Đề thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên - Môn: Sinh học (chuyên)

doc9 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên - Môn: Sinh học (chuyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH 
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Năm học 2012 - 2013
Môn: SINH HỌC (chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút 
Câu 1. (1,0 điểm). 
	Chức năng của ADN có được là nhờ đặc điểm cấu trúc và cơ chế nào?
Câu 2. (1,0 điểm). 
	Trong 1 cây lúa (2n = 24) người ta thấy số lần nguyên phân của tế bào A nằm ở rễ và tế bào B nằm ở lá là 8 đợt. Tổng số tế bào con sinh ra sau những lần nguyên phân của cả 2 tế bào trên là 40. 
	a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào. Biết rằng số lần nguyên phân của tế bào B nhiều hơn số lần nguyên phân của tế bào A.
	b) Môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn cho quá trình nguyên phân của cả 2 tế bào trên? 
Câu 3. (1,25 điểm). 
	Các cặp gen trong phép lai sau là di truyền độc lập AaBbDdXX × AaBbDdXY cho thế hệ con F1. Hãy tính:
	- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY ở F1.
	- Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX ở F1.
	- Tỉ lệ kiểu gen aabbddXY ở F1.
	- Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-XY ở F1.
	Biết rằng A, B, D là các gen trội hoàn toàn.
Câu 4. (1,25 điểm). 
	Ở một loài thực vật A quy định cây thân cao, a quy định cây thân thấp; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen quy định chiều cao thân cây và hình dạng quả liên kết hoàn toàn. Cho lai một cặp bố mẹ có kiểu gen AB//ab với Ab//aB cho thế hệ F1.
	Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F1.
Câu 5. (1,0 điểm). 
	Giới tính của loài được xác định bởi cơ chế và yếu tố nào? Cho ví dụ.
Câu 6. (2,0 điểm). 
	Phân biệt thường biến với đột biến về khái niệm, nguyên nhân và tính chất.
Câu 7. (0,5 điểm). 
	Sơ đồ phả hệ sau là kết quả theo dõi sự di truyền một loại bệnh hiếm gặp do một gen quy định, trong một dòng họ của gia đình ông A. 
	Nếu không có thông tin gì thêm thì ta có thể kết luận được gen gây bệnh là trội hay lặn? Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính? Giải thích.
Câu 8. (0,5 điểm). 
	Ở thực vật, khi cho tự thụ phấn ở cây giao phấn có hiện tượng thoái hoá. Thí dụ sau đây dùng để giải thích cho nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá: Một thế hệ cây giao phấn có 100% kiểu gen Aa, cho tự thụ phấn liên tiếp qua các thế hệ.
	a) Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen của F3 (sau 3 lần tự thụ phấn) và F5 (sau 5 lần tự thụ phấn). 
	b) Từ thí dụ này hãy rút ra nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống khi cho tự thụ phấn ở cây giao phấn.
Câu 9. (0,5 điểm). 
	Sơ đồ sau biểu diễn mối tương quan giới hạn sinh thái về nhân tố nhiệt độ của 3 loài A, B, C. 
toC
	Dựa vào sơ đồ em hãy thử đánh giá khả năng phân bố của các loài này trên Trái đất.
Câu 10. (1,0 điểm). 
Mật độ quần thể là gì? Vì sao nói mật độ quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể?
------------------------HẾT------------------------
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
(Đáp án gồm 03 trang)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: SINH HỌC (chuyên)
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
- Chức năng lưu giữ thông tin di truyền: là do ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Chức năng truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể: là nhờ đặc tính tự nhân đôi của ADN.
0,5
0,5
2
a) - Gọi số lần nguyên phân của tế bào A, B lần lượt là x, y. (x, y: nguyên dương; x < y).
- Theo bài ta có hệ phương trình: 
- Giải hệ phương trình: 
+ Ta có x + y = 8 → y = 8 – x, thay vào 2x + 2y = 40 ta được 2x + 28-x = 40 → 2x + 28/2x = 40 → 2x .2x + 28 = 40.2x → 2x .2x - 40.2x + 28 = 0 (*)
+ Đặt 2x = t , phương trình (*) có dạng: t2 - 40t + 256 = 0. Giải phương trình này được t = 8 và t = 32.
