Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm học: 2008-2009 Môn thi: Ngữ Văn

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm học: 2008-2009 Môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu
đ01v-08-tsl10ch

đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên
Năm học: 2008-2009
Môn thi: ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
( Đề này gồm 6 câu 1 trang)


Câu1 (1điểm)
Chỉ ra hiện tượng đổi trật tự cú pháp trong khổ thơ sau :
 Nhà ai mới nhỉ, tường vôi mới
Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng
 Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong
 (Tố Hữu)
 b) Phân tích ngắn gọn giá trị biểu đạt của biện pháp đổi trật tự cú pháp này.
Câu2 (2 điểm)
 Trình bày ngắn gọn ấn tượng của em về quê hương Ninh Bình.
Câu3 (2 điểm)
Giới thiệu về nhà thơ Chính Hữu và bài thơ Đồng chí.	 
Câu4 (3 điểm)
 Phân tích khổ thơ sau:
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
 (Hữu Thỉnh - Sang thu - ngữ văn 9 tập 1)
Câu5 (5 điểm)
 Chứng minh: Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen (Ngữ văn8 , tập 1)
Câu6 (7 điểm)
 Trong bài thơ Đọc kiều Chế Lan Viên viết:
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên
 Bằng những hiêủ biết về tác phẩm Truyện Kiều - Nguyễn Du, hãy chứng minh Thuý Kiều rất tài sắc mà lắm truân chuyên, từ đó hãy cho biết ý kiến của em về hai câu thơ trên.

......................Hết.........................









Mã ký hiệu
Hd 01v-08-tsl10ch


Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên
Năm học: 2008-2009
Môn thi: ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu1 (1điểm)
Chỉ đúng hiện tượng đổi trật tự cú pháp trong khổ thơ đã cho: (Thơm phức mùi tôm; nặng mấy nong; ngồn ngộn sân phơi) (0,5 điểm) 
Nêu được giá trị biểu đạt của biện pháp đổi trật tự cú pháp ở khổ thơ:
 Do đổi trật tự so với trật tự thông thường nên những biểu hiện của sự trù phú, đủ đầy, hạnh phúc, ấm no của một cuộc sống mới ở vùng quê biển được nổi bật hẳn lên (0,5 điểm) 

Câu2 (2 điểm)
Yêu cầu về hình thức: Biết viết một đoạn văn ngắn gọn theo đúng yêu cầu, 
diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, viết có cảm xúc, không mắc lỗi về câu, chính tả...
Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, 
nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
 - Trình bày được ấn tượng, cảm xúc về Ninh Bình (có thể là một địa danh hoặc một nét văn hoá, một món ăn...) nhằm thể hiện được tình yêu và niệm tự hào về quê hương, về đất nước của bản thân.
Câu3 (2 điểm): Cần thể hiện được những nội dung sau:
Tác giả (1 điểm) 
 - Tên khai sinh là Trần Đình Đắc sinh năm 1926 tại Nghệ An, quê ở Hà Tĩnh. Trước cách mạng tháng tám học trung học ở Hà Nội. Năm 1946 ra nhập Trung đoàn thủ đô, năm 1950 phụ trách Đoàn văn công quân đội, năm 1953-1954 tham ra các chiến dịch Thượng Lào và Điện Biên Phủ, từ năm 1954 tiếp tục công tác văn nghệ trong quân đội.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Chính Hữu hầu như 
chỉ viết về người chiến sĩ và cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Ông sáng tác ít, nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Tác phẩm chính là tập thơ Đầu súng trăng treo (1966)
Bài thơ Đồng chí (1 điểm) 
Sáng tác vào năm 1948 sau khi Chính Hữu đã cùng đồng đội tham gia chiến 
dịch thu đông năm 1947. Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng.
Câu4 (3 điểm)
Yêu cầu về hình thức: Viết được một bài nghị luận với lập luận chặt chẽ, sử dụng từ ngữ linh hoạt, chính xác.
Yêu cầu về nội dung: Cần đảm bảo được những nội dung sau:
Tác giả đã đem đến cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên: 
 + Đó là những tín hiệu của mùa thu với những nét phác hoạ tài hoa: hương ổi,
gió se, sương chùng chình giản dị mà hiện lên đầy gợi cảm (1 điểm) .
 + Động từ phả rất tài tình bởi không chỉ gợi được gió mà còn gợi được cả hương, thể hiện sự đậm đà trong tình quê của nhà thơ (1 điểm) .
 + Tiếp nối những tín hiệu mùa thu là hình ảnh thu đầy ần tượng, gợi lên không khí êm ả, thanh và tĩnh của thôn quê(1 điểm) .
 " Tín hiệu thu được cảm nhận bằng cả khứu giác và thị giác. Ta như cảm nhận thấy một hồn quê, một tình quê giản dị và sâu sắc, làm ta thêm yêu quê hương đất nước mình.
Câu5 (5 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: Đây là dạng đề nghị luận văn học nên cần đảm bảo các
yêu cầu của một đề văn nghị luận về kết cấu, bố cục, lập luận...
Yêu cầu về kiến thức: Người viết cần phải chỉ ra được hiện thực và mộng 
tưởng được kể đan xen như thế nào trong truyện. Cách kể ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm. Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
Nêu được hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm: Đêm giao thừa tuyết 
rơi, lạnh buốt, em phong phanh trong tà áo mỏng đi bán diêm...(0,5 điểm) 
Tác giả đã dùng nghệ thuật tương phản để làm nổi bật hoàn cảnh hết sức tội
nghiệp của em: Tương phản giữa nơi dành cho em (đường phố tối đen) với những ngôi nhà sáng rực ánh đèn, giữa mùi ngỗng quay trong phố với cái bụng đói cồn cào của em.(1,5 điểm) 
Đặc sắc hơn, tác giả đã dùng cách kể chuyện đan xen giữa hiện thực và mộng 
tưởng để truyền vào lòng người đọc niềm thương cảm với nỗi bất hạnh của em bé và đồng cảm với những ước mơ, khao khát của em (1,5 điểm) 
Phân tích được bốn lần quẹt diêm với bốn ảo ảnh (0,5 điểm) .
Cách kể chuyện như vậy làm cho câu chuyện tràn đầy tính bi kịch nhưng lại vẫn không ít chất thơ mộng của một truyện cổ tích (0,5 điểm) .
Những ước mơ của em bé giúp ta hiểu rằng dù bị cái đói, cái rét hành hạ, bị 
người đời thờ ơ, nhưng em vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, lương thiện. Cái chết của em là sự tố cáo mạnh mẽ trước nhân tâm, xã hội (0,5 điểm) .
Câu6 (7 điểm)
Về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đảm bảo được những ý cơ bản sau:
Chứng minh (3,5 điểm) 
Thuý Kiều tài sắc vẹn toàn “Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”
Thuý Kiều lắm truân chuyên: Cuộc đời chìm nổi lênh đênh với biết 
bao cay đắng, bị dày vò cả thể xác lẫn tinh thần.
Bình luận (2,5 điểm) 
ý kiến của Chế Lan Viên là đúng tuy đối tượng chưa tương đồng: 
Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến nay tuy có nhiều trang hào hùng, vẻ vang nhưng cũng có nhiều trang đau khổ.
Thái độ của nhà thơ: Thương xót, đồng cảm với thân phận một con 
người, cao hơn cả là dân tộc, chứng tỏ lòng yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.
Liên hệ với thực tế (1 điểm)
 2. Về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận với lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi câu.

 .................................... Hết.................................... 

 
 











































File đính kèm:

  • docDe thi dap an tuyen sinh 10 Chuyen Mon Ngu van 1.doc