Đề thi tuyển sinh lớp 10 đại trà năm học: 2009 - 2010 môn: Bgữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 đại trà năm học: 2009 - 2010 môn: Bgữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT YÊN KHÁNH
TRƯỜNG THCS KHÁNH PHÚ
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐẠI TRÀ
Năm học: 2009 - 2010
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút
( Đề này gồm 03 câu – 01 trang)
Câu 1: (2 điểm)
 Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp? Mỗi loại cho một ví dụ?
Câu 2: (2 điểm)
Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ mang tính nhân hoá trong câu thơ: "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính".
Câu 3: (6 điểm)
Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy trong bài thơ "Ánh trăng".
PHÒNG GD&ĐT YÊN KHÁNH
TRƯỜNG THCS KHÁNH PHÚ
HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH LỚP 10 
Năm học: 2009 - 2010
Môn: Ngữ Văn
Câu 1:
- Nêu đúng khái niệm mỗi loại cho 0,5 điểm
- Lấy ví dụ chính xác mỗi loại cho 0,5 điểm
(2 điểm)
Câu 2:
- Hình ảnh "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" càng tô đậm sự gắn bó yêu thương của người lính đối với quê nhà. Hình ảnh ấy vừa được sử dụng như một phép hoán dụ (giếng nước gốc đa biểu hiện cho làng quê Việt Nam - quê hương của người lính), vừa được sử dụng như một phép nhân hoá (giếng nước gốc đa biết nhớ những người lính) 
- Nó giúp người lính diễn tả một cách hồn nhiên và tinh tế tâm hồn mình. Giếng nước gốc đa kia nhớ người ra lính hay chính tấm lòng người ra lính không nguôi nhớ quê hương và đã tạo cho giếng nước gốc đa một tâm hồn. 
- Quả thực giữa người chiến sĩ và quê hương anh đã có một mối giao cảm vô cùng sâu sắc đậm đà. Nếu không nhà thơ làm sao có thể hình dung ra được bấy nhiêu nhớ nhung lưu luyến bấy nhiêu hình ảnh thân thương. 
- Diễn tả nỗi niềm nhớ thương như thế nhà thơ đã nói lên một tình cảm bình dị hồn nhiên và rất thật của người chiến sĩ đó là lòng yêu Tổ quốc. 
(2 điểm)
(0,5 điểm) 
(0,5 điểm) 
(0,5 điểm) 
(0,5điểm)
Câu 3. 
Yêu cầu bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Nội dung
a, Kỉ niệm về những ngày làm bạn với ánh trăng:
+ Đầu tiên nhà thơ nhớ về những kỉ niệm đã qua mà một thời tác giả đã hằng gắn bó, vầng trăng chẳng để lại dấu ấn gì.
+ Lớn lên tham gia kháng chiến, vầng trăng đột ngột trở thành "tri kỉ".
b, Thế nhưng nhân vật trữ tình đã quên vầng trăng ấy:
- Lí do:
- Sự thay đổi của hoàn cảnh sống khi hoà bình lập lại
- Sự lãng quên của một lớp người.
* Tác giả không phê phán những "ánh điện, cửa gương" mà điều cốt lõi là phải làm sao để những giá trị vật chất không thể điều khiển chúng ta.
c, Niềm ân hận của tác giả và tấm lòng của "vầng trăng"
+ Đó chính là niềm ân hận không nguôi của một người khi nhận ra sự bạc bẽo vô tình của mình.
+ Tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy không dừng lại ở đó. Điều quan trọng là phải tự mình bước qua những lỗi lầm của mình.
+ Tấm lòng của "vầng trăng ", của nhân dân ta quả là rộng lớn, luôn bao dung tha thứ và độ lượng cho mọi sai lầm.
2. Về hình thức
- Bố cục chặt chẽ.
- Có lập luận, dẫn chứng xác đáng.
- Có sự liên kết giữa các đoạn, các phần.
* Biểu điểm:
- Điểm 6: Đảm bảo nội dung trên, bài viết có cảm xúc
- Điểm 4 - 5: Đảm bảo phần lớn nội dung trên, còn một vài sai Sót không đáng kể.
- Điểm 2 - 3: Đảm bảo 1/ 2 yêu cầu, bài còn mắc lỗi, diễn đạt lủng củng.
- Điểm 1: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi.
Lưu ý: Giáo viên dựa vào bài làm của học sinh. Khi chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án.
(6 điểm)

File đính kèm:

  • docde thi tuyên sinh lop 10-mon van.doc