Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Bắc Kạn - Môn thi: Sinh học (đề chuyên)

docx2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Bắc Kạn - Môn thi: Sinh học (đề chuyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC KẠN
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi: SINH HỌC (đề chuyên)
Ngày thi: 03/07/2013
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 10 câu in trong 02 trang)
Câu 1. (1 điểm)
Tại sao trong dạ dày có enzim tiêu hoá đạm động vật nhưng bản thân dạ dày lại không bị tiêu hoá bởi enzim này?
Nêu các triệu chứng điển hình và giải thích nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày?
Tại sao trong thuốc chữa viêm loét dạ dày có chứa muối NaHCO3?
Câu 2. (1 điểm)
Lai phân tích có ý nghĩa gì trong nghiên cứu di truyền học? Giải thích?
Ở một loài thực vật có các tính trạng: hoa đỏ, hoa hồng, hoa trắng, thân cao, thân thấp. Tiến hành phép lai giữa cây hoa đỏ, thân cao với cây hoa hồng, thân thấp được F1 gồm 25% cây hoa đỏ, thân cao; 25% cây hoa hồng, thân cao; 25% cây hoa đỏ, thân thấp; 25% cây hoa hồng, thân thấp. Biết rằng gen quy định các kiểu hình nằm trên NST thường, mỗi tính trạng chỉ do một cặp gen quy định và số gen quy định màu sắc hoa là 2.
Câu 3. (1 điểm)
Một cặp vợ chồng không biểu hiện bệnh mù màu. Họ có hai người con: người con trai bị bệnh mù màu, người con gái bình thường. Người con trai lấy vợ bình thường sinh được một trai bệnh mù màu và hai gái bình thường. Người con gái lấy chồng bệnh mù màu sinh được một trai và một gái đều mù màu. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ và xác định kiểu gen của từng thành viên trong gia đình? Biết rằng gen lặn gây bệnh mù màu nằm trên NST giới tính X.
Câu 4. (1 điểm)
Cho rằng một loài có bộ NST 2n = 50, chu kì tế bào diễn ra trong 22 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian nguyên phân là 18 giờ. Khi nguyên phân, thời gian diễn ra kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối tương ứng tỉ lệ với 4 : 3 : 2 : 1. Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số NST theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của X phân bào tại thời điểm 64 giờ?
Câu 5. (1 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Sinh vật
Số lượng gen
Vi khuẩn E.coli
2500
Ruồi giấm
4000
Người
35000
Hãy cho biết mối quan hệ giữa kích thước cơ thể và số lượng gen trong cơ thể? Giải thích?
Một đoạn mạch đơn của gen B mang thông tin cấu trúc của một loại protein có trình tự các nuclêôtit như sau:
A – G – X – G – G – A – A – T – A – G – T – A –
Xác định trình tự đoạn mạch đơn tương ứng?
Gen B tham gia tổng hợp phân tử ARN. Xác định trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch ARN được tổng hợp từ đoạn mạch trên?
Câu 6. (1 điểm)
Gen a có chiều dài 2550Å và có 1900 liên kết hyđrô. Gen a bị đột biến thêm 1 cặp A-T thành gen b.
Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen a và gen b?
Nếu gen b nhân đôi 4 lần liên tiếp thì số lượng từng loại nuclêôtit do môi trường nội bào cung cấp cho gen b là bao nhiêu?
Câu 7. (1 điểm)
Trong gia đình, bố mẹ đều bình thường sinh đôi được người con trai bình thường và người con gái có biểu hiện hội chứng Đao. Cặp vợ chồng băn khoăn không hiểu lí do vì sao, bằng kiến thức đã học em hãy giải thích giúp họ?
Khi lai các cây củ cải đường 2n với nhau thu được cây tứ bội 4n. Hãy giải thích cơ chế hình thành cây tứ bội nói trên?
Câu 8. (1 điểm)
Cho các quần thể sinh vật A, B, C, D, E, G, H, I và K thuộc các loài khác nhau.
Điều kiện để các quần thể nêu trên hình thành một quần xã sinh vật là gì?
Giả sử trong một quần xã gồm các loài trên, nếu loài A bị loại bỏ thì tất cả các loài khác sẽ chết. Hai loài C và D cùng sử dụng loài A làm thức ăn. Nếu loài C bị loại bỏ, thì các loài G và I sẽ chết. Nếu hai loài C và H bị loại bỏ, thì các loài G, I và K sẽ chết, nhưng các loài D và E tăng nhanh về số lượng. Biết rằng loài H không sử dụng loài E làm thức ăn. Hãy vẽ lưới thức ăn phù hợp với các dữ kiện này và nêu một ví dụ về quần xã như vậy trong thực tế.
Câu 9. (1 điểm)
Phân biệt mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi và mối quan hệ vật kí sinh-vật chủ theo các tiêu chí: kích thước cơ thể, mức quan hệ, số lượng cá thể? 
Cho một ví dụ về ứng dụng của mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi trong phòng trừ côn trùng gây hại bằng biện pháp sinh học.
Câu 10. (1 điểm)
Ở một số vùng núi, một số bà con thường đốt rừng để làm nương rẫy. Họ thường chỉ canh tác trên nương rẫy được một hai vụ rồi bỏ đi nơi khác. Chình vì vậy, nhiều cánh rừng bị tàn phá mà bà con lại luôn thiếu đất canh tác. Hãy cho biết tại sao khi canh tác được một hai vụ trên nương rẫy thì bà con lại bỏ đi? Hãy nêu một số biện pháp phổ biến để cải tạo đất rẫy bị bỏ hoang và giải thích tác dụng của từng biện pháp?
Tại một khu dân cư, người ta xả thẳng nước thải sinh hoạt gia đình xuống con suối nhỏ chảy qua khu dân cư đó. Ban đầu, trong suối có một số loài động vật như: cá nhỏ, tôm, cua, ốc sinh sống. Nhưng từ khi người ta xả thẳng nước thải ra suối thì các loài động vật này đã biến mất. Bằng cách nào có thể khôi phục lại hệ sinh thái này như lúc ban đầu?
----------HẾT----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

File đính kèm:

  • docxde thi thu chuyen sinh 45.docx
Đề thi liên quan