Vì x < y nên 2x = 8 ; 2y = 32 
→ x = 3 ; y = 5.
b) Môi trường tế bào đã cung cấp: 24.[(23 - 1) + (25 - 1)] = 912.
(Ghi chú: HS có thể giải theo cách khác có thể là biện luận, kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa).
0,25
0,25
0,25
0,25
3
- Tỉ lệ kiểu gen AaBbDdXY = (1/2)4 = 1/16.
- Tỉ lệ kiểu gen AABBDDXX = (1/4)3. 1/2 = 1/128. 
- Tỉ lệ kiểu gen aabbddXY = (1/4)3. 1/2 = 1/128.
- Tỉ lệ kiểu hình A-B-D-XY = (3/4)3. 1/2 = 27/128. 
0,25
0,25
0,25
0,5
4
 P: AB//ab x Ab//aB 
 G: AB; ab Ab; aB
 F1: AB//Ab ; AB//aB ; Ab//ab ; aB//ab
Tỉ lệ kiểu hình: 1 thân cao, quả bầu dục; 2 cây thân cao, quả tròn; 1 cây thân thấp, quả tròn.
0,5
0,5
0,25
5
- Giới tính của loài được xác định là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân và tổ hợp trong trong quá trình thụ tinh. 
 VD: P: XX × XY 
 G: X X, Y
 F: XX ; XY
- Giới tính còn ảnh hưởng do các yếu tố môi trường: hoocmon, nhiệt độ...
 VD: (HS lấy bất cứ một ví dụ nào đúng).
0,25
0,25
0,25
0,25
6
Phân biệt thường biến và đột biến:
Thường biến
Đột biến
Khái niệm
- Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.
- Là những biến đổi về vật chất di truyền (ADN hoặc NST).
Nguyên nhân
- Do điều kiện sống của môi trường thay đổi.
- Do những tác nhân trong hay ngoài tế bào.
Tính chất
- Là biến dị không di truyền được.
- Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định. Có lợi cho sinh vật. 
- Là biến dị di truyền được.
- Xuất hiện riêng lẻ, không xác định. Có lợi, có hại hoặc trung tính. 
0,5
0,5
0,5
0,5
7
a) Gen gây bệnh là gen lặn . Qua sơ đồ phả hệ : III1 bị bệnh trong khi đó bố và mẹ (II4 , II5) đều bình thường chứng tỏ gen gây bệnh là gen lặn, gen không gây bệnh (gen bình thường) là gen trội. 	 
b) Gen gây bệnh nằm trên NST thường .
Quy ước gen trội là A, gen lặn là a. 
Nếu gen a nằm trên Y thì bố của con trai bị bệnh cũng phải bị bệnh.
Nếu a nằm trên X thì I1 phải có kiểu gen XAY (bố), I2 có kiểu gen XaXa (mẹ), con gái của họ là II2 sẽ có kiểu gen XAXa và không bị bệnh, nhưng thực tế có bị bệnh (qua sơ đồ phả hệ). 
Cả 2 giả thiết trên đều không phù hợp 
→ Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường.
(Ghi chú: HS có thể chứng minh bằng cách khác hợp lí vẫn cho điểm tối đa).
0,25
0,25
8
a. - Sau 3 lần tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen là 0,4375AA ; 0,125Aa ; 0,4375aa. 
 - Sau 5 lần tự thụ phấn tỉ lệ kiểu gen là 0,484375AA;0,03125Aa;0,484375aa.
(Ghi chú: Kết quả học sinh làm có thể sai số với đáp án nhưng đúng do cách làm tròn vẫn cho điểm tối đa).
b) Nhận xét: Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ tự thụ phấn là nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá.
0,25
0,25
9
Loài A phân bố rộng, có thể phân bố khắp trái đất.
