Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Môn Sinh Học

doc8 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi - Môn Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục và đào tạo
hải dương
-------------
đề thi chính thức
kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên
 nguyễn trãI - năm học 2008-2009
môn thi: SINH Học
Thời gian làm bài : 150 phút
Ngày thi: 28 tháng 6 năm 2008
(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1 (1,0 điểm): Trắc nghiệm
Trong mỗi câu sau, em hãy chọn một phương án trả lời đúng nhất
1. Kiểu gen của một loài sinh vật là AaXEY, khi giảm phân bình thường không có hoán vị gen thì tạo được số loại giao tử là:
 A. 4 	B. 8 	C. 12 	D. 16
2. Một gen có 3900 liên kết hiđrô, nuclêôtit loại A chiếm tỷ lệ 20% tổng số nuclêôtit của gen. Chiều dài của gen là:
 A. 5100 A0 	B. 2550 A0 	C. 4080 A0 	D. 2040 A0 
3. Một tế bào của người có 22 nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Câu khẳng định nào sau đây về tế bào này là đúng?
 A. Đó là tinh trùng n – 1	C. Đó là tinh trùng n + 1
 B. Đó là tế bào trứng đã thụ tinh	D. Đó là tế bào sinh dưỡng
4. Nguồn gốc gây ra sự ô nhiễm sinh học môi trường sống là do:
 A. Các vụ thử vũ khí hạt nhân.
 B. Các khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu.
 C. Các bao bì bằng nhựa, cao su thải ra môi trường.
 D. Các chất thải từ sinh vật như phân, xác chết, rác bệnh viện. 
Câu 2 (1,5 điểm): Phân biệt định luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính trạng.
Câu 3 (1,5 điểm): Hệ sinh thái là gì? Nêu các thành phần của một hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các dạng sinh vật trong hệ sinh thái.
Câu 4 (2,0 điểm): Kiểu bộ nhiễm sắc thể giới tính XO có ở những dạng cơ thể nào? Cơ chế hình thành những dạng cơ thể đó? Nêu các đặc điểm biểu hiện của người mang nhiễm sắc thể XO. Muốn khẳng định người bệnh mang cặp nhiễm sắc thể đó ta phải làm gì?
Câu 5 (1,0 điểm): Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai gia đình đã có người bị bệnh bạch tạng.
 1. Em hãy thông tin cho đôi trai, gái này biết đây là loại bệnh gì?
 2. Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị bạch tạng thì tỷ lệ xuất hiện đứa trẻ sinh ra bị bệnh đó là bao nhiêu? Họ có nên tiếp tục sinh con nữa hay không? Tại sao?
Câu 6 (1,0 điểm): ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao, hạt vàng, vỏ trơn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, hạt xanh, vỏ nhăn. Cho cây đậu Hà Lan dị hợp về 3 cặp gen tự thụ phấn thu được thế hệ F1 (biết rằng 3 cặp gen nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể khác nhau, không có đột biến).
 1. Xác định các loại giao tử có thể có của cây đậu Hà Lan ở thế hệ P.
 2. Không viết sơ đồ lai, hãy xác định ở F1 tỷ lệ kiểu gen AABbdd và tỷ lệ kiểu hình A-bbD- 
là bao nhiêu?
Câu 7 (1,0 điểm): Quan sát cấu trúc nhiễm sắc thể số 3 trên loài ruồi giấm, người ta phát hiện có sự sai khác về trật tự phân bố các đoạn trên nhiễm sắc thể như sau:
- Nòi I : ABCDEGHIK 
- Nòi II: AGEDCBHIK 
- Nòi III: AGEDIHBCK
Đây là dạng đột biến nào? Tìm mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi này?
Câu 8 (1,0 điểm): ở một quần thể đậu Hà Lan, có các cây mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp tử theo tỷ lệ 3AA : 2Aa. Nếu cho các cây này tự thụ phấn, sau hai thế hệ tỷ lệ cây có kiểu gen đồng hợp trội sẽ là bao nhiêu?
------------- Hết ------------
Họ tên thí sinh..Số báo danh
Chữ kí của giám thị 1.. Chữ kí của giám thị 2
Hướng dẫn chấm và biểu điểm môn Sinh học
Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 trờng thpt Nguyễn Trãi
Câu 1 (1,0 điểm): Trắc nghiệm
Chọn mỗi ý đúng đợc 0,25 điểm x 4 ý = 1,0 điểm
1. B. 	 2. A. 	 3. C. 	 4. D.
Câu 2 (1,5 điểm):
Định luật phân li độc lập
Hiện tợng di truyền liên kết
Điểm
- Mỗi gen nằm trên 1 NST (hay 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tơng đồng khác nhau).
