Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học: 2008 - 2009 Môn thi: Ngữ Văn

doc7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học: 2008 - 2009 Môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã kí hiệu
Đ02V- 08- TS10ĐT2

Đề thi Tuyển sinh Lớp 10 THPT
 Năm học: 2008 - 2009
 Môn thi: Ngữ Văn
 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề này gồm: 50 câu, 06 trang)

Câu 1: Giá trị nội dung của "Truyện Kiều" là:
A."Truyện Kiều" đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người.
B. "Truyện Kiều" còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
C.Cả hai phương án (A, B) đều đúng.
Câu 2: "Truyện Kiều" thuộc thể loại truyện:
A. Truyện thơ nôm lục bát.
B.Truyện lịch sử.
C.Truyện cổ tích.
D.Truyện ngắn.
Câu 3: Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại là do:
A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.
B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại đặc biệt.
C. Người nói muốn gây sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo một ý nghĩa hàm ẩn nào đó.
D.Cả ba phương án (A, B, C) đều đúng.
Câu 4: Trong các tổ hợp sau, tổ hợp nào là tục ngữ:
A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
B. Xấu như ma lem.
C. Đẹp như tiên.
D. Nhanh như sóc.
Câu 5:Nghĩa của từ "đồng chí" là:
A.Người cùng chung chí hướng, lí tưởng.
B. Những người nghèo.
C.Những người nông dân.
D.Cả ba phương án (A,B,C) đều đúng.
Câu 6: Trong các từ sau, từ nào là từ ghép:
A.Xa xôi
B.Xinh xinh
C. Cỏ cây
D. Tim tím.
Câu 7:Thái độ của người lính lái xe khi xe không có kính là:
A. Bình tĩnh, hiên ngang.
B. Vui vẻ, lạc quan.
C. Không lùi bước trước khó khăn, thử thách.
D.Cả ba phương án (A, B,C) đều đúng.
Câu 8:Trong các từ sau, từ nào là từ địa phương?
A.Tổ quốc
B. Quê hương
C.Đọi
D. Yêu thương.
Câu 9: Nhà thơ Bằng Việt tên khai sinh là:
A.Nguyễn Duy Nhuệ
B.Nguyễn Việt Bằng
C.Nguyễn Văn Tài
D.Nguyễn Thứ Lễ.
Câu 10: Bài thơ "Bếp lửa" viết về vấn đề gì?
A.Bài thơ là nỗi nhớ về những kỉ niệm thân thiết của tình bà cháu.
B.Kỉ niệm về bà gắn liền với hình tượng bếp lửa.
C.Cả hai phương án (A,B) đều đúng.
Câu 11: Bài thơ "Bếp lửa" là lời của nhân vật nào?
A.Cháu với bà
B. Bà với cháu
C. Bố với con
D.Nhà thơ với bạn đọc.
Câu 12:Vì sao khi ở xa nhưng người cháu vẫn không thể quên ngọn lửa của bà, tấm lòng đùm bọc áp iu của bà?
A.Ngọn lửa ấy đã thành kỉ niệm ấm lòng
B. Thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước chân người cháu trên suốt chặng đường dài
C.Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu dân tộc mình, nhân dân mình.
D.Cả ba phương án (A,B,C) đều đúng.
Câu 13: Bài thơ "Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ" được sáng tác theo phương thức biểu đạt chính nào?
A.Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D.Nghị luận
Câu 14: Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào?
A. Trong gian nan, vất vả của cuộc sống kháng chiến người mẹ vẫn dành cho con tình yêu thương thắm thiết
B. Mong ước con mau khôn lớn, khoẻ mạnh
C. Mong con thành công dân một nước tự do
D. Cả ba phương án (A,B,C) đều đúng.
Câu 15:Truyện ngắn “ Làng” thuộc loại truyện:
A.Có cốt truyện tâm lí, miêu tả các diễn biến tâm lí, từ đó làm rõ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
B.Không xây dựng trên các biến cố, sự việc ngoài
C.Chú trọng các tình huống bên trong nội tâm nhân vật
D.Cả ba phương án (A,B,C) đều đúng.
Câu 16:Nghĩa của từ “cung cúc” là:
A. Dáng đi chậm, khoan thai
B. Dáng đi cắm cúi và nhanh, vội
C. Dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển
D. Cả ba phương án (A,B,C) đều sai.
Câu 17:Trong các từ sau, từ nào không phảI là từ đồng nghĩa?
A.Đoàn kết
B. Cầm đầu
C. Liên kết
D. Cấu kết.
Câu 18: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có mấy nhân vật?
A.Hai nhân vật
B.Bốn nhân vật
C.Sáu nhân vật
D.Ba mươi nhân vật.
Câu 19:Theo em, anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa pa” có những đức tính đáng quý gì?
A. Hồ hởi, thích giao tiếp, sống giản dị, say mê đọc sách
B. Luôn chu đáo với mọi người
C. Khiêm tốn, hết lòng vì công việc, sống có lí tưởng.
D. Cả ba phương án (A,B,C) đều đúng.
Câu 20:Nghệ thuật đáng chú ý của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là:
A.Các nhân vật không có tên kể cả nhân vật chính
B. Truyện không có cốt truyện và các tình tiết li kì phức tạp
C. Lời văn chau chuốt, trong sáng, giàu chất thơ, những đoạn tả cảnh gọn…
D. Cả ba phương án (A, B, C) đều đúng.
Câu 21: Truyện “Chiếc lược ngà” được trần thuật theo lời kể của ai?
A. Cô giao liên
B. Anh Sáu
C. Người bạn của anh Sáu
D.Cả ba phương án (A,B,C) đều đúng.
Câu 22: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu đã sử dụng bút pháp lãng mạn trong câu thơ:
A.Súng bên súng đầu sát bên đầu
B. Đầu súng trăng treo
C.Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
D.Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Câu 23:Trong bài thơ “Đồng chí”, tác giả đã sử dụng bút pháp hiện thực trong câu thơ:
A.áo anh rách vai
B.Quần tôi vài mảnh vá
C.Chân không giày
D.Cả ba phương án (A, B, C) đều đúng.
Câu 24: Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh các chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn sáng ngời những phẩm chất cao quý:
A. Tnh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, gian khổ
B. Niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ
C.ý chí chiến đấu vì miền Nam
D.Cả ba phương án (A, B, C) đều đúng.
Câu 25: Trong bàI thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, tinh thần lạc quan của ngư dân được thể hiện trong câu thơ:
A. Câu hát căng buồm cùng gió khơi
B. Hát rằng: cá bạc ở biển Đông
C. Ta hát bài ca gọi cá vào
D. Cả ba phương án (A,B,C) đều đúng.
