Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên trường THPT chuyên Lý Tự Trọng - Môn Hóa học

doc22 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên trường THPT chuyên Lý Tự Trọng - Môn Hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ChemistryQueen
06-03-2008, 10:00 PM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG 
Khoá ngày: 11/ 07/ 2003
MÔN: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút 
Câu I: (5 điểm)
1. Viết 6 phương trình phản ứng hoá hợp tạo 6 chất khác nhau gồm 2 chất thuộc loại axit, 2 chất thuộc loại bazơ, 2 chất thuộc loại muối. Gọi tên các chất sinh ra. Các hóa chất ban đầu tùy ý chọn.
2. Cho các kim loại Na, Mg, Al lần lượt tác dụng với dd HCl.
Nếu dùng một lượng (số mol) mỗi kim loại trên tác dụng với dd HCl thì kim loại nào tạo nhiều khí H2 hơn ?
3. Viết các PTHH theo sơ đồ chuyển hoá sau:
A --t*--> B --> D --rót từ từ HCl vào--> C --+E--> A
D --+F--> A; B --> C; C --+ NaOH--> D
Biết A, B, C, D, E, F là những hợp chất vô cơ. Biết B là khí dùng nạp cho các bình chửa lửa (dập tắt lửa), A là khoáng sản phổ biến thường dùng để sản xuất vôi sống.
Câu II: (5 điểm)
1/ a. Phát biểu và giải thích định luật bảo toàn khối lượng.
b. Thành phần chính của đất đèn là canxi cacbua. Khi cho đất đèn hợp nước có phản ứng theo sơ đồ sau:
Canxi cacbua + Nước --> Canxi hyđroxit + Khí Axetilen 
Biết rằng khi cho 80kg đất đèn kết hợp với 36kg nước thu được 26kg khí axetilen và 74kg canxi hyđroxit. Dựa vào sơ đồ trên, hãy cho biết % khối lượng canxi cacbua trong đất đèn.
c. Chất dẻo là gì ? Hãy kể tên một số đồ vật trong gia đình được chế tạo từ chất dẻo. Có thể coi đất sét ẩm là một loại chất dẻo được hay không ? Vì sao ?
d. Hãy sắp xếp các loại than sau đây theo thứ tự tăng dần hàm lượng Cacbon: Than gầy, than non, than bùn, than mỡ. Ở Việt Nam, vùng nào có nhiều than nhất ? Loại than nào chiếm nhiều nhất ?
2/ a. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết ba chất lỏng đựng trong ba lọ không có nhãn: Rượu etylic, Axit axetic, dd glucozơ. Viết các phản ứng xảy ra.
b. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)
(C6H10O5)n (tinh bột) --> C6H12O6 --> C2H5OH --> CH2 = CH – CH = CH2 --> (- CH2 – CH = CH – CH2 -)n (cao su Buna)
C2H5OH --> CH3COOH --> CH3COOC2H5 (Etyl Axetat)
C2H5OH --> CH2 – CH2 --> ( – CH2 – CH2 – )n (Poly Etylen)
Câu III: (4 điểm)
1/ 422g dd H2SO4 đặc, đun nóng, hoà tan vừa đủ 22,4g đồng kim loại. Sau khi khí sinh ra thoát ra khỏi dd hết, còn lại dd X. Tính nồng độ % khối lượng của dd X. Biết rằng lượng nước bay hơi không đáng kể.
2/ Ngâm một thanh sắt sạch vào 100ml dd X thu được trên ( d = 1,206 g/ml). Sau một thời gian, lấy thanh sắt ra, rửa sạch, sấy khô, rồi đem cân thấy khối lượng tăng 0,12g.
Tính nồng độ mol/l của dd thu được sau phản ứng. Coi như thể tích dd không đổi, lượng kim loại mới sinh ra bám hết lên thanh sắt.
