Đề thi tuyển sinh vào 10 THPT năm học 2008 – 2009 môn thi: Ngữ Văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào 10 THPT năm học 2008 – 2009 môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã ký hiệu Đ01V-09-TS10ĐT ĐỀ THI TUY ỂN SINH VÀO 10 THPT Năm học 2008 – 2009 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) (Đề này gồm 3 câu 1 trang) Câu 1: ( 2 điểm) Thế nào là khởi ngữ ? Cho ví dụ ? Câu 2: ( 2 điểm) Viết một đoạn văn, phân tích đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. (Đồng chí- Chính Hữu- SGK Ngữ văn 9- tập 1) Câu 3: ( 6 điểm) Cảm nghĩ của em về nhân vật Bé Thu trong đoạn trích “ Chiếc lược ngà” trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9- tập 1) .....................................Hết................................ Người ra đề Người duyệt đề Xác nhận của nhà trường (kí, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thu Hà (kí, ghi rõ họ tên) (kí tên, đóng dấu) Mã ký hiệu HD01V-09-TS10ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUY ỂN SINH VÀO 10 THPT Năm học 2008 – 2009 Môn thi: Ngữ Văn (Hướng dẫn này gồm 3 câu 3 trang) Hướng dẫn chấm Câu 1: ( 2 điểm) * Học sinh nêu được khái niệm về khởi ngữ đúng: (1điểm). Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu nên đề tài được nói đến trong câu. * Học sinh lấy được ví dụ đúng, chỉ rõ thành phần khởi ngữ: (1điểm) Câu 2: (2 điểm) Về hình thức : Bố cục được đoạn văn theo ba phần : Mở đoạn- thân đoạn- kết đoạn. Diễn đạt mạch lạc, phân tích thấu đáo, lời văn trong sáng, có cảm xúc. Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt , ngữ pháp . Về nội dung: Học sinh diễn đạt, lập luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng được những yêu cầu sau: Bằng bút pháp tả thực, kết hợp với từ ngữ giàu giá trị biểu cảm, biện pháp tu từ Đoạn thơ thể hiện một vẻ đẹp trong đời sống của tình đồng chí: Đó là sự cảm thông sâu xa với tâm tư, nỗi lòng của người lính- những anh bộ đội xuất thân từ nông dân. Ở họ vừa có thái độ dứt khoát, mạnh mẽ, sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết, của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn nhưng lại vừa vẫn nặng lòng gắn bó với quê hương.Và tấm lòng của quê hương dành cho người lính. Câu 3: ( 6 điểm) Về hình thức: - Làm đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm truyện. Bố cục bài viết theo ba phần: Mở bài- thân bài- kết bài. - Có kĩ năng phân tích trên cơ sở cảm xúc về diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu. - Diễn đạt mạch lạc, lâp luận chặt chẽ, phân tích sắc sảo, có cảm xúc. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Về nội dung: Học sinh phân tích trên cơ sở cảm xúc về diễn biến nội tâm của nhân vật bé Thu theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đáp ứng được những yêu cầu sau: * Đặt nhân vật bé Thu vào tình huống đặc biệt: Vì chiến tranh, bé Thu lớn lên chỉ biết mặt cha qua tấm hình chụp chung với má. Sau tám năm xa cách, người cha về thăm nhà,trên mặt ông có thêm vết thẹo dài bị Tây bắn bị thương làm thay đổi khuôn mặt. Gặp ông bé Thu dứt khoát không nhận cha. Đến lúc hiểu và nhận ra cha thì ba của bé phải ra đi làm tiếp công việc của người cán bộ cách mạng kháng chiến. * Phân tích được diễn biến tâm lí của bé Thu trước khi nhận ra cha: -Học sinh biết đưa ra các chi tiết chọn lọc để phân tích, lí giải thái độ và trạng thái tâm lí của bé Thu khi gặp cha: Tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách, bị cha đánh nhưng không cãi, không khóc mà bỏ về nhà ngoại; xuống đến xuồng còn cố khua cột xuồng kêu thật to. - Biết nhận xét, đánh giá trong quá trình phân tích đánh giá tâm lí của bé Thu ở một số mặt : + Chuỗi hành động của bé Thu có sự bất thường đến ương ngạnh . + Vết thẹo dài trên má của ba bị Tây bắn bị thương làm thay đổi khuân mặt ba, đã trở thành vật cản làm cho Thu không nhận ra ba . + Bé Thu yêu cha bằng một tình yêu ngây thơ,chân thật,sâu sắc đến kiêu hãnh: Chỉ yêu ba - người cha đích thực trong tấm hình chụp chung với má. * Phân tích được diễn biến tâm lí của bé Thu khi nhận ra người cha sau khi được bà ngoại giải thích về vết thẹo dài trên mặt ba. - Học sinh biết đưa ra các chi tiết chọn lọc các biện pháp tu từ, các động từ để phân tích, lí giải thái độ và trạng thái tình cảm của bé Thu khi nhận ra cha vào thời gian buổi sáng cuối cùng trước khi người cha lên đường : Lần đầu tiên bé Thu cất tiếng gọi ba, một tiếng kêu như xé vừa kêu vừa chạy dang tay ôm chặt lấy ba hôndang cả hai chân câu chặt lấy ba run run. - Biết nhận xét, đánh giá về sự thay đổi thái độ đột ngột của bé Thu khi nhận ra ba : + Trạng thái tình cảm bấy lâu bị dồn nén đã bùng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, xen cả hối hận của bé Thu . + Bé Thu yêu cha bằng tình yêu hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. * Biết khái quát một số nét tính cách của bé Thu : + Tình cảm của bé Thu dành cho người cha thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. + Qua quá trình gặp và nhận cha đã hình thành ở bé Thu nét cá tính cứng cỏi tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ. + Khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con bất tử. Nó đã vượt qua bi kịch do chiến tranh gây ra và sẽ trường tồn mãi mãi trong lòng trẻ thơ Việt Nam nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Cách cho điểm - Điểm 6 : Bài làm hoàn chỉnh, đảm bảo tốt những nội dung cơ bản trên. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Hành văn giầu cảm xúc, diễn đạt mạch lạc dùng từ ngữ chính xác, ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 4 : Bài làm hoàn chỉnh đảm bảo khá những nội dung cơ bản trên. Chữ viết rõ ràng trình bày sạch đẹp. Hành văn tương đối giầu cảm xúc, diễn đạt khá trôi chảy, dùng từ ngữ chính xác, ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp - Điểm 2: Hiểu yêu cầu của đề, nhưng một số ý phân tích chưa sâu sa không quá nhiều lỗi chính tả ngữ pháp. . - Điểm 1 : Bài làm chưa hoàn chỉnh nội dung nghèo nàn.Văn viết lủng củng sai nhiều lỗi chính tả. Giám khảo căn cứ vào điểm 6, 4 , 2, 1 đã cho để tự đánh giá điểm còn lại. .....................................Hết................................ Người ra hướng dẫn chấm Người duyệt hướng dẫn chấm Xác nhận của nhà trường (kí, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thu Hà (kí, ghi rõ họ tên) (kí tên, đóng dấu)
File đính kèm:
- TS10Van KHANH TRUNG.doc