Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học: 2008- 2009 Môn: Ngữ Văn

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học: 2008- 2009 Môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

mã kí hiệu
Đ02V- 08- TS1ođt1
đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt
Năm học: 2008- 2009
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài 120 phút
Đề này gồm: 06 câu - 01 trang


Câu 1( 0,5 điểm)
Chép lại chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương 
Câu 2(1 điểm):
Phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ Bánh trôi nước
( Hồ Xuân Hương)
Câu 3( 1 điểm):
Tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ( khoảng 10 dòng của tờ giấy thi)
Câu 4(1điểm):
Cho câu chủ đề: Vũ Nương là người phụ nữ một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.
Hãy viết một đoạn văn khoảng 8- 10 dòng của tờ giấy thi theo phép lập luận diễn dịch để phát triển câu chủ đề trên.
Câu 5( 2 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
... “Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
( Đồng chí- Chính Hữu)
( Lưu ý: Học sinh viết gọn trong 35 dòng của tờ giấy thi)
Câu 6( 4,5 điểm)
Em hãy tưởng tượng mình được gặp gỡ và trò chuỵện với người chiến sĩ lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật rồi viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó./.



mã kí hiệu
HD02- 08 TS10ĐT1
Hướng dẫn chấm tuyển sinh lớp 10 thpt
Năm học: 2008- 2009
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài 120 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 06 câu- 02 trang)

Câu 1:Yêu cầu:
Học sinh chép được đầy đủ chính xác bài thơ cho 0,5 điểm. Nếu sai 3 lỗi về từ ngữ hoạc chính tả thì trừ 0,25 điểm.
Câu 2( 1 điểm)
 Phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa( 1 điểm)
+ Nổi- chìm, rắn- nát với ý nghĩa tả thực là quá trình luộc bánh: mới cho vào bánh chìm xuống nhưng khi chín thì nổi lên.
+ Nghĩa tượng trưng: Cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ: không được làm chủ cuộc đời mình, bị phụ thuộc vào kẻ khác, bị xã hội xô đẩy, vùi dập, chìm nổi lênh đênh. 
Các cặp từ trái nghĩa nói lên được tấm lòng đồng cảm sâu sắc và là tiếng nói của người phụ nữ xót xa cho giới mình của Hồ Xuân Hương 
Lưu ý:+Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa (0,25đ)
 +Phân tích ý nghĩa tả thực các cặp từ trái nghĩa cho: 0,25đ
 +Nghĩa tượng trưng: 0,5đ
Câu 3( 1 điểm)
HS tóm tắt văn bản trên cơ sở những giai đoạn lớn trong cuộc đời của Vũ Nương:
- Trước khi lấy chồng và khi chàng Trương đi lính: Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tính tình thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Trương Sinh, chồng nàng, có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Chàng Trương đi lính, Vũ Nương ở nhà nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già.
- Giặc tan, Trương Sinh về, nghe lời nói của con trẻ, đinh ninh vợ hư, mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi. Để minh oan, nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tận.
- Sau Trương Sinh thấu nỗi oan của vợ, lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang nhưng nàng cũng không trở về nhân gian được nữa.
* Cho điểm: Mỗi ý cho 0,25 điểm
 Thưởng 0,25 điểm cho hình thức
Câu 4( 1 điểm)
Yêu cầu:
- Trình bày đoạn văn đúng theo phép lập luận diễn dịch.
- Nội dung đoạn văn: Vũ Nương là người phụ nữ một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình.
- Đoạn văn ngắn trong khoảng 8- 10 dòng.

* Cho điểm:
- Điểm 1: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.
- Trừ 0,25 điểm nếu nội dung đoạn văn chưa hay hoặc vượt quá số dòng quy định.
- Điểm 0: Không đúng lập luận diễn dịch
	Câu5: (2đ): 
	Yêu cầu:
- Nhận ra đây là đoạn kết của bài thơ Đồng chí
- Cảm nhận được cảnh các chiến sĩ đứng cạnh nhau phục kích, chờ giặc: Đồng chí là chung chiến hào, chung mục đích đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi...
- Hình ảnh đầu súng trăng treo vừa lãng mạn vừa hiện thực, gợi bao liên tưởng về súng và trăng, chiến tranh và hoà bình, hiện thực và mơ ước, chất chiến đấu và trữ tình....
- Chỉ có nhà thơ- chiến sĩ mới có thể phát hiện được hình ảnh vừa hiện thực vừa tượng trưng.
* Cho điểm
- Điểm 2: Cảm nhận phong phú, sâu sắc, diễn đạt tốt.
- Điểm 1,25- 1,75: Cảm nhận được nhiều yếu tố, diễn đạt khá.
- Điểm 0,5- 1,0:Cảm nhận được một nửa, diễn đạt trung bình.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc không làm được.
Câu6( 4,5 điểm) 
Yêu cầu:
* Mở bài: (0,25đ ): Tạo cớ một cách hợp lí về cuộc gặp gỡ, trò chuyện với người lái xe.
* Thân bài( 4đ ): 
+Lần lượt kể lại cảm nhận ban đầu khi gặp mặt người lái xe, những đoạn đối thoại giữa hai người: người lái xe hồn nhiên, hóm hỉnh, dũng cảm trong chiến đấu bất chấp hiểm nguy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; bình dị điềm đạm trong kể chuyện đời thường. Suy ngẫm của người kể về người lính trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, về trách nhiệm của thế hệ trẻ.
+ Chủ yếu dùng phương thức biểu đạt tự sự, kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận làm sáng tỏ chủ đề và tăng sức truyền cảm, hấp dẫn của câu chuyện.
* Kết bài: (0,25đ): Bộc lộ cảm xúc sâu đậm nhất của mình về cuộc gặp gỡ trò chuyện lí thú và cảm động đó.
 Cho điểm :
- Điểm 4- 4,5: Truyện hợp lý, sâu sắc và hấp dẫn.
- Điểm 3- 3,75: Truyện hợp lý, có chỗ sâu sắc và hấp dẫn.
- Điểm 2- 2,75: Truyện tương đối hợp lý, diễn đạt chưa hấp dẫn.
- Điểm 1- 1,75: Truyện tản mạn, lộn xộn, diễn đạt yếu.
- Điểm 0,25- 0,75: Có ý chạm được vào yêu cầu của đề.
- Điểm 0: Không làm được bài hoặc sai hoàn toàn./.

 

 

File đính kèm:

  • docDe thi dap an tuyen sinh 10 Dai tra Mon Ngu van 2.doc