Câu IV: (6 điểm)
1/ a. Băng phiến thuộc loại hyđro cacbon thơm, là sản phẩm của quá trình luyển cốc từ than béo ở khu gang thép Thái Nguyên. Đốt cháy hoàn toàn 3,2g Băng phiến, thu được 11g khí CO2 và 1,8g H2O. Tỷ khối hơi của băng phiến so với metan là 8. Xác định CTPT của băng phiến.
b. Lượng khí CO2 thu được trên tác dụng vừa đủ với 1,5 lít dd NaOH 0,25M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 muối NaHCO3 và Na2CO3. Tính khối lượng mỗi muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2/ Phân tử Amino Axit đơn giản có chứa đồng thời một nhóm – COOH và một nhóm – NH2. Hãy viết CTCT của các Amino Axit này trong những trường hợp sau:
a. Phân tử có chứa 2 và 3 nguyên tử Cacbon
b. Phân tử có chứa 13,59% Nitơ theo khối lượng.
ChemistryQueen
06-08-2008, 08:24 PM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
Khoá ngày: 12/ 7/ 2005
MÔN: HOÁ HỌC. Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (3 điểm)
1. Mol là gì ? Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa nguyên tử khối, phân tử khối với khối lượng mol nguyên tử, khôi lượng mol phân tử. Giải thích
2. Viết phương trình phản ứng điều chế phân supe phôtphat đơn và phân supe phôtphat kép từ phân lân tự nhiên.
Câu 2: (4,5 điểm)
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra theo sơ đồ biến hoá sau:
Thạch anh --> Natri silicat --> Axit silicic --> Silicđioxit
2. Cho sơ đồ biến hoá:
X --+ A--> CH3COOH --+ B--> Y --+ C --> Z --+ D --> X
Biết X, Y, Z đều là các chất hữu cơ. Hãy xác định các chất thích hợp và viết phương trình phản ứng.
3. Viết 2 phương trình hóa học khác nhau của phản ứng este hoá.
Câu 3: (5,5 điểm)
1. Chỉ được dùng thêm 1 hoá chất để nhận biết các chất rắn có công thức hóa học BaCO3, MgO, ZnO, SiO2
2. Hãy nêu phương pháp hoá học để tách lấy riêng hai kim loại đồng và bạc ra khỏi hỗn hợp bột đồng và bạc. (Trình bày bằng sơ đồ và viết phương trình phản ứng xảy ra)
3. Bằng thí nghiệm nào có thể chứng minh được trong mật ong cũng có chất mang tính chất hoá học giống đường nho ?
Câu 4: (7 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 6,5g một loại than đá ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp khí X gồm CO và CO2. Cho hỗn hợp X đi qua bột CuO đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn còn lại là 18g. Cho lượng chất rằn đó tan trong dd HCl dư, lượng chất tan bằng 12,5% lượng chất không tan trong axit. Khí thoát ra được hấp thụ hết bởi 2 lít dd Ba(OH)2 0,2M. Sau phản ứng lọc lấy chất kết tủa rửa sạch, sấy khô cân nặng 59,1g, phần nước lọc còn lại đem đun sôi lại thấy xuầt hiện kết tủa.
a. Tính khối lượng chất rằn không tan trong dd axit ?
b. Tính khối lượng kết tủa thu được sau khi đun sôi dd nước lọc ?
c. Tính tỉ lệ thể tích các chất khí trong hỗn hợp X ? Biết thể tích các khí đo ở cùng điểu kiện nhiệt độ và áp suất.
d. Xác định hàm lượng % của cacbon trong loại than đá ban đầu ?
2. Cho 6,72 lít hỗn hợp gồm các khí metan, etilen, hiđro qua dd nước brom, khối lượng nước brom tăng thêm 1,68g. Hãy xác định thành phần % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp A ? Biết 0,7 lít hỗn hợp A có khối lượng 0,4875g
Mặt khác nếu đốt hoàn toàn hỗn hợp A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm khí vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,1M (Khối lượng riêng là 1,025g/ml). Tính nồng độ % các chầt có trong dd sau thí nghiệm ?
ChemistryQueen
06-11-2008, 11:26 PM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
Khóa ngày 12/7/2002
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu I:
1. a) Chất nào tốn tại nhiều nhất trong quả địa cầu dưới dạng rắn, lỏng, khí ?
b) Nguyên tố hóa học nào có ảnh hưởng đến sự di chuyển của oxi trong cơ thể ?
c) Nguyên tố hóa học nào là thành phần cơ bản của hợp chất hữu cơ ?
d) Nguyên tố hóa học nào chiếm tỉ lệ cao nhất trong không khí ?
e) Các thuốc trừ sâu thường được điều chế từ hợp chất nào ?