Câu 26:Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” là một người nông dân:
A.Tự hào về làng của mình
B. Đau xót khi nghe tin làng theo giặc
C. Có tình yêu làng gắn với tình yêu cách mạng
D. Cả ba phương án (A, B , C) đều đúng.
Câu 27: Tác giả bài văn “Bàn về đọc sách” là nhà văn nước nào?
A. Mĩ
B. Trung Quốc
C. Tây Ban Nha
D.ấn Độ
Câu 28: Bài viết “ Bàn về đọc sách” có sức thuyết phục cao, theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
A. Cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình
B. Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên
C. Bài viết rất giàu hình ảnh
D. Cả ba ý kiến trên.
Câu 29: Khoanh tròn vào ý đúng về tác giả Vũ Khoan:
A. Là nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng ở Việt Nam
B. Là nhà hoạt động chính trị, là phó thủ tướng chính phủ
C. Là nhà giáo dục học xuất sắc
D. Cả ba ý kiến trên.
Câu 30: Giải nghĩa từ “Hành trang”?
A. Hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen
B. Vật dụng quen thuộc hàng ngày
C. Đồ dùng mang theo và các vật dụng trang bị khi đi xa
D. Vật trang trí trong nhà.
Câu 31: Khoanh tròn vào ý đúng về đề tài của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”:
A. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
B. Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
C. Những điểm mạnh và yếu của con người Việt Nam
D. Việt Nam hội nhập với các nước trên thế giới.
Câu 32: Theo tác giả, hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước sang thế kỉ mới là gì?
A. Một trình độ học vấn cao
B. Một cơ sở vật chất tiên tiến
C. Tiềm lực bản thân con người
D. Những thời cơ hội nhập.
Câu 33: Bài thơ “Con cò” được in trong tập thơ nào của Chế Lan Viên?
A. Điêu tàn
B. Hoa ngày thường
C. Chim báo bão
D. Hoa ngày thường- Chim báo bão.
Câu 34:Hình ảnh con cò trong bài thơ có ý nghĩa biểu tượng gì?
A. Hình ảnh người nông dân vất vả, lam lũ
B. Hình ảnh người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn, giàu đức hi sinh
C. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru
D. Cả ba ý trên.
Câu 35: Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật độc đáo:
A.Phong cách rất “ngông”
B. Phong cách táo bạo trong sáng tạo nghệ thuật
C. Phong cách nhẹ nhàng
D. Phong cách suy tưởng, triết lí, đậm chất trữ tình và tính hiện đại.
Câu 36:Nhận xét nào nói đúng nhất về nội dung bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên?
A. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm của tác giả về tình cảm mẹ con gắn bó, thiêng liêng.
B. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung.
C. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình yêu quê hương, đất nước.
D.Bài thơ là nhưng cảm nhận, suy ngẫm về cuộc sống ,sinh hoạt gần gũi, thân thương.
Câu 37: Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải ra đời vào thời gian nào?
A. Cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Khi miềm Bắc hoà bình và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Khi đất nước đã thống nhất.
Câu 38: ý nghĩa của việc nhà thơ dùng đại từ "ta" ở khổ thơ đầu và cuối bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là gì?
A. Cảm nghĩ được bộc lộ trực tiếp.
B. Cảm xúc được bộc lộ liên tục.
C. Suy nghĩ được thể hiện cụ thể.
D. Cảm nghĩ được bộc lộ trực tiếp, thẳng thắn, liên tục, tự nguyện.
Câu 39: ý nguyện của con người khi muốn "nhập vào hoà ca một nốt trầm xao xuyến" là gì?
A. Được hoà mình vào bản nhạc xướng do nhiều người cùng hát.
B. Được lắng nghe và thưởng thức bản nhạc trầm mang âm thanh lắng nhẹ.
C. Được chung sống và chia sẻ buồn vui với mọi người.
D. Tất cả những điều trên.
Câu 40: Hình ảnh đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là gì?
A. Hình ảnh cành hoa.
B. Hình ảnh con chim.
C. Hình ảnh nốt nhạc trầm.
D.Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.
Câu 41: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
A. So sánh
B. ẩn dụ
C. Điệp ngữ
D. Hoán dụ.
Câu 42: Nghĩa tường minh là gì?
A. Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán.
B. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
C. Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.
D. Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.
Câu 43:Nhân vật chính của truyện ngắn "Bến quê"?
A. Nhĩ
B. Liên
C. Tuấn
D. Ông giáo Khuyến.
Câu 44: Dòng nào sau đây phù hợp với tâm trạng của Hữu Thỉnh trong bài thơ "Sang thu"?
A. Bất ngờ
B. Rạo rực
C. Ngỡ ngàng, bâng khuâng
D.Cả ba ý trên.
Câu 45: Vì sao em bé trong bài "Mây và sóng" chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống trên mây và những người sống trên sóng?
A. Bị mây và sóng lôi cuốn.
B. Không thích đi chơi.
C. Em bé rất thích đi chơi.
D. Cả ba ý trên.
Câu 46: Trong các câu sau câu nào có chứa khởi ngữ?
A. Tôi cũng giàu rồi.
B. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
C. Nguyệt Thanh học giỏi môn Tiếng Việt.
D.Minh là học sinh trường mầm non Hoạ Mi.
Câu 47: Trong các câu thơ sau câu nào sử dụng ẩn dụ?
A. Bỗng nhận ra hương ổi.
B. Hình như thu đã về.
C. Có đám mây mùa hạ.
D. Trên hàng cây đứng tuổi.
Câu 48: Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung cảm xúc bài thơ "Mây và sóng"?
A. Tình yêu thiết tha, sâu nặng của đứa con đối với mẹ.
B. Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
C. Tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả với trẻ thơ.
D. Cả ba phương án đều đúng.
Câu 49: Người ta dùng hàm ý khi nào?
A. Khi không muốn hoặc không tiện nói thẳng.
B. Khi không muốn người nghe hiểu.
C. Khi không biết nói thế nào cho rõ ý.
D. Khi muốn chấm dứt cuộc thoại.
Câu 50: Truyện nào không phải là truyện hiện đại Việt Nam?
A. Con chó Bấc.
B. Những ngôi sao xa xôi.
C. Bến quê.
D. Lặng lẽ Sa Pa.

************************Hết*************************




Mã kí hiệu
HD02V- 08- TS10ĐT2

Hướng dẫn chấm
Đề thi Tuyển sinh Lớp 10 THPT
Năm học: 2008 - 2009
 Môn thi: Ngữ Văn
 Thời gian làm bài: 60 phút

Đề gồm 50 câu. Chấm theo thang điểm 10. Mỗi câu trả lời đúng được 0.2 điểm:

Câu1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9 
C
A
D
A
A
C
D
C
B

Câu10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18 
C
A
D
C
D
D
B
B
B

Câu 19
Câu 20
Câu 21
Câu 22
Câu 23
Câu 24
Câu 25
Câu 26
Câu 27 
D
D
C
B
D
D
D
D
B

Câu 28
Câu 29
Câu 30
Câu 31
Câu 32
Câu 33
Câu 34
Câu 35
Câu 36 
D
B
C
A
C
D
C
D
A

Câu 37
Câu 38
Câu 39
Câu 40
Câu 41
Câu 42
Câu 43
Câu 44
Câu 45 
D
D
C
D
B
B
A
C
C

Câu 46
Câu 47
Câu 48
Câu 49
Câu 50
B
D
D
A
A

****************************Hết***************************

File đính kèm:

  • docDe thi dap an tuyen sinh 10 Dai tra Mon Ngu van 4.doc