Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT - Chuyên Môn: Sinh học - Đề chính thức

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT - Chuyên Môn: Sinh học - Đề chính thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo
Hưng Yên
--------------------------
 Đề chính thứC . 
Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên
năm học 2007 - 2008
Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Ngày thi: 18 tháng 7 năm 2007
----------------------------------------------
AC
I. Hãy chọn câu trả lời đúng vào tờ bài làm của mình.
	Câu 1: Các hoạt động xảy ra trong giảm phân mà không xảy ra trong nguyên phân:
	A. Nhiễm sắc thể (NST) phân li về 2 cực của tế bào;
	B. NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào;
	C. Phân đôi NST, NST kép phân li về 2 cực của tế bào;
	D. Tiếp hợp NST, NST kép phân li về 2 cực của tế bào.
	Câu 2. Tại sao biến dị tổ hợp chỉ xảy ra trong sinh sản hữu tính?
	A. Vì thông qua giảm phân (phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng) 
 đã tạo ra sự đa dạng của các giao tử;
	B. Vì trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên đã tạo ra nhiều 
 tổ hợp gen;
	C. Vì trong quá trình giảm phân đã có những biến đổi của các gen;
	D. Cả A và B đúng.
	Câu 3. Theo nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN thì về mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng:
	A. A + T = G + X;	C. A + T + G = A + X + G;
B. A = T; G = X;	D. A + X + T = G + X + T.
	Câu 4. Một đoạn phân tử ADN có 60 chu kỳ xoắn. Số nuclêôtit trên đoạn ADN đó là:
	A. 6000 nuclêôtit;	C. 1.200 nuclêôtit;
	B. 600 nuclêôtit;	D. 1.200 cặp nuclêôtit.
	Câu 5. Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?
	A. Cấu trúc bậc 1;	C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3;
	B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2;	D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.
	Câu 6. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra:
	A. Trong nhân tế bào, trên 2 mạch của gen;
	B. Trong nhân tế bào đối với mARN, ngoài nhân tế bào đối với tARN và rARN;
	C. Theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen;
	D. Theo nguyên tắc bổ sung trên mạch khuôn của gen.
	Câu 7. Cơ chế hình thành thể đa bội là:
	A.Tất cả các cặp NST không phân ly;	B. Rối loạn phân li của vài cặp NST;
	C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của ADN;	D. Rối loạn phân ly của một cặp NST.
	Câu 8. Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc NST:
	A. Bệnh Tơcnơ;	C. Bệnh ung thư máu;
	B. Bệnh máu khó đông;	D. Bệnh Đao.
	Câu 9. Trường hợp nào sau đây thuộc thể đa bội:
	A. 2n + 1;	C. 2n - 1;	B. 2n + 2;	D. Bộ NST tăng lên gấp bội.
	Câu 10. Các bệnh nào sau đây di truyền liên kết với giới tính:
	A. Bệnh Đao, ung thư máu;	 C. Bệnh mù màu đỏ và màu lục, bệnh máu khó đông;
	B. Bệnh bạch tạng;	 D. Bệnh máu khó đông, bệnh Đao.
	Câu 11. Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh là:
	A. Sự kết hợp 1 giao tử đực với 1 giao tử cái;
	B. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội;
	C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái;
	D. Sự tạo thành hợp tử.
	Câu 12. Gen A bị đột biến thành gen a. Gen a dài hơn gen A 3,4A0. Đây là đột biến dạng:
	A. Mất cặp nuclêôtit;	C. Thay cặp nuclêôtit;
	B. Thêm cặp nuclêôtit;	D. Cả B và C đúng.
	Câu 13. Bệnh Đao là:
	A. Đột biến thể dị bội 2n-1;	C. Đột biến thể dị bội 2n-2;
	B. Đột biến thể dị bội 2n+1;	D. Đột biến thể đa bội.
	Câu 14. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp:
	A. Lai khác thứ;	C. Lai khác dòng;
	B. Lai giữa các cá thể có cùng chung dòng họ;	D. Lai khác loài.
	Câu 15: Quần xã sinh vật nào trong các hệ sinh thái sau được coi là ổn định nhất?
	A. Một cái hồ;	C. Một đồng cỏ;	
	B. Một khu rừng;	D. Một đầm lầy.
	II. Hãy tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số (1), (2), (3)vào tờ bài làm để hoàn thiện các câu sau:
	Câu 16. Trội không hoàn toàn là hiện tượng(1)trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện(2)trung gian giữa bố và mẹ, còn F2 có(3)kiểu hình là 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
	Câu 17. Chính sự phân li(1)của các cặp tính trạng đã đưa đến sự(2)lại các(3)của P làm xuất hiện các(4)khác P được gọi là biến dị tổ hợp.
	Câu 18. Bản chất của gen(1)mỗi gen có cấu trúc là(2)phân tử ADN, lưu giữ(3)qui định cấu trúc của(4)prôtêin.
	Câu 19. Các đột biến NST và(1)gen gây ra các bệnh di truyền (2)và các dị tật(3)ở người. Người ta có thể nhận biết các bệnh nhân Đao, Tơcnơ qua(4).
	Câu 20. Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới(1)và gây ra(2)cho con người và sinh vật.
	Trách nhiệm của(3)chúng ta là phải(4)để chống ô nhiễm, góp phần bảo vệ(5)của chính mình và cho các thế hệ mai sau.
	B. phần tự luận (5,0 điểm)
Câu I: (1,0 điểm) Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
Câu II: (1,0 điểm) Bộ nhiễm sắc thể của một loài sinh vật 2n = 24.
	1) Có bao nhiêu nhiễm sắc thể (NST) được dự đoán ở thể tam bội, thể tứ bội?
	2) Cơ chế hình thành các dạng đa bội thể trên?
Câu III: (1,0 điểm) Một đoạn ADN gồm 20 cặp nuclêôtit. Giả sử có 1 đột biến: thêm 1 cặp A-T vào đoạn ADN nêu trên.
	1) Tính chiều dài đoạn ADN bị đột biến.
	2) Biểu thức A + G = T + X còn đúng hay không đối với đoạn ADN bị đột biến? Vì sao?
Câu IV: (1,5 điểm)
	1) Nêu sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
	2) Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
Câu V: ( 0,5 điểm)	Cho các chuỗi thức ăn sau:
	1) 	Cỏ ® Dê ® Hổ ® VSV
	2) 	Cỏ ® Thỏ ® Hổ ® VSV
	3) 	Cỏ ® Thỏ ® Mèo rừng ® VSV
	4) 	Cỏ ® Thỏ ® Cáo ® VSV
	5) 	Cỏ ® Thỏ ® Cáo ® Hổ ® VSV
	6) 	Cỏ ® Gà ® Cáo ® VSV
	7) 	Cỏ ® Gà ® Mèo rừng ® VSV
	Từ các chuỗi thức ăn trên, hãy xây dựng một lưới thức ăn theo sơ đồ sau:
	 (2) 	 (5)
 (3)	 (6)	VSV
(7)
 ---------------Hết---------------
Họ tên thí sinh:..
Số báo danh:..Phòng thi số:
Chữ ký của cán bộ coi thi số 1

File đính kèm:

  • docDE CHUYEN SINH HUNG YEN 0708.doc
Đề thi liên quan