2. Hằng ngày con người, lòai vật và hiện tượng đốt cháy nhiên liệu, đều tiêu thụ O2 và thải ra khí CO2. Vậy liệu lượng O2 trên trái đất có hết hay không ? Giải thích ? Để bảo tòan lượng O2, chúng ta phải làm gì ?
3. Vì sao khi sử dụng bình chữa cháy lại dập tắt được lửa ? Giải thích ?
Câu II:
1. Có 3 sợi dây kim lọai: sắt, đồng và nhôm với khối lượng bằng nhau. Hỏi sợi dây kim lọai nào chứa số nguyên tử nhiều nhất ? Và nhiều hơn bao nhiêu lần so với mỗi dây còn lại ?
2. Hai chất (A) và (B) có cùng CTPT là C2H6O.
- Viết CTCT của (A), (B). Biết rằng (A) tan nhiều trong nước, tác dụng với natri; (B) không phản ứng với natri.
- Dựa vào cấu tạo để giải thích tại sao (B) không phản ứng với natri ?
3. Phân biệt phản ứng thủy phân chất béo với phản ứng xà phòng hóa chất béo. Viết phương trình phản ứng để minh họa.
Câu III:
1. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
(A) --+O2--> (B) --+NaOH--> (C) --+NaOH--> (D) --+HCl--> (B)--+O2,xt--> (E) --+H2O--> (F)--+Cu--> (B)
Hãy cho biết các chất (A), (B), (C), (D), (E), (F) là những chất nào. Biết rằng (A) là một phi kim rắn, màu vàng tươi, cháy với ngọn lửa màu lam nhạt; (B), (C), (D), (E), (F) đều là những hợp chất của (A), trong đó (E) và (B) cùng lọai chất
2. Từ đá vôi, than đá và các hóa chất cấn thiết khác, hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế:
a) Polivinylclorua
b) Thuốc trừ sâu 666.
c) Etyl axetat.
d) Cao su buna (C4H6)n
Câu IV:
1. Có 4 hóa chất rắn được chứa riêng biệt: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4. Nếu chỉ được dùng thêm dd HCl thì nhận biết được chất nào ? Viết các phương trình phản ứng (nếu có)
2. Bằng cách nào để có thể làm sạch nhôm oxit có lẫn tạp chất sắt (III) oxit và silic đioxit. Hãy trình bày cách làm đó bằng sơ đồ phản ứng và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu V:
1. Trộn 200ml dd HNO3 (dd X) với 300ml dd HNO3 (dd Y) ta được dd Z. Cho dd Z tác dụng với 14g CaCO3 thì phản ứng vừa đủ.
a) Tính nồng độ mol/lít (Cm) của dd Z.
b) dd X được pha từ dd Y, bằng cách pha thêm nước vào dd Y theo tỉ lệ:
VH2O : VY = 3 : 1
Tính nồng độ mol/lít (Cm) của dd X và dd Y
2. Cho CuO vào 32g dd CH3COOH chưa rõ nồng độ thì tạo thành dd màu xanh không có tính axit. Nhúng vào dd thu được trên một thanh sắt, đến khi dd mất màu hòan tòan, lấy thanh sắt ra đem cân lại thấy khối lượng tăng lên 1,6g
Tòan bộ lượng đồng hình thành bám trên bề mặt thanh sắt.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính lượng đồng hình thành sau phản ứng ?
c) Xác định nồng độ % dd axit đem phản ứng
ChemistryQueen
06-11-2008, 11:28 PM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
Khóa ngày 11 – 12/ 07/ 2000
MÔN: HÓA HỌC. Thời gian làm bài: 150 phút
Câu I: (3 điểm)
1. Trình bày những hiện tượng có thể xảy ra và viết các phương trình phản ứng giải thích cho mỗi thí nghiệm sau:
a. Cho luồng khí cacbonic lội chậm qua dd canxi hiđroxit
b. Nhỏ dần dần dd natri hiđroxit (dư) vào từng dd nhôm clorua và sắt (III) clorua.
2. Hãy viết một phương trình phản ứng để chứng minh cho mỗi trường hợp sau:
a. Hợp chất sắt (II) có thể bị oxi hóa thành hợp chất sắt (III)
b. Hợp chất sắt (III) có thể bị khử thành hợp chất sắt (II); sắt.