- Hai cặp tính trạng di truyền độc lập và không phụ thuộc vào nhau.
- Các gen phân li độc lập trong giảm phân tạo giao tử.
- Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
- Hai gen nằm trên 1 NST (hay 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tơng đồng).
- Hai cặp tính trạng di truyền không độc lập và phụ thuộc vào nhau.
- Các gen phân li cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử.
- Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3 : ( 1,5 điểm)
Nội dung
Điểm
 * Khái niệm: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trờng tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tơng đối ổn định. 
 * Các thành phần của hệ sinh thái:
- Các thành phần không sống nh đất, đá, nớc, thảm mục, chế độ khí hậu
- Các sinh vật bao gồm ba dạng: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
 * Quan hệ giữa các dạng sinh vật trong hệ sinh thái:
 Ba dạng sinh vật của hệ sinh thái có mối quan hệ dinh dỡng với nhau theo một chu trình tuần hoàn vật chất, thể hiện nh sau:
- Cây xanh là sinh vật sản xuất nhờ có chứa chất diệp lục, hấp thụ năng lợng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ (nớc và CO2).
- Chất hữu cơ do cây xanh tạo ra trở thành nguồn thức ăn cung cấp cho cây và các dạng động vật trong hệ sinh thái, vật chất đợc thay đổi dới các dạng hữu cơ khác nhau qua các dạng động vật khác nhau (động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt).
- Thực vật và động vật khi chết đi, xác của chúng đợc sinh vật phân giải (vi khuẩn và nấm) phân giải tạo CO2 và nớc. Các chất này tiếp tục đợc cây xanh hấp thu để quang hợp tạo chất hữu cơ.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 (2,0 điểm):
Nội dung
Điểm
 * NST giới tính XO có ở các loài sâu bọ cánh cứng và cánh thẳng, con đực chỉ có 1 NST X (dạng XO)
 ở một số cơ thể do rối loạn phân bào giảm phân nh dạng XO ở ngời.
 * Cơ chế hình thành
- ở một số loài, một giới tính là XX, khi giảm phân tạo ra một loại giao tử X, còn giới kia là XO khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử X và O. Sự phối hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử thuộc 2 giới tính nhờ thụ tinh đã hình thành 2 kiểu hợp tử XO, XX tính trên qui mô lớn xấp xỉ 1 đực: 1 cái.
 P: XO x XX
 GP: X, O	 X
 F1: 1 XX : 1 XO
- ở các loài, một giới tính là XX, giới tính kia là XY. Do quá trình giảm phân rối loạn ở một tế bào sinh dục đực hoặc tế bào sinh dục cái mà một giới tính tạo nên 2 loại giao tử không bình thờng. Chúng kết hợp với giao tử bình thờng sẽ tạo nên hợp tử XO (HS có thể viết 1 hoặc 2 sơ đồ). 
 P: XX x XY
 GP: XX, O	 X, Y
 F1: 1 XXX : 1 XO : 1XXY : 1YO
 * ở ngời dạng XO là hội chứng Tơcnơ tạo ra ngời đàn bà lùn, cổ ngắn, không có kinh nguyệt, vú không phát triển, âm đạo hẹp, dạ con nhỏ, trí tuệ chậm phát triển và không có con.
 * Muốn khẳng định ngời bệnh mang cặp nhiễm sắc thể XO, lấy tế bào của ngời bệnh đó làm tiêu bản nhiễm sắc thể rồi soi trên kính hiển vi. Nếu thấy cặp nhiễm sắc thể giới tính thiếu 1 chiếc thì khẳng định là bệnh nhân XO (Tơcnơ)
0,25 
0,25
0,25 
0,25 
0,25 
0,25
0,25
0,25
Câu 5 : ( 1,0 điểm)
Nội dung
Điểm
1. Đây là bệnh di truyền do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thờng gây nên.
2. * Quy ớc: Gen A: không bị bệnh; gen a: bị bệnh bạch tạng
Con đầu lòng bị bạch tạng sẽ có kiểu gen aa, phải nhận giao tử a từ bố và giao tử a từ mẹ. Mà bố mẹ có kiểu hình bình thờng nên có kiểu gen dị hợp Aa.
 P : Aa x Aa
 GP: A, a	A, a
 F1: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
 75% không bị bệnh: 25% bị bạch tạng
Vậy tỷ lệ xuất hiện đứa trẻ bị bệnh bạch tạng là 25%.