Loài B và C phân bố hẹp, loài B sống ở vùng có nhiệt độ thấp (VD: vùng ôn đới), loài C sống ở vùng có nhiệt độ cao (VD: vùng nhiệt đới).
0,25
0,25
10
- Mật độ quần thể: là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, / mức sinh sản và tử vong của quần thể.
0,5
0,5
___________ HẾT ___________
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2012 - 2013
ĐỀ DỰ BỊ
Môn: SINH HỌC (chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề thi gồm 02 trang
Câu 1: (1,0 điểm)
Trong nguyên phân và giảm phân, ngoại trừ nhiễm sắc thể, các thành phần khác trong tế bào đã có những biến đổi như thế nào? Nêu ý nghĩa của những biến đổi đó.
Câu 2: (1,0 điểm)
Phân biệt cấu tạo hoá học phân tử ADN và phân tử mARN.
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Làm thế nào có thể phát hiện được thể đa bội? Nêu các ứng dụng của thể đa bội. Cho ví dụ.
b) Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) hoặc (2n – 1) từ cặp bố, mẹ đều là thể 2n.
Câu 4: (0,5 điểm)
(2)
(1)
Sơ đồ phả hệ sau theo dõi một bệnh hiếm gặp do một gen qui định của một gia đình.
(3)
(7)
(5)
 II
 I
 III
 (4)
(6)
 Chú thích: □,○ : Nam, nữ bình thường. 
 ■,● : Nam, nữ mắc bệnh.
Xác định kiểu gen các thành viên trong gia đình phả hệ trên. 
Câu 5: (0,5 điểm) 
Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Tại sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
Câu 6: (0,5 điểm)
Cho các hiện tượng sau:
Cây liền rễ dưới lòng đất.
Chim di cư thành đàn.
Cá mập ăn thịt chính con của mình.
Tự tỉa cành trong 1 rừng cây thông Đà Lạt.
Hãy cho biết mỗi hiện tượng trên thuộc mối quan hệ sinh thái nào?
Câu 7: (1,0 điểm)
Nêu vai trò mỗi thành phần của hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 8: (1,5 điểm)
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng, gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu. Cho giao phấn giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả vàng, bầu thì F1 thu được 100% cây cà chua quả đỏ, tròn. Tiếp tục cho cây cà chua F1 giao phấn với cây cà chua quả vàng, bầu thì ở thế hệ F2 thấy xuất hiện 2 loại kiểu hình.
a) Xác định qui luật di truyền chi phối các phép lai trên.
b) Cho cây cà chua F1 tự thụ phấn, xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2.
Câu 9: (2,0 điểm)
Ở một loài côn trùng khi cho giao phối giữa 2 cá thể bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt. F1 thu được đồng loạt côn trùng thân xám, cánh dài. Cho các cá thể F1 giao phối với nhau, F2 thu được 4 loại kiểu hình với tổng số 400 cá thể, trong đó thân đen, cánh cụt là 25 cá thể. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn và trong quá trình phát sinh giao tử không xảy ra sự thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b) Xác định số lượng cá thể của mỗi kiểu hình còn lại ở F2.
-----------------------HẾT-----------------------
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 
NAM ĐỊNH
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI DỰ BỊ
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: SINH HỌC (chuyên)
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
Trong nguyên phân và giảm phân, ngoại trừ NST, các cấu trúc khác trong tế bào đã có những biến đổi là: trung thể, thoi vô sắc, màng nhân và nhân con, màng tế bào chất.
- Trung thể nhân đôi vào kì trung gian rồi đi về 2 cực của tế bào, chuẩn bị cho sự hình thành thoi vô sắc.
- Thoi vô sắc bắt đầu hình thành ở kì đầu, hoàn chỉnh ở kì giữa, đến kì cuối thì biến mất, giúp NST đính lên nó rồi thoi vô sắc co rút làm NST đi về 2 cực tế bào.
- Màng nhân và nhân con: biến mất vào kì trung gian và xuất hiện trở lại vào kì cuối, tạo điều kiện cho NST tự do dễ dàng xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Ở kì cuối giúp tái tạo trở lại cấu trúc của tế bào.
