Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên - Môn thi: Sinh Học

doc24 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên - Môn thi: Sinh Học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIA LAI
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi: SINH HỌC (Chuyên)
 Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (1,0 điểm) Ở một loài thực vật có 2n = 24. Hãy dự đoán số lượng nhiễm sắc thể trong các tế bào sinh dưỡng của các thể đột biến : thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể không nhiễm, thể ba nhiễm kép.
Câu 2 (1,0 điểm) Ở ruồi giấm đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, khi giảm phân hình thành giao tử thấy xuất hiện giao tử XX và YY. Hãy giải thích nguyên nhân, cơ chế xuất hiện 2 loại giao tử trên.
Câu 3 (1,5 điểm) Giả sử rằng trong số 1014 tế bào được sinh ra trong nguyên phân có tế bào phân hóa thành các tế bào sinh dục sơ khai và chỉ có trong số các tế bào sinh dục sơ khai này trải qua giảm phân để hình thành các giao tử. Xác định số lượng giao tử có thể được tạo ra. Biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường.
Câu 4 (2,0 điểm) Ở chuột lang, tính trạng kích thước lông (lông dài và lông ngắn) do một cặp gen quy định và nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường. Cho chuột lông ngắn giao