 * Họ không nên tiếp tục sinh con nữa vì cả bố và mẹ đã mang gen gây bệnh, nếu họ tiếp tục sinh con thì có thể vẫn sinh con bị bệnh bạch tạng.
0,25 
0,25
0,25
0,25
Câu 6 : ( 1,0 điểm)
Nội dung
Điểm
1.* Quy ớc gen:
 A: thân cao, a: thân thấp; B: hạt vàng, b: hạt xanh; D: vỏ trơn, d: vỏ nhăn
 Vì 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau nên cây đậu thân cao, hạt vàng, vỏ trơn dị hợp 3 cặp có kiểu gen là AaBbDd.
 * Kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo 8 loại giao tử là: ABD; ABd; AbD; Abd; aBD; aBd; abD; abd.
2. *Tỷ lệ kiểu gen: Aa x Aa 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa
 Bb x Bb 1/4 BB : 2/4 Bb : 1/4 bb
 Dd x Dd 1/4 DD : 2/4 Dd : 1/4 dd
 Tỷ lệ kiểu gen AABbdd là: 1/4 AA x 2/4 Bb x 1/4 dd = 1/32 AABbdd.
 *Tỷ lệ kiểu hình: Aa x Aa 3/4 A- : 1/4 aa
 Bb x Bb 3/4 B- : 1/4 bb
 Dd x Dd 3/4 D- : 1/4 dd
 Tỷ lệ kiểu hình A-bbD- là: 3/4 A- x 1/4 bb x 3/4 D- = 9/64 A-bbD- 
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 7 : ( 1,0 điểm)
Nội dung
Điểm
* Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng đảo đoạn.
* Mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi:
 - Nếu nòi I là dạng gốc, trật tự phát sinh nh sau:
 + Nòi I: ABCDEGHIK đảo đoạn BCDEG thành nòi II: AGEDCBHIK 
 + Nòi II: AGEDCBHIK đảo đoạn CBHI thành nòi III: AGEDIHBCK
 - Nếu nòi III là dạng gốc, trật tự phát sinh nh sau:
 + Nòi III: AGEDIHBCK đảo đoạn IHBC thành nòi II: AGEDCBHIK
 + Nòi II: AGEDCBHIK đảo đoạn GEDCB thành nòi I: ABCDEGHIK
0.5
0.25
0.25
Câu 8 : ( 1,0 điểm)
Nội dung
Điểm
- Tỷ lệ các cây đồng hợp trội có kiểu gen AA trong quần thể ban đầu chiếm tỷ lệ 3/5.
- Tỷ lệ các cây dị hợp có kiểu gen Aa trong quần thể ban đầu chiếm tỷ lệ 2/5.
- Khi cho cây có kiểu gen AA tự thụ phấn tỷ lệ kiểu gen AA không đổi qua các thế hệ.
- Khi cho cây có kiểu gen Aa tự thụ phấn ở thế hệ n 
 + Kiểu gen dị hợp chỉ còn: 
 + Kiểu gen AA = aa = 
- Sau 2 thế hệ tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu gen trong quần thể ở F2 là:
 + Aa = x = 
 + aa = x = 
 (HS không cần tính tỷ lệ aa vẫn cho điểm tối đa).
 + AA = + x = 
0.25
0.25
0.25
0.25
sở giáo dục và đào tạo
hải dơng
-------------
đề thi dự bị
kì thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên 
nguyễn trãI - năm học 2008 - 2009
môn thi: SINH Học
Thời gian làm bài : 150 phút
Ngày thi: 28 tháng 6 năm 2008
(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1 (1,0 điểm): Trắc nghiệm
Trong mỗi câu sau, em hãy chọn phơng án trả lời đúng nhất
1. Một tế bào của ruồi giấm (2n = 8) đang ở kỳ giữa của giảm phân II có số crômatit là:
 A. 2 B. 4 C. 8 D. 16
2. Quan hệ giữa cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá đợc đa đi xa thuộc dạng quan hệ nào?
 A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Kí sinh D. Hợp tác
3. Có thể có tối đa bao nhiêu thể 3 nhiễm khác nhau ở loài 2n = 24?
 A. 48 B. 36 C. 24 D. 12
4. Một quần thể khởi đầu có 3 kiểu gen AA; Aa; aa với tỷ lệ tơng ứng là 1: 2: 1. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp tỷ lệ của tất cả các kiểu gen đồng hợp tử sẽ là:
 A. 96,875% B. 93,75% C. 87,5% D. 75%
Câu 2 (1,5 điểm): So sánh cấu tạo và chức năng di truyền của ADN và Prôtêin.
