Đề thi tuyển sinh lớp 10 đại trà năm học: 2008 – 2009 môn thi: Văn

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 đại trà năm học: 2008 – 2009 môn thi: Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu
Đ01V-09-TS10ĐT
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học: 2008 – 2009
Môn thi: Văn
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề này gồm 02 câu 01 trang)
Câu 1: (3 điểm)
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 ( Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm )
a) Hãy xác định hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ gì?
b) Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó?
Câu 2: (7 điểm)
Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều trong đoạn trích “chị em Thuý Kiều” và nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
Hết
Mã ký hiệu
HD01V-09-TS10ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học: 2008 – 2009
Môn thi: Văn
 (Hướng dẫn này gồm 02 câu 02 trang)
Câu 1: (3 điểm)
a) Học sinh phải chỉ ra được hình ảnh mặt trời trong câu thứ hai của mỗi đoạn thơ được sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ. Đó là biện pháp tu từ ẩn dụ. (0,5điểm)
b) Học sinh cần phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ:
- Tăng khả năng diễn đạt nhằm làm nổi bật giá trị nội dung, ý nghĩa hình ảnh “mặt trời” trong hai câu thơ:
	+ Câu thơ thứ nhất: (0,75điểm) 
 - Bác như hình ảnh mặt trời rực rỡ, chói chang, là người đem lại cuộc sống ấm no, thanh bình cho muôn dân trăm họ. 
 - Ca ngợi công lao to lớn và vĩ đại của Bác sánh ngang tầm vũ trụ 
	+ Câu thơ thứ hai: (0,75điểm) 
	 - Đứa con chính tài sản lớn lao, là người mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cả đời của người mẹ.
 - Thể hiện tình yêu thương, niềm tự hào vô bờ của người mẹ dành cho đứa con của mình.
- Mở rộng trường liên tưởng, so sánh. (0,5điểm)
- Tiết kiệm từ ngữ, phù hợp với bản chất của thơ là gợi nhiều hơn tả. (0,5điểm)
Câu 2: (7 điểm).
- Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của 2 nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều.
- Nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
1. Về vẻ đẹp của từng nhân vật cần nêu được các ý chính sau:
- Hai nhân vật chính của đoạn trích Thúy Vân và Thúy Kiều đều mang một vẻ đẹp chung toàn mỹ từ hình dáng: “hai ả tố nga”, “mai cốt cách” đến tâm hồn trong sáng như tuyết.
- Nhưng “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
+ Thuý Vân: đẹp một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”. Vẻ đẹp đó dự báo một số phận yên ổn, may mắn của nàng.
+ Thuý Kiều: đẹp một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà”; Không những đẹp về nhan sắc mà Kiều còn mang một vẻ đẹp của tâm hồn và tài năng, tài nào cũng đạt đến mức thành “nghề” đặc biệt là nghề đánh đàn “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”. Ngoài vẻ đẹp của thiếu nữ làm “nghiêng nước nghiêng thành”, Kiều là một người rất đa cảm, có vẻ đẹp nội tâm phong phú: dám hi sinh mối tình đầu để cứu nạn cho gia đình, chung tình với Kim Trọng, luôn luôn vươn lên hướng thiện, mặc dù thân phận bị đầy đoạ. Phẩm hạnh của nàng đã từng khiến cho Từ Hải say mê: “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”.
2. Về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du có thể nêu các nhận xét:
- Nguyễn Du có tài miêu tả từ khái quát đến chi tiết, từ cái chung đến cái riêng, từ vẻ đẹp chung đến nét đẹp riêng của từng nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều.
- Nguyễn Du còn đặc biệt chú ý miêu tả từ ngoại hình để làm nổi bật nội tâm phong phú của nhân vật.
- Nguyễn Du vẫn sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ của văn thơ cổ, nhưng đã kết hợp với việc chọn lọc chi tiết miêu tả, một số chi tiết tả thực, nên các nhân vật có gương mặt riêng, khá sinh động.
- Nguyễn Du chú ý đến hoàn cảnh xuất hiện các nhân vật, miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành vi và ngôn ngữ để bộc lộ tính cách nhân vật.
- Nguyễn Du đặc biệt thành công khi phân tích tâm lí nhân vật. Chính những phân tích tâm lí đó giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về nhân vật.
- Trong khi miêu tả, ngoài những nhận xét trực tiếp, Nguyễn Du còn dự báo số phận của các nhận vật ngay trong từ ngữ miêu tả, trong cách miêu tả.
- Cách miêu tả của Nguyễn Du linh hoạt, biến hoá và đa dạng nên đã tạo ra được hàng loạt các nhân vật sống động, trở thành các “điển hình” của đời sống. Với đoạn trích này hai chị em Kiều đều là “hai ả tố nga” nhưng mỗi người đều có nét đẹp riêng, tâm hồn riêng, số phận riêng... Vì vậy hàng loạt các nhân vật trong tác phẩm hiện lên đều được điển hình hóa (ghen như Hoạn Thư, ngang tàng như Từ Hải, nanh nọc như Tú Bà, tráo trở như Sở Khanh)
* Cách cho điểm
- Điểm 7: Đạt yêu cầu trên. Châm trước thêm: đôi chỗ diễn đạt chưa thật lưu loát, còn mắc một hai lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 5: Gần đạt yêu cầu trên. Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng hoặc có ý trình bày sơ sài mắc 3 – 4 lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 3: Đạt khoảng 1/2 yêu cầu hoặc đủ ý nhưng viết còn sơ sài, ít cảm xúc. Mắc 5-6 lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 1: Bài viết quá sơ lược, chung chung. Diễn đạt lủng củng, trình bày cẩu thả mắc nhiều lỗi chính tả - ngữ pháp.
 Người ra đề Người duyệt đề Xác nhận của nhà trường
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
Đinh Thị Diệu Thúy

File đính kèm:

  • docVĂN VÀO10.doc