Đề thi tuyển sinh lớp 10 - Môn: Sinh Học

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 - Môn: Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỳ thi tuyển sinh lớp 10
năm học 2008 - 2009
đề thi chính thức
môn : Sinh học 
Ngày thi : 04/7/2008
Thời gian làm bài : 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Chữ ký GT 1 :
.........................
Chữ ký GT 2 :
.......................... 
(Đề thi này có 02 trang)
Câu I. (2.0 điểm)
1. Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
2. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó.
Câu II. (1.5 điểm)
1. Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Hãy lập sơ đồ minh họa cơ chế tạo thể dị bội 3 nhiễm và thể dị bội 1 nhiễm ở cà độc dược?
2. Cho những ví dụ sau đây, hãy chỉ ra trường hợp nào là thường biến, trường hợp nào là đột biến:
- Người có bàn tay 6 ngón.
- Thỏ Himalaya nuôi ở 350C thì có bộ lông hoàn toàn trắng, nuôi ở 50C thì có bộ lông hoàn toàn đen, còn nuôi ở 200C- 300C có bộ lông Himalaya điển hình: thân trắng, mũi, tai, chân và đuôi thì đen.
- Lợn có đầu và chân sau dị dạng.
- Bò có 6 chân.
- Gấu bắc cực mùa đông có bộ lông dày, trắng toát, mùa hè thay lông thưa và có màu sậm hơn.
Câu III. (2.0 điểm)
1. Vì sao ADN rất đa dạng nhưng cũng rất đặc thù?
2. Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống nhưng những phương pháp này vẫn được sử dụng trong chọn giống?
3. Cho các ví dụ sau: 
a. Trùng roi sống trong ruột mối.
b. Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây.
c. Giun đũa sống trong ruột người.
d. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối.
e. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông sống gần nhau.
g. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
f. Các cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm.
k. Địa y sống bám trên cành cây.
Em hãy xếp chúng vào các mối quan hệ sinh thái đã học sao cho phù hợp.
Câu IV. (1.5 điểm)
 ở chuột, có một nhóm tinh bào bậc I và một nhóm noãn bào bậc I với số lượng bằng nhau đều giảm phân bình thường tạo tinh trùng và trứng. Tổng số tinh trùng và trứng được tạo ra bằng 40 và đều tham gia vào quá trình thụ tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng bằng 12,5% và các hợp tử tạo ra có chứa 160 NST.
Hãy xác định:
1. Số tinh bào bậc I và số noãn bào bậc I.
2. Số hợp tử và hiệu suất thụ tinh của trứng.
3. Bộ NST 2n của chuột.
Câu V. (3.0 điểm)
ở một loài thực vật:
Khi cho giao phấn giữa cây có quả tròn, hoa đỏ với cây có quả dài, hoa trắng thu được con lai F1 đều có quả tròn, hoa đỏ.
Cho F1 lai với một cây cùng loài khác ( dị hợp tử về 1 cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong hai trường hợp sau:
1. Trường hợp 1: F2 có tỉ lệ:
 2 quả tròn, hoa đỏ: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa trắng.
2. Trường hợp 2: F2 có tỉ lệ :
 3 quả tròn, hoa đỏ: 3 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa đỏ: 1 quả dài, hoa trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp.
Cho biết, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong quá trình giảm phân.
---------------------Hết-------------------------
( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:.Số báo danh:
Hướng dẫn chấm môn sinh học
đề chính thức
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10
Năm học 2008- 2009
Câu
Nội dung
Điểm
Câu I
(2.0đ)
1.
* Sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ (P) làm xuất hiện các kiểu hình khác P ở con lai, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp. 
0.25
* ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính vì:
- ở loài sinh sản giao phối do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử; các loại giao tử này được tổ hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp kiểu gen khác nhau làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
0.5
- Loài sinh sản vô tính không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh. Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua nguyên phân nên giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.
0.25
2.
* Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào.
0,25
* Cấu trúc NST tại kì giữa:
- NST co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 micrômet, đường kính từ 0,2 đến 2 micrômet, đồng thời có hình dạng đặc trưng như hình que, hình hạt hoặc chữ V.
0,25
- Mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động ( eo thứ nhất) chia nó thành 2 cánh. Một số NST còn có eo thứ 2.
0,25
- Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn
0,25
Câu II
 G.tử:
(1,5đ)