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu khái niệm chuỗi và lới thức ăn. Hãy phân biệt chuỗi thức ăn và lới thức ăn.
Câu 4 (1,5 điểm): Thế nào là giao phối gần? ảnh hởng của giao phối gần đến kiểu hình và kiểu gen? ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần?
Câu 5 (1,5 điểm): Giải thích và chứng minh trong nguyên phân, nhiễm sắc thể đóng xoắn và duỗi xoắn có tính chu kỳ? Nêu ý nghĩa của các hoạt động đóng xoắn và duỗi xoắn của nhiễm sắc thể.
Câu 6 (1,0 điểm): Biến dị tổ hợp là gì? Vì sao biến dị tổ hợp xuất hiện nhiều ở hình thức sinh sản hữu tính và hạn chế xuất hiện ở sinh sản vô tính?
Câu 7 (1,0 điểm): Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại ribônuclêôtit A : U : G : X 
= 1 : 2 : 3 : 4
 a. Xác định tỷ lệ mỗi loại nuclêôtit trong đoạn ADN đã tổng hợp nên phân tử mARN này?
 b. Nếu cho biết tỷ lệ các loại nuclêôtit trong ADN thì có thể xác định đợc tỷ lệ các loại ribônuclêôtit trong mARN đợc không? Vì sao? 
Câu 8 (1,5 điểm): ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt hồng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì môi trờng nội bào cung cấp cho gen mắt đỏ nhiều hơn gen mắt hồng 90 nuclêôtít tự do. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?
.. Hết ..
Họ tên thí sinh.. Số báo danh
Chữ kí của giám thị 1..Chữ kí của giám thị 2
Hướng dẫn chấm và biểu điểm môn Sinh học
Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 trờng thpt Nguyễn Trãi
Câu 1 (1,0 điểm): Trắc nghiệm
Chọn mỗi ý đúng đợc 0,25 điểm x 4 = 1,0 điểm
1. C. 	2. A. 	3. D. 	4. B.
Câu 2 (1,5 điểm):
a. Giống nhau
Nội dung
Điểm
 * Cấu tạo
 - Đều thuộc loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, giữa các đơn phân có các liên kết hoá học nối lại thành mạch.
 - Đều có tính đa dạng và tính đặc thù do số lợng, thành phần và trật tự các đơn phân qui định.
 * Chức năng: Cả ADN và prôtêin đều có vai trò trong quá trình 
0,25
0,25
0,25
b. Khác nhau.
ĐĐ
so sánh
ADN
Prôtêin
Điểm
Cấu tạo
- Có cấu tạo 2 mạch song song và xoắn lại.
- Đơn phân là các nuclêôtit.
- Có kích thớc và khối lợng lớn hơn Prôtêin.
- Thành phần hoá học cấu tạo gồm: C, H, O, N, P.
- Có cấu tạo bởi 1 hay nhiều chuỗi aa.
- Đơn phân là các aa.
- Có kích thớc và khối lợng nhỏ hơn ADN.
- Thành phần cấu tạo chủ yếu gồm: C, H, O, N. 
0,25
0,25
Chức năng
Chứa gen quy định cấu trúc của Prôtêin.
Prôtêin đợc tạo ra trực tiếp biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
0,25
Câu 3 (1,5điểm):
Nội dung
Điểm
 * Khái niệm
 - Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn đợc xem là một mắt xích, vừa tiêu thụ mắt xích phía trớc, vừa bị mắt xích sau tiêu thụ.
 - Lới thức ăn là hệ thống gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về dinh dỡng, mỗi loài sinh vật thờng là một mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lới thức ăn.
 * Phân biệt chuỗi và lới thức ăn
 - Chuỗi thức ăn là một thành phần nhỏ trong lới thức ăn, có một số mắt xích thức ăn chung với các chuỗi thức ăn khác trong lới.
 - Phạm vi loài của chuỗi thức ăn ít hơn so với lới thức ăn. Điều kiện sinh thái trong lới thức ăn phức tạp, bao gồm nhiều môi trờng sinh thái hơn chuỗi thức ăn. Một mắt xích thức ăn trong chuỗi thức ăn có thể đợc xem là bậc này, nhng nếu so với toàn bộ lới thức ăn thì lại thuộc bậc tiêu thụ khác.
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 4 (1,0 điểm):
Nội dung
Điểm
 * Khái niệm: Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái. 
 * ảnh hởng của giao phối gần đến kiểu hình: Con cháu sinh ra có sức sống kém dần, sinh trởng, phát triển kém, năng suất, phẩm chất giảm, tính chống chịu với điều kiện bất lợi kém đi. ở động vật thờng xuất hiện quái thai, dị hình, giảm tuổi thọ.
