Đề thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên - Môn Sinh

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên - Môn Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục và đào tạo 
-------ả--------
kỳ thi tuyển sinh lớp 10
trường thpt chuyên 
năm học 2008 - 2009
đề thi dự bị
môn : Sinh học 
Ngày thi : 04/7/2008
Thời gian làm bài : 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Chữ ký GT 1 :
.........................
Chữ ký GT 2 :
.......................... 
(Đề thi này có 02 trang)
Câu I. (2.0 điểm)
1. Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
2. Để xác định một cá thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp trội hay thể dị hợp cần phải thực hiện phép lai nào? Nếu không dùng phép lai trên, có thể sử dụng phép lai khác để xác định không? Cho một ví dụ minh họa?
Câu II. (2.0 điểm)
1. ở gà có bộ NST 2n = 78. Hỏi ở kì giữa, kì sau của nguyên phân có số lượng NST đơn, crômatit, tâm động là bao nhiêu?
2. a) Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN ? 
 b) Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1: - A- T- G- X- T- X- G- A- G- T-
Mạch 2: - T- A- X- G- A- G- X- T- X- A-
 	Xác định trình tự đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen trên và cho biết ARN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào?
Câu III. (1.5 điểm)
1. Cho chuỗi thức ăn: Cỏ đ Thỏ đ Cáo đ Vi sinh vật
Hãy phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của 2 loài Thỏ và Cáo trong một quần xã sinh vật. Từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa thực tiễn của khống chế sinh học.
2. Thế nào là đột biến cấu trúc NST? Các dạng đột biến cấu trúc NST? Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật?
Câu IV. (1.5 điểm)
Một gen có 75 vòng xoắn và có hiệu số giữa G với A bằng 150 nuclêôtit.
Gen bị đột biến trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến, gen có chứa 300 nuclêôtit loại A và 450 nuclêôtit loại G.
Xác định dạng đột biến đã xảy ra trên gen.
Câu V. (3.0 điểm)
Cho biết ở một loài côn trùng, hai cặp tính trạng về chiều cao chân và độ dài cánh do gen nằm trên NST thường quy định và di truyền độc lập với nhau.
Gen A: chân cao; gen a: chân thấp
Gen B: cánh dài; gen b: cánh ngắn.
Người ta tiến hành hai phép lai và thu được hai kết quả khác nhau ở con lai F1 như sau:
1. Phép lai 1, F1 có:
- 37,5% số cá thể có chân cao, cánh dài.
- 37,5% số cá thể có chân thấp, cánh dài.
- 12,5% số cá thể có chân cao, cánh ngắn.
- 12,5% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn.
2. Phép lai 2, F1 có:
- 25% số cá thể có chân cao, cánh dài.
- 25% số cá thể có chân cao, cánh ngắn.
- 25% số cá thể có chân thấp, cánh dài.
- 25% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.
------------------------- Hết ---------------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................
Hướng dẫn chấm môn sinh học
đề dự bị
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10
Trường THPT chuyên 
Năm học 2008- 2009
Câu
Nội dung
Điểm
Câu I
(2,0đ)
1.
* Di truyền liên kết: là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
0,25
* Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen:
- Không chỉ một gen trên một NST mà có nhiều gen trên một NST, các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST.
0,25
- Các gen không chỉ phân li độc lập mà còn có hiện tượng liên kết với nhau và hiện tượng liên kết gen mới là hiện tượng phổ biến.
0,25
- Di truyền liên kết hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp hoặc không tạo ra biến dị tổ hợp => Giải thích vì sao trong tự nhiên có những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
0,25
2. 
- Để xác định một cá thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp trội hay thể dị hợp cần phải thực hiện phép lai phân tích. Nếu không dùng phép lai trên vẫn có thể sử dụng thí nghiệm lai khác để xác định.
0,5
- Ví dụ: ở thực vật: Cho tự thụ phấn:
+ Nếu là thể đồng hợp trội( AA): AA x AA 
=> đời con toàn AA ( kiểu hình trội)
+ Nếu là thể dị hợp (Aa): Aa x Aa =>đời con sẽ xuất hiện 1/4 kiểu gen aa cho kiểu hình lặn.
0,5
Câu II
( 2,0đ)
1.
- ở kì giữa: các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Vậy: NST đơn = 0; crômatit = 156; tâm động = 78.
0,5
- ở kì sau: Mỗi NST kép tách rời ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
=> NST đơn = 156; crômatit = 0; tâm động = 156
0,5
2.
a. * Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN :
- ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 4 loại nuclêôtit: A, G, X, T
- ARN là một chuỗi xoắn đơn, gồm 4 loại nuclêôtit: A, G, X, U
0,5
b. * Mạch 2 của gen: - T- A- X- G- A- G- X- T- X- A-
 Mạch ARN: - A- U- G- X- U-X- G- A- G- U-
0,25
 * ARN được tổng hợp theo nguyên tắc khuôn mẫu là 1 mạch của gen và nguyên tắc bổ sung ( A liên kết với U , T liên kết với A , G liên kết với X , X liên kết với G)
0,25
CâuIII
( 1,5đ)
* Mối quan hệ giữa hai quần thể Thỏ và Cáo: Thỏ phát triển mạnh khi điều kiện thuận lợi khiến số lượng cáo cũng tăng theo. Khi số lượng cáo tăng quá nhiều, thỏ bị quần thể cáo tiêu diệt mạnh mẽ nên số lượng thỏ lại giảm. Như vậy, số lượng cá thể cáo kìm hãm số lượng cá thể thỏ.
0,25
* Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của một quần thể khác kìm hãm làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng, đảm bảo sự tồn tại của các loài trong quần xã và sự ổn định của hệ sinh thái.
0,5
* Khống chế sinh học có ý nghĩa thực tiễn rất lớn: Là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học giúp con người chủ động kiểm soát các loài gây ra sự hưng thịnh hoặc trấn át một loài nào đó theo định hướng có lợi mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh học.
0,25
1.
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. 
- Gồm các dạng : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,
0,25
- Đột biến cấu trúc NST thường có hại vì: trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho con người và sinh vật.
0,25
Câu IV
( 1,5đ)
* Xét gen trước đột biến:
- Một vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit ( 20 nuclêôtit)
=> Số lượng nuclêôtit của gen là: 75 . 20 = 1500 (nuclêôtit)
0,25
- Theo đề bài: G- A = 150 => G = 150 + A (1)
Mà : A + G = Tổng số nuclêôtit : 2 = 1500 : 2 = 750 (2)
Thay (1) vào (2) ta được A = 300
0,25
=> Số lượng từng loại nuclêôtit của gen trước đột biến là:
 A = T = 300 (nuclêôtit)
 G = X = A + 150 = 300 + 150 = 450 (nuclêôtit)
0,25
* Sau đột biến:
- Theo đề bài, sau đột biến gen có A = T = 300 (nuclêôtit) và
 G = X= 450 (nuclêôtit). Như vậy, trước và sau đột biến, số lượng từng loại nuclêôtit của gen không thay đổi.
0,25
- Vậy ở gen đã xảy ra đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác cùng loại ở một trong 2 khả năng sau:
 + Thay cặp A- T này bằng cặp A- T khác.
 + Thay cặp G- X này bằng cặp G- X khác.
0,5
Câu V
( 3,0đ)
1. Phép lai 1:
- F1 có tỉ lệ 37,5%: 37,5%: 12,5%: 12,5% = 3: 3: 1: 1
0,25
- Xét từng cặp tính trạng ở con lai F1:
* Về chiều cao chân: chân cao: chân thấp = 1: 1 
=> P: Aa ( chân cao) x aa ( chân thấp) 
0,25
* Về độ dài cánh: cánh dài: cánh ngắn = 3: 1
=> P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb (cánh dài) x Bb (cánh dài)
0,25
* Tổ hợp 2 cặp tính trạng, suy ra:
- Một cơ thể P mang kiểu gen: AaBb (chân cao, cánh dài)
- Một cơ thể P còn lại mang kiểu gen aaBb (chân thấp, cánh dài)
0,25
* Sơ đồ lai:
P: AaBb (chân cao, cánh dài) x aaBb (chân thấp, cánh dài)
GP : AB, Ab, aB, ab aB, ab
F1:
Kiểu gen: 1 AaBB : 2 AaBb : 1 aaBB : 2 aaBb : 1 Aabb : 1 aabb.
Kiểu hình: 3 chân cao, cánh dài: 3 chân thấp, cánh dài: 1 chân cao, cánh ngắn: 1 chân thấp, cánh ngắn.
0,5
2. Phép lai 2:
* F1 có tỉ lệ 25% : 25% : 25% : 25% = 1 : 1 : 1 : 1
0,25
* Xét từng cặp tính trạng ở con lai F1:
- Chiều cao chân: chân cao: chân thấp = 1 : 1
=> P: Aa (chân cao) x aa ( chân thấp)
0,25
- Độ dài cánh: cánh dài: cánh ngắn = 1: 1
=> P : Bb (cánh dài) x bb ( cánh ngắn)
0,25
* Tổ hợp 2 cặp tính trạng, suy ra phép lai của 2 cơ thể P là một trong 2 trường hợp sau:
 P: AaBb x aabb , P: Aabb x aaBb
0,25
* Trường hợp 1: 
P: AaBb ( chân cao, cánh dài) x aabb ( chân thấp, cánh ngắn)
GP: AB, Ab, aB, ab ab
F1: Kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb 
 Kiểu hình: 1 chân cao, cánh dài: 1 chân cao, cánh ngắn: 1 chân thấp, cánh dài: 1 chân thấp, cánh ngắn. 
0,25
Trường hợp 2: 
P: Aabb ( chân cao, cánh ngắn) x aaBb ( chân thấp, cánh dài)
GP: Ab, ab aB, ab
F1: Kiểu gen: AaBb : Aabb : aaBb : aabb
 Kiểu hình: 1 chân cao, cánh dài: 1 chân cao, cánh ngắn: 1 chân thấp, cánh dài: 1 chân thấp, cánh ngắn. 
0,25

File đính kèm:

  • docDe thi dap an thi tuyen vao lop 10.doc
Đề thi liên quan