1. Sơ đồ minh họa cơ chế tạo thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm ở cà độc dược:
Đột biến
Bố mẹ : 2n = 24 x 2n = 24
Bình thường
n=12
n-1=11
n+1=13
0,5
Hợp tử: 
n+1= 13
n-1 = 11
n=12
2n+1=25
( Thể 3 nhiễm)
2n-1=23
( Thể 1 nhiễm)
0,5
2.
- Những ví dụ về thường biến: 
 +Thỏ Himalaya nuôi ở 350C thì có bộ lông hoàn toàn trắng, nuôi ở 50C thì có bộ lông hoàn toàn đen..
+ Gấu bắc cực mùa đông có bộ lông dày, trắng toát, mùa hè thay lông thưa và có màu sậm hơn. 
0,25
- Những ví dụ về đột biến:
+ Người có bàn tay 6 ngón.
+ Lợn có đầu và chân sau dị dạng.
 + Bò có 6 chân. 
0,25
Câu III
(2.0đ)
1. ADN rất đa dạng nhưng cũng rất đặc thù:
- Đặc thù: Do thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
0,25
- Đa dạng: Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit ( A, T, G, X) tạo nên tính đa dạng của ADN .
0,25
2. Tự thụ phấn và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng trong chọn giống người ta vẫn sử dụng những phương pháp này để:
- Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.
0,25
- Tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
0,25
3. 
- Quan hệ cùng loài: e, f.
- Quan hệ khác loài: a, b, c, d, g, k.
0,25
+ Quan hệ hội sinh: d, k
0,25
+ Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh: b, c.
0,25
+ Quan hệ cộng sinh: a, g.
0,25
Câu IV
(1,5đ)
1 . Số tinh bào bậc I và số noãn bào bậc I:
- Biết 1 tinh bào bậc I giảm phân cho 4 tinh trùng và 1 noãn bào bậc I giảm phân tạo ra 1 trứng.
- Vậy nếu số tinh bào bậc I và số noãn bào bậc I bằng nhau, thì số tinh trùng tạo ra bằng 4 lần số trứng tạo ra.
0,25
- Gọi a là số trứng. Suy ra số tinh trùng là 4a. Ta có:
a + 4a = 40 ị a = 40 : 5 = 8
- Vậy số trứng tạo ra = 8. Số tinh trùng tạo ra = 4 . 8 = 32 
0,25
ịSố noãn bào bậc I = số trứng tạo ra = 8 (tế bào)
 Số tinh bào bậc I = (tế bào)
0,25
2. Số hợp tử và hiệu suất thụ tinh của trứng.
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng = 12,5%. Suy ra số hợp tử bằng số tinh trùng thụ tinh là: 32 . 12,5% = 4( hợp tử)
0,25
=> Số trứng thụ tinh = 4. Vậy hiệu suất thụ tinh của trứng là:
= 50%.
0,25
3. Bộ NST 2n :
- Số NST trong các hợp tử được tạo ra: 4. 2n = 160
ị 2n = 
 2n = 40 
0,25
Câu V
(3,0đ)
- P (tương phản): quả tròn, hoa đỏ x quả dài, hoa trắng-> F1: đều quả tròn, hoa đỏ => quả tròn, hoa đỏ là trội hoàn toàn; P thuần chủng; F1 dị hợp tử về 2 cặp gen.
0,25
- Quy định gen:
A: quả tròn; a: quả dài
B: hoa đỏ; b: hoa trắng.
0,25
1. Trường hợp 1.
- F2 có tỉ lệ kiểu hình: 2: 1: 1 = 4 tổ hợp = 2 loại giao tử x 2 loại giao tử. Như vậy, F1 ( dị hợp tử về 2 cặp gen) chỉ cho 2 loại giao tử, chứng tỏ đã xảy ra hiện tượng liên kết gen.
0,25
=> P quả tròn, hoa đỏ có kiểu gen: 
 P quả dài, hoa trắng có kiểu gen: 
0,25
- Xét tính trạng hình dạng quả ở F2: 
F1 x ? (dị hợp tử 1 cặp gen)-> F2: 3 quả tròn: 1 quả dài
=> kiểu gen: Aa x Aa.
- Xét tính trạng về màu sắc hoa ở F2: 
F1 x ? (dị hợp tử 1 cặp gen)-> F2: 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng
=> kiểu gen: Bb x bb.
Suy ra F1 có kiểu gen: ( quả tròn, hoa đỏ) và ? ( dị hợp tử 1 cặp gen) có kiểu gen: ( quả tròn, hoa trắng)
0,25
* Sơ đồ lai:
P: ( quả tròn, hoa đỏ) x ( quả dài, hoa trắng)
GP: AB ab
F1: 100% ( quả tròn, hoa đỏ)
F1 lai với cây dị hợp tử về 1 cặp gen:
 F1 : x 
GF1: AB, ab Ab, ab
F2: Kiểu gen: 1 : 1 : 1 : 1
 Kiểu hình: 2 quả tròn, hoa đỏ: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa trắng.
0,5
2. Trường hợp 2:
- F2 có tỉ lệ kiểu hình : 3: 3: 1: 1 = 8 tổ hợp = 4 loại giao tử x 2 loại giao tử. F1 ( dị hợp tử 2 cặp gen) cho 4 loại giao tử, chứng tỏ đã xảy ra hiện tượng phân li độc lập.
0,25
=> P quả tròn, hoa đỏ có kiểu gen: AABB
 P quả dài, hoa trắng có kiểu gen: aabb
0,25
- Xét tính trạng về hình dạng quả ở F2: F1 x ? (dị hợp tử 1 cặp gen)
 -> F2: 3 quả tròn: 1 quả dài => Kiểu gen: Aa x Aa.
- Xét tính trạng màu sắc hoa ở F2: F1 x ? (dị hợp tử 1 cặp gen)
 -> F2: 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng => Kiểu gen: Bb x bb
=> F1 có kiểu gen: AaBb và ? có kiểu gen: Aabb
0,25
* Sơ đồ lai: 
P : AABB (quả tròn, hoa đỏ) x aabb (quả dài, hoa trắng)
GP: AB ab
F1: 100% AaBb( quả tròn, hoa đỏ).
F1 lai với cây dị hợp tử về 1 cặp gen:
F1: AaBb x Aabb 
GF1: AB, Ab, aB, ab Ab, ab
F2: 
Kiểu gen: 1 AABb: 2 AaBb: 1 AAbb: 2 Aabb: 1 aaBb: 1 aabb.
Kiểu hình: 3 quả tròn, hoa đỏ: 3 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa đỏ: 1 quả dài, hoa trắng .
0,5
----------------------------------Hết--------------------------------

File đính kèm:

  • docDe thi va dap an chuyen sinh 08 09.doc
Đề thi liên quan