 * ý nghĩa của giao phối gần: 
 - Củng cố một số tính trạng mong muốn do các gen xác định chúng ở trạng thái đồng hợp tử. 
 - Tạo dòng thuần để tạo u thế lai và lai tạo giống mới, trên cơ sở đó có thể kiểm tra, đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ chúng, xác định đợc những dòng u việt nhất.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5 (1,5 điểm):
Nội dung
Điểm
 a. Giải thích và chứng minh
NST duỗi xoắn và đóng xoắn trong nguyên phân mang tính chu kì tức là đợc lặp đi lặp lại bằng những khoảng thời gian xác định theo từng kì xác định.
 - ở kỳ trung gian: NST duỗi xoắn tối đa, có dạng sợi mảnh (còn gọi là sợi nhiễm sắc).
 - Từ kì đầu đến kì giữa: Là xu thế đóng xoắn dần của NST và đóng xoắn cực đại ở kỳ giữa.
 - ở kỳ cuối: NST duỗi xoắn cực đại để trở về sợi nhiễm sắc và bớc vào kì trung gian của lần nguyên phân tiếp theo.
 b. ý nghĩa của hoạt động đóng xoắn và duỗi xoắn.
 - Duỗi xoắn cực đại giúp NST tự nhân đôi thuận lợi.
 - Sự đóng xoắn cực đại giúp NST xếp trên mặt phẳng xích đạo giúp NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và phân li về 2 cực của tế bào đợc dễ dàng. Tạo ra hình dạng đặc trng của bộ NST trong tế bào của mỗi loài.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6 (1,0 điểm):
Nội dung
Điểm
 * Khái niệm: Biến dị tổ hợp là loại biến dị do sự sắp xệp lại các đặc điểm di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở thế hệ con, cháu xuất hiện kiểu hình khác với bố mẹ.
 * Giải thích: Biến dị tổ hợp xuất hiện nhiều ở hình thức sinh sản hữu tính và hạn chế ở hình thức sinh sản vô tính vì
 - Các loài sinh sản hữu tính là quá trình sinh sản phải dựa vào hai quá trình giảm phân và thụ tinh. Trong giảm phân tạo giao tử, do có sự phân li của các cặp gen dẫn đến tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau và các loại giao tử mang gen khác nhau đó tổ hợp lại với nhau trong thụ tinh tạo nên nhiều loại biến dị tổ hợp.
 - Đối với các loài sinh sản vô tính là hình thức sinh sản bằng con đờng nguyên phân nên bộ NST, bộ gen ở đời con vẫn giống với bộ NST, bộ gen so với thế hệ mẹ.
0,5
0,25
0,25
Câu 7 ( 1,0 điểm):
Nội dung
Điểm
a. Trong mARN: % rA + % rU + % rG + % rX = 100%
 Từ A : U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4
 rA = 10 %; rU = 20 %; rG = 30 %; rX = 40 %
 Vậy tỷ lệ từng loại nu trong ADN là:
 %A = %T = = = 15% 
 %G = %X = = = 35%
 b. Nếu cho biết tỷ lệ các loại nu trong AD N thì không xác định đợc cụ thể tỷ lệ % các loại ribônuclêôtit trong mARN vì không biết rõ mạch nào là mạch gốc.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8 (1,5 điểm):
Nội dung
Điểm
- Khi 2 gen nói trên tự nhân đôi 4 lần, môi trờng nội bào cung cấp nguyên liệu cho mỗi gen tự nhân đôi tơng đơng với số gen con là: 24 – 1 = 15 (gen)
- Vì môi trờng cung cấp cho gen A nhân đôi 4 lần nhiều hơn cho gen a nhân đôi 4 lần là 90 nu. 
 Do đó 1 gen A nhiều hơn 1 gen a số nu là 90 : 15 = 6 nu (tơng đơng 3 cặp nu)
- Các kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến là:
 + Nếu 3 cặp nu nằm trong 1 bộ ba sẽ bị mất 1 aa trong prôtêin.
 + Nếu mất 3 cặp nu nằm ở 2 bộ ba sẽ bị mất 1 aa và thay đổi 1 aa trong prôtêin.
 + Nếu mất 3 cặp nu nằm rải rác ở các vị trí khác nhau sẽ dẫn tới mất 1 aa và thay đổi các aa tính từ vị trí xảy ra đột biến trên gen 
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docDe dap an chinh du bi sinh chuyen nguyen trai Hai D 0809.doc