- Màng tế bào chất: phân chia ở vị trí giữa tế bào vào kì cuối giúp tế bào mẹ tách thành 2 tế bào con
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Cấu tạo ADN
Cấu tạo mARN
2 mạch đơn, với hàng triệu đơn phân là các nuclêôtit.
1 mạch đơn, với hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân là các nuclêôtit.
Trong thành phần cấu tạo của mỗi nuclêôtit có đường đeoxiribozơ C5H10O4.
Trong thành phần cấu tạo của mỗi nuclêôtit có đường ribozơ C5H10O5.
Có bazơ nitric loại T, không có loại U.
Có bazơ nitric loại U, không có loại T.
Các nucleotit ở 2 mạch lên kết với nhau theo NTBS bằng các liên kết hiđrô
Chỉ có 1 mạch đơn nên không có NTBS và liên kết hiđrô 
0,25
0,25
0,25
0,25
3
a. - Phương pháp phát hiện thể đa bội:
 + Do tế bào lớn nên các thể đa bội có cơ quan thân, rễ, lá, hoa, quả, rất lớn. Do vậy có thể nhìn bằng mắt thường.
 + Lúc nhỏ có thể lấy tế bào sinh dưỡng, đem nhuộm kép rồi soi dưới kính hiển vi, đếm số lượng NST.
 - Ứng dụng: 
 + Làm tăng năng suất cây trồng.
 VD: Quả táo tứ bội (4n) có kích thước lớn hơn nhiều so với quả táo lưỡng bội (2n).
 + Khắc phục tính bất thụ của con lai xa.
 VD: Lai giữa cải củ (2n = 18) với cải bắp (2n = 18) tạo cải lai bất thụ. Dùng consixin gây tứ bội hóa cải lai tạo ra loại cải mới có bộ NST 4n = 36 hữu thụ.
(HS có thể lấy ví dụ khác).
b. Cơ chế:
- Trong quá trình giảm phân của một số tế bào sinh dục (2n) thời kì chín, do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học hoặc do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể, gây ra sự không phân li của một cặp nhiễm sắc thể dẫn đến hình thành giao tử 
(n – 1) và (n + 1).
- Trong quá trình thụ tinh, sự tổ hợp giao tử (n + 1) hoặc (n - 1) với giao tử (n) tạo thành hợp tử (2n + 1) hoặc (2n - 1). Hợp tử (2n + 1) hoặc (2n – 1) nguyên phân bình thường nhiều lần liên tiếp, phát triển thành thể dị bội (2n + 1) hoặc (2n – 1).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
- Chứng minh gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên NST thường:
+ Bố mẹ (1), (2) bình thường nhưng sinh ra con gái (4) mắc bệnh, chứng tỏ bệnh do gen lặn qui định.
+ Qui ước A: không mắc bệnh; a: mắc bệnh.
+ Giả sử gen gây bệnh có liên kết với giới tính:
Nếu gen gây bệnh nằm trên NST Y thì nữ sẽ không mắc bệnh. Điều này không đúng.
Nếu gen gây bệnh nằm trên NST X thì người bố bình thường không thể sinh ra con gái mắc bệnh. Điều này không đúng.
+ Vậy gen gây bệnh nằm trên NST thường.
- Xác định kiểu gen:
+ Vì bệnh do gen lặn qui định nên những người mắc bệnh: (4) và (6) có kiểu gen aa.
+ Cặp vợ chồng ở đời thứ I không biểu hiện bệnh nhưng sinh ra 1 người con mắc bệnh, chứng tỏ cả hai người này (1) và (2) đều có kiểu gen Aa.
+ Người (3) không biểu hiện bệnh sẽ có kiểu gen AA hoặc Aa.
+ Người (5) không biểu hiện bệnh nhưng lại sinh ra con gái mắc bệnh nên sẽ có kiểu gen Aa.
+ Người (7) không biểu hiện bệnh nhưng lại được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh (aa) và người bố có kiểu gen dị hợp (Aa) nên có kiểu gen Aa.
