" của địch. Đầu tháng 
4 năm 1953, bộ đội ta cùng quân giải phóng Lào mở chiến 
dịch Thượng Lào, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn, căn 
cứ kháng chiến Lào mở rộng nối liền với Tây Bắc Việt Nam, 
tạo thế và lực mới để uy hiếp địch. 
Trình bày sự liên minh đoàn kết giữa ba dân tộc 
Việt Nam- Lào- Cam-pu-chia trong thời kỳ chống chiến 
lược “ Đông Dương hóa chiến tranh” của Mỹ (1969- 1973). 
1- Từ năm 1969 cùng với việc thực hiện 
“ Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam, Mỹ đã tiến 
hành “ Đông Dương hóa chiến tranh” bằng việc sử dụng quân 
đội Sài Gòn như một lực lượng xung kích ở Đông Dương 
trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia 
(1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm 
mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. 
2- Trước âm mưu và thủ đoạn mới của kẻ thù, nhân 
dân ba nước Đông Dương càng đoàn kết chặt chẽ hơn nữa 
đồng thời đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến 
lược trên mặt trận quân sự và chính trị được thể hiện qua các 
sự kiện sau: 
a- Trong 2 ngày 24 và 25 -4- 1970, Hội nghị cấp cao 
ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia biểu thị quyết tâm của 
nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm 
lược, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. 
b- Từ 30-4 đến 30-6-1970, quân đội Việt Nam có sự 
phối hợp của quân dân Campuchia, đã đập tan cuộc hành 
quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và quân đội 
Sài Gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu 
dân. 
c. Từ 12-2 đến 23-3-1971, quân đội Việt Nam có sự 
phối hợp của quân dân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam 
Sơn – 719” ở đường 9- Nam Lào của 4,5 vạn quân Mỹ và 
quân đội Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược của cách 
mạng Đông Dương. 
(0,75đ ) 
(0,5đ ) 
(0,75đ ) 
(0,5đ ) 
(0,75đ 
 B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 3,0 điểm ) 
Câu 1 Nêu những nét nổi bật của các nước châu Á từ sau năm 
(1,5điểm ) 
1945 đến nay. 
 1.Trước chiến tranh thế giới thứ II, trừ Nhật Bản, các 
nước châu Á đều bị chủ nghĩa thực dân đế quốc nô dịch. Từ 
sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân 
tộc bùng nổ khắp châu Á. Tới cuối những năm 50 của thế kỷ 
XX, phần lớn các dân tộc châu Á đều giành được độc lập. 
 2. Gần suốt nửa sau thế kỷ XX, tình hình châu Á 
không ổn định do sự tiến hành chiến tranh xâm lược của các 
nước đế quốc nhất là ở các khu vực Tây Á và Đông Nam Á. 
Sau “ Chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã diễn ra 
những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, hoặc các 
phong trào ly khai với những hành động khủng bố dã man ( 
như giữa Ấn Độ và Pakixtan hoặc ở Xri Lanca, Philippin, 
Indônêxia..) 
 3. Tuy vậy, từ nhiều thập kỷ qua, một số nước châu Á 
đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu 
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin -ga- po, Ma-lai- 
xi-a, Thái Lan, Ấn Độ... Từ sự phát triển nhanh chóng đó, 
nhiều người dự đoán “thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. 
( 0,5đ) 
(0,5đ ) 
(0,5đ ) 
Câu 2 
(1,5 điểm ) 
Những biểu hiện của tình trạng “chiến tranh lạnh”( 
1947- 1989) giữa các cường quốc và hậu quả của nó. 
1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, hai 
cường quốc Liên Xô và Mỹ đã nhanh chóng chuyển từ liên 
minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn, đối 
đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng “ chiến tranh lạnh” giữa 
hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài phần 
lớn trong nửa sau thế kỷ XX. 
2. “Chiến tranh lạnh " là chính sách thù địch về mọi 
mặt của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô 
và các nước xã hội chủ nghĩa. Mỹ và các nước đế quốc đã ráo 
riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành 
lập các khối quân sự cùng các căn cứ quân sự bao vây Liên 
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến 
tranh đàn áp các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân 
dân các nước. Trước tình hình đó, Liên Xô và các nước xã 
hội chủ nghĩa phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả 
năng phòng thủ của mình. 
3. “Chiến tranh lạnh” đã mang lại hậu quả hết sức 
nặng nề. Đó là thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, 
thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến 
tranh thế giới mới, đồng thời làm tiêu tốn một khối lượng 
khổng lồ tiền của và sức người vô ích 
(0,5đ ) 
(0,5đ ) 
(0,5đ) 
. 

File đính kèm:

  • pdfsu.pdf