Câu II: (3 điểm)
1. Hãy tìm các chất (A), (B), (C), để có thể thực hiện dãy biến hóa sau:
Cl2 ---> (A) ---> (B) ---> (C) ---> (A) ---> AgCl
2. Chỉ với 4 chất sau: Na, NaOH, NaCl, NaNO3
Hãy sắp xếp các chất có quan hệ với nhau để tạo thành 2 dãy biến hóa có trật tự khác nhau.
Câu III: (4 điểm)
1. Viết các phương trình phản ứng để thực hiện các biến hóa sau:
Cacbon ---> Canxi cacbua ---> axetilen ---> etilen ---> P.E
Các hóa chất cần thiết coi như có đủ.
2. Cho các chất sau: CuCl2, NaCl, nước. Các dụng cụ cấn thiết có đủ, hãy viết các phương trình phản ứng có thể điều chế đồng.
Câu IV: (4 điểm)
1. Có 4 hóa chất: benzen, rượu etylic, axit axetic và dd glucozơ được đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết ống nghiệm nào đựng dd gì ? Viết các phương trình phản ứng. Các hóa chất cấn thiết có đủ.
2. Có 4 ống nghiệm đựng riêng biệt các dd HCl; HNO3 loãng, AgNO3, MgCl2. Chỉ dùng thêm một hóa chất để làm thuốc thử, làm thế nào nhận ra mỗi chất. Víêt các phương trình phản ứng (nếu có) để giải thích.
Câu V: (6 điểm)
1. Để làm kết tủa hòan tòan 2,5 gam CuSO4.xH2O ngưới ta đã dùng 20ml dd NaOH 1M
a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra
b. Hãy xác định CTPT của muối đồng sunfat ngậm nước trên.
2. Chất hữu cơ A ở thể khí, khi đốt 1 lít khí A cấn đúng 6 lít O2, sau phản ứng người ta thu được 4 lít khí cacbonic và 4 lít hơi nước. Xác định CTPT, viết CTCT (mạch không nhánh và mạch vòng ) của A. Biết các thể tích đo ở cùng điều kiện vế nhiệt độ và áp suất
ChemistryQueen
06-11-2008, 11:30 PM
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
NĂM HỌC 1999 – 2000, KHÓA NGÀY 12/7/1999
MÔN THI: HÓA HỌC, Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (3 điểm)
1. Cho bột sắt vào dd AgNO3 (dư). Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Cho dd muối Ca(HCO3)2 lần lượt vào dd các chất sau: KOH, HNO3, Na2CO3, BaCl2.
Phản ứng nào xảy ra, không xảy ra, vì sao? Viết các PTHH.
Câu 2: (3 điểm)
1. Từ Fe3O4, viết các phương trình phản ứng điều chế Fe trong phòng thí nghiệm. (Các hóa chất cần thiết coi như có đủ)
2. Viết các phương trình phản ứng để thực hiện các biến hóa sau:
CH3COONa --+ NaOH,t*, vôi--> (A) –t*,làm lạnh nhanh--> (B) -- + HCl --> (C) –xt,t*,P--> P.V.C
Câu 3: (3 điểm)
Thế nào là phản ứng oxi hóa - khử ?
Viết các phương trình phản ứng để minh họa cho các phương trình sau:
- Các phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy có thể là phản ứng oxi hóa khử, cũng có thể không ?
- Phản ứng thế luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử
Câu 4: (5 điểm)
1. Cho 3 gói bột chứa riêng biệt từng chất: glucozơ, saccarozơ, tinh bột. Chỉ dúng nước và Cu(OH)2, hãy trình bày cách phân biệt từng chất. Viết phương trình hóa học.
2. Hỗn hợp các khí gồm: N2, CO2, CO và hơi nước. Hãy trình bày cách tách N2, CO2 riêng lẽ ra khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH.
Câu 5: (6 điểm)
1. Hòa tan hòan tòan 4,8g kim lọai (R) trong H2SO4 đặc, đun nóng nhẹ thí thu được dd (X) và 1,68 lít khí SO2 (ở đktc). Xác định tên kim lọai
2. Đốt cháy hòan tòan 11,2 lít hỗn hợp metan và etilen (ở đktc) và sản phẩmkhí thu được cho qua dd NaOH tạo thành 250ml sô đa (NaHCO3) 2,4M. Xác định thành phần % theo thể tích hỗn hợp.
ChemistryQueen
06-11-2008, 11:32 PM
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
NĂM HỌC: 2007 – 2008. Khóa ngày: 20/6/2007
MÔN: HÓA HỌC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 đ)
Câu 1: Thành phần chính của cẩm thạch là:
A. CaO B. SiO2 C. CaCO3 D. HF
Câu 2: Thuốc tiêu mặn có CTHH là:
A. NaHCO3 B. NaNO3 C. KNO3 D. Na2CO3
Câu 3: Khi cho 6,023.1022 nguyên tử Zn tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí H2 có khối lượng bằng:
A. 6,5g B. 1,0g C. 2,0g D. 0,2g
Câu 4: Nguyên tố kim loại kiềm là:
A. Xeri B. Xezi C. Iriđi D. Atatin
Câu 5: Duyra là hợp kim của Al với:
A. Fe, Cu, Mn, Si C. S, P, Cu, Ni
B. Cu, C, Mg, Zn D. Co, Au, Fe, Cu
Câu 6: Công thức đúng của phèn chua là:
A. (NH4)2SO4. Fe2(SO4)3. 24H2O
B. K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O
C. Al2(SO4)3. 18H2O
D. (NH4)2SO4. 8Al2(SO4)3. 18H2O
Câu 7: Hidrocacbon A có số cacbon lớn hơn 2, ở thể khí và phân tử có dạng đồi xứng. Khi hidro hóa A thì A hấp thụ 1 phân tử H2. CTCT đúng của A là:
A. CH2 = CH2
B. CH2 = CH – CH3
C. CH3 – CH = CH – CH3
CH3
|
D. CH3 – C – CH3
|
CH3
Câu 8: Nguyên tố có khả năng tạo nhiều hợp chất nhất là:
A. Fe B. S C. Cu D. C
Câu 9: Đổ dung dịch chứa 0,1 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3, ta thấy:
A. Xuất hiện kết tủa Ag
B. Xuất hiện kết tủa Fe
C. Không có hiện tượng gì
D. Có khí NO2 thoát ra
Câu 10: X là một hợp chất không bền dễ bị phân hủy bởi nhiệt, dung dịch của nó không làm đổi màu giấy quì. X có thể là:
A. NH4Cl B. (NH4)2CO3 C. Al2S3 D. CaCO3
Câu 11: Để nhận ra sản phẩm của phản ứng giữa Fe và O2 tạo ra Fe3O4, người ta làm như sau:
A. Cho sản phẩm sau phản ứng vào dung dịch axit
B. Cân khối lượng sắt tham gia phản ứng và khối lượng oxit tạo thành
C. Đo thể tích khí O2 tham gia phản ứng
D. Thử sản phẩm sau phản ứng bằng nam châm
Câu 12: Để loại bỏ màu, mùi và tạp chất trong quá trình sản xuất đường phèn từ nước mía, người ta sử dụng:
A. Máu bò C. Bột than xương và máu bò
B. Bột than xương D. Lòng trắng trứng và máu bò
Câu 13: Cho dãy chuyển hóa sau:
CH4 ---> X ---> Y ---> Z ---> T ---> PVC
X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Axetilen; etilen; rượu etylic; vinyl clorua
B. Axetilen; etilen; etyl clorua; vinyl clorua
C. Axetilen; etilen; 1,2 – đicloetan; vinyl clorua
D. Axetilen; andehyt axetic; axit axetic; vinyl axetat
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X với một lượng oxi vừa đủ. Dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua bình đựng dd H2SO4 đậm đặc thì thể tích khí giảm đi một nửa. Công thức tổng quát của X là:
A. CnH2n+2 C. CnH2n-2
B. CnH2n D. CnH2n-6
Câu 15: Trong nước ngầm thường có chứa sắt dưới dạng muối sắt (II). Để loại bỏ chúng, các nhà máy nước có thể dùng cách nào trong số các cách sau đây:
A. Sục khí Cl2 vào bể chứa nước ngầm
B. Cho NaOH vào bể chứa nước ngầm
C. Sục khí O2 vào bể chứa nước ngầm
D. Sục khí Cl2 hoặc O2 vào bể chứa nước ngầm
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A bằng một lượng oxi vừa đủ thì số mol CO2 thu được gấp đôi số mol hơi nước tạo thành. Nếu lượng oxi dùng dư 40% thì hỗn hợp khí thu được sau khi làm lạnh có số mol gấp 9 lần số mol A. CTPT đúng của A là:
A. C2H2 B. C4H4 C. C3H6 D. C6H6
Câu 17: Chất được dùng để khắc chữ và hình trên vật liệu thủy tinh là:
A. Si B. HF C. Ca(OH)2 D. MnO2
Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, để pha chế được 500ml rượu etylic 40 o một cách chính xác nhất, người ta tiến hành như sau:
A. Lấy 200ml rượu etylic nguyên chất trộn với 300ml nước
B. Lấy 200g rượu etylic nguyên chất cho vào bình dung tích 500ml, thêm nước cho đủ thể tích 500ml
C. Lấy 200ml rượu etylic nguyên chất trộn với 300p nước
D. Lấy 200ml rượu etylic nguyên chất cho vào bình dung tích 500ml, thêm nước cho đủ thể tích 500ml
Câu 19: Đổ từ từ dd FeCl3 vào dd Na2CO3, ta thấy:
A. Chì có kết tủa FeCO3
B. Chỉ có kết tủa Fe(OH)3
C. Có kết tủa Fe(OH)3 và khí CO2 thoát ra
D. Chỉ có khí CO2 thoát ra
Câu 20: Hai chất hữu cơ X, Y đều có phân tử khối là 60. X tác dụng được với cả Na và NaOH, Y không tác dụng với Na chỉ tác dụng được với NaOH. Tên gọi đúng của X và Y lần lượt là:
A. axit axetic và metyl fomiat
B. Metyl fomiat và axit axetic
C. Glixerol và axit axetic
D. Axit axetic và đimetyl ete
B. PHẦN TỰ LUÂN: (15,0 điểm)
Câu I: (3,0 điểm)
1. Để tiến hành nhiều phản ứng hóa học, người ta cần “rượu tuyệt đối”. Làm thế nào để thu được rượu đó từ “cồn y tế” chứa 10% nước bằng phương pháp hóa học?
2. Cho một ví dụ phản ứng trong đó các hợp chất phản ứng và chất tạo thành sau phản ứng là đại diện của 4 hợp chất vô cơ cơ bản?
3. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điểu kiện nếu có).
CaCO3 ---> A ---> B ---> C ---> CaCO3
CaCO3 ---> X ---> Y ---> Z ---> CaCO3
Câu II: (3,0 điểm)
1. Sách giáo khoa Hóa học lớp 9 cho biết axetilen là một khí không màu, không mùi. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất axetilen từ đất đèn, chỉ cần nhúng một miếng đất đèn vào nước ta ngửi ngay thấy mùi khó chịu. Hãy giải thích hiện tượng trên và viết phương trình phản ứng minh họa?
2. Nêu phương pháp tiến hành nhận biết từng khí trong hỗn hợp gồm CO2, SO2, C2H2, C2H4 và CH4 (Không cần viết phương trình phản ứng)
3. Đun 17,8g chất hữu cơ Z có CTPT là C57H110O6 trong dd NaOH dư, thu được glixerol và muối natri của một axit hữu cơ đơn chức. Viết phương trình phản ứng và tính khối lượng glixerol sinh ra ( giả sử Hpư = 100%)
Câu III: (3,0 điểm)
Để đềiu chế 28,7g muối AgCl, người ta tiến hành thí nghiệm sau: lấy 25,4g muối bạc khan dễ tan (muối A) hòa vào cốc nước thứ nhất, lấy 20,3g một muối clorua kết tinh ở dạng hexahiđrat ( muối ngậm 6 phân tử nước) (muối B) hòa vào cốc nước thứ hai. Sau đó đổ cốc thứ nhất vào cốc thứ hai, khuấy đều. Lọc kết tủa, sấy khô và đem cân, thấy khối lượng rắn thu lớn hơn 28,7g, giải thích điều này và xác định CTPT của 2 muối A, B?
Câu IV: ( 3,0 điểm)
1. Có một hỗn hợp gồm C2H5OH, CH3OCH3 và CH3COOH. Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng chất ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
2. Hòa tan hoàn toàn a g CuO vào 420g dd H2SO4 40%ta được dd X chứa axit dư có nồng độ 14% và muối có nồng độ C%. Tính a và C?
Câu V: (3,0 điểm)
Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Khi hóa hơi 14,8g X thì thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 6,4g khí O2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Cho 3,7g X vào 100ml dd NaOH 1M (D = 1,0262g/ml), sau đó nâng nhiệt độ từ từ cho bay hơi đến khô làm lạnh phần hơi cho ngưng tụ hết. Sau thí nghiệm thu được chất rắn Y khan và 100,22g chất lỏng. Xác định CTCT của X?
ChemistryQueen
06-12-2008, 10:03 PM
Câu 1 : 
1 . Một hỗn hợp gồm hai ôxit : CuO và Fe2O3 . Chỉ dung thêm HCl và bột Al , hãy trình bày 3 cách điều chế Cu tinh khiết . 
2. Người ta nhận thấy khi đốt cháy các đồng đẳng của 1 loai rượu thì tỉ lệ số mol CO2: H2O tăng dần khi số nguyên tử cacbon tăng . Hỏi chúng nằm ở dãy đồng đẳng nào ? ( rượu no , rượu không no, rựou thơm )
Câu 2 :
1 . Dẫn từ từ V lit khí CO2 ở dktc vào 300 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1 M thì thu được 19,7g kết tủa trắng . Tính thể tích V .
2 . Hỗn hợp khí A gồm H2 và một hidrocacbon X mạch hở có tỉ khối so với H2 bằng 3 .Đun nóng A với xúc tác Ni đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 là 4,5 . Tìm công thức và gọi tên X biết X nằm trong các dãy đồng đẳng đã học .
Câu 3:
1.Cho các dung dịch sau : H2SO4 , Na2SO4 , MgSO4 , KCl , BaCl2 . Chỉ dung thêm một thuốc thử , nêu cách phân biệt các dung dịch trên .
2. Ba chất đồng phân A , B, C thành phần chứa C, H,O phân tử khối 60dvd. Xác định công thức phân tử , công thức cấu tạo và viết các phương trình phản ứng biết rằng : tác dụng được với Na có A và C , tác dụng với NaOH có A và B , tham gia phản ứng tráng gương có B và C .
Câu 4 :
Hòa tan 1,42 g một hỗn hợp bột gồm Mg, Al , Cu trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch A và 0,64 g chất rắn không tan . Cho dung dịch A tác dụng với 90 ml dung dịch NaOH 1M sau đó nung kết tủa tới khối lượng không đổi thu dc 0,91 g chất rắn B .
1 Viết các PTPU
2. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp đầu .
Câu 5 :
Một rượu đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr dư thu dc chất hữu cơ Y thành phần chứa C , H , Br trong đó Br chiếm 69,56% về khối lượng.Phân tử khối của Y nhỏ hơn 260 dvc . Nếu đun nóng rượu X với H2SO4 đặc ở 170độ C thì nó tách H2O tạo thành hai hidrocacbon có các nối đôi ở các vị trí hok kề nhau .
1 .Xác định cônmg thức phân tử và CTCT của X .
2 . Viết phương trình phản ứng tách nước tại hai hidrocacbon của X và cho biết chất nào là sản phẩm chính ? Giải thích .
ChemistryQueen
06-13-2008, 12:07 PM
ĐỀ THI CHUYÊN PTNK TPHCM NĂM 2008 - 2009
Câu 1: 
Viết các pt hoá học của phản ứng xảy ra, nếu có, trong các quá trình sau( nếu không có pứ ghi rõ không phản ứng)
a) Nung hh gồm bột Fe và S trong môi trường không có oxi
b) Sục khí clo vào dd NaOH đặc nguội
c) Đun sôi kĩ dung dịch canxi hidrocacbonat bão hoà
d) Đun nhôm oxit trong dung dịch NaOH 
Câu 2: 
Xác định X và hoàn thành các pt pứ sau( chỉ dc thêm H2O nếu cần)
(a)XH3 + MnO2 -> Mn3O4 + XO
(b)Ag + HNO3 -> AgNO3 + XO
(c)XO + O2 -> XO2 
(d) KNO2 + KI + H2SO4 -> I2 + XO + K2SO4
(e)XO2 + C -> CO2 + XO
(f) XO + XH3 -> X2
Câu 3: 
X, Y, Z là 3 hoá chất dc dùng phổ biến làm phân hóa học. Chúng là các phân bón đơn để cung cấp 3 thành phần chính: đạm, lân, kali cho cây trồng. Ba hoá chất trên đều tan trong nước. Biết rằng:
+ Dung dịch nước của X cho kết tủa màu trắng với dung dịch natri cacbonnat dư
+ Khi cho dư dung dịch natri hidroxit vào dung dịch nước của Y và đun sôi, nhận thấy có mùi khai bay ra, nhưng cho dung dịch axit clohidric vào dd Y thì không thấy hiện tượng gì xảy ra. Dung dịch Y cũng tạo kết tủa trắng với dung dịch bải clorua
+ Dung dịch nc' của Z tạo kết tủa trắng với dung dịch bạc nitrat, nhưng không tạo kết tủa với dung dịch bải clorua
Xác định X, Y, Z và viết các pt mô tả các TN trên
Câu 4: 
Dung dịch A chứa đồng thời 2 muối bạc nitrat và đồng (II) nitrat với nồng độ mol cuả muối đồng gấp 4 lần nồng độ mol của muối bạc
a) Nhúng 1 thanh kẽm vào 250 ml dung dịch A. Sau 1 tg lấy ra rửa sạch và cân nặng thấy m thanh kẽm tăng 1,51 . Biết rằng lúc này dung dịch sau pứ chứa 3 muối. Tính C M của muối kẽm trong dd sau pứ
b) Nếu giữ thanh kẽm ấy trong A 1 thời gian đủ lâu thì thấy sau pứ dd thu dc chỉ chứa 1 muối duy nhất với nồng độ là 0,54 M. Tính nông độ mol các chất trong dd A ban đầu
c) Trong thí nghiệm ở câu b), khối lượng thanh kẽm thay đổi bao nhiêu so với khối lượng của thanh kẽm ban đầu
Trong cả bài chấp nhận lượng kim loại sinh ra bám hết vào thanh kẽm và V dd không thay đổi trong quá trình pứ.
Câu 5: 
Cho chuỗi chuyển hoá sau
H2O, Al2O3 
A ---------------------> B(C2H6O)
Al2O3 + ZnO 
B ---------------------> C(C4H6)
A, 600 độ C
C --------------------------> D(C6H10)
Pt, 300 độ C
D --------------------> E(C6H6)
HNO3, H2SO4
E -----------------------------> F (C6H5NO2)
Fe + HCl
F ---------------> G (C6H8NCl)
NaOH
G -------------> H(C6H7N)
XĐ CTCT của các chất trên và viết lại dưới dạng các pt phản ứng.
Biết 1 mol D pứ với 1 mol Br2 và E không pứ với dd brôm
Câu 6: 
Một hỗn hợp khí gồm hidrocacbon CnH2n và hidro có thể tích chung là 3,360 l (dktc) dc cho qua xúc tác platin ở 200 độ C. Sau một tg pứ , thể tích hỗn hợp khí là 2,464 l (dktc) tương ứng với lượng CnH2n phản ứng dc là 80%. Nếu cho hỗn hợp khí ban đầu pứ với dung dịch nc' brôm thì m dung dịch tăng 2,1 g
XD thành phần phần trăm về V các chất trong hh khí đầu và tìm CT của CnH2n
ChemistryQueen
06-18-2008, 04:45 PM
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
Năm học 2008 – 2009. Khoá ngày 17/ 06/ 2008
MÔN: HOÁ HỌC. Thời gian làm bài: 150 phút
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
1. Nguyên tố R có hoá trị trong oxit bậc cao nhất bằng hoá trị trong hợp chất vơí khí H. Phân tử khối của oxit này bằng 1,875 lần phân tử khối hợp chất khí với H. R là:
A. C B. Si C. S D. N
2. Trong quá trình chuyển hoá muối Ba(NO3)2 thành kết tủa Ba3(PO4)2, thấy khối lượng hai muối khác nhau là 9,1g. Số mol muối Ba(NO3)2 và Ba3(PO4)2 lần lượt là:
A. 0,05mol và 0,1mol
B. 0,1mol và 0,05mol
C. 0,05mol và 0,15mol
D. 0,15mol và 0,05mol
3. Cho hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dd HNO3, phản ứng xong thu đ

File đính kèm:

  • docde thi chuyen hoa thpt 2001 2008.doc