0,25
0,25
5
- Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai: Khi lai hai dòng thuần chủng khác nhau, trong kiểu gen của cơ thể lai F1 có các gen đều ở trạng thái dị hợp.
- Giải thích: Ở các thế hệ sau, tỉ lệ thể dị hợp tử giảm, tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng; trong đó có thể đồng hợp tử mang các alen lặn biểu hiện một số đặc điểm xấu.
0,25
0,25
6
- Quan hệ hỗ trợ cùng loài: Cây liền rễ dưới lòng đất; chim di cư thành đàn.
- Quan hệ cạnh tranh cùng loài: Cá mập ăn thịt chính con của mình; tự tỉa cành trong 1 rừng cây thông Đà Lạt.
0,25
0,25
7
- Sinh cảnh (thành phần vô sinh): cung cấp vật chất và năng lượng cho quần xã sinh vật, là nơi ở của các loài sinh vật.
- Sinh vật sản xuất: tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho quần xã.
- Sinh vật tiêu thụ: tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất, năng lượng trong quần xã.
- Sinh vật phân giải: biến đổi các chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại cho môi trường.
0,25
0,25
0,25
0,25
8
a. Theo đề bài, F1 tất cả đều quả đỏ tròn nên F1 dị hợp 2 cặp gen. Nếu các gen này phân li độc lập với nhau sẽ tạo ra 4 loại giao tử, mà cây quả vàng, bầu cho 1 loại giao tử nên F2 sẽ có 4 loại kiểu hình. Theo đề bài F2 chỉ xuất hiện 2 loại kiểu hình nên các gen này phải nằm trên 1 NST và liên kết hoàn toàn với nhau. Vậy phép lai này chịu sư chi phối của qui luật liên kết gen.
b. Theo đề bài: cây cà chua quả đỏ, tròn F1 có kiểu gen: AB//ab. Khi cho F1 tự thụ phấn ta có sơ đồ lai: 
F1 x F1: quả đỏ, tròn AB//ab x quả đỏ, tròn AB//ab
G F1 : AB , ab AB , ab
F2 : Tỉ lệ kiểu gen 1AB//AB : 2AB//ab : 1ab//ab
 Tỉ lệ kiểu hình 3 cây quả đỏ, tròn : 1 cây quả vàng, bầu.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
9
 a. - Vì P thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, F1 100% côn trùng thân xám, cánh dài → tính trạng thân xám là trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen, tính trạng cánh dài là trội hoàn toàn so với tính trạng cánh cụt. 
- Quy ước: gen A quy định thân xám, gen a quy định thân đen; gen B quy định cánh dài, gen b quy định cánh cụt.
- Vì P thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, F1 100% cá thể thân xám, cánh dài → F1 dị hợp tử về 2 cặp gen trên (Aa, Bb).
- Ở F2 tính trạng thân đen cánh cụt chiếm tỉ lệ: 25/400 = 1/16 = 1/4 x 1/4 nên cơ thể F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. Vậy phép lai trên chịu sự chi phối theo qui luật phân li độc lập của Menđen.
- Sơ đồ lai:
+ P : Thân xám, cánh dài thuần chủng. x Thân đen, cánh cụt thuần chủng. 
 AABB aabb 
G : AB ab
F1 : AaBb (100% thân xám, cánh dài)
+ F1 x F1 : Thân xám, cánh dài x Thân xám, cánh dài 
 AaBb AaBb
GF1 : AB, Ab, Ab, ab AB, Ab, Ab, ab
F2 : HS lập bảng và xác định được tỉ lệ kiểu gen:
 1AABB : 2AABb: 1Aabb : 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb: 1aabb
Tỉ lệ kiểu hình 9/16 xám, dài : 3/16 xám, ngắn : 3/16 đen, dài : 1/16 đen, ngắn
 b. Số lượng cá thể của mỗi kiểu hình còn lại ở F2 225 xám, dài : 75 xám, ngắn : 75 đen, dài : 25 đen, ngắn 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docDE THI VAO CHUYEN SINH LE HONG PHONG NAM DINH 2012 2013.doc
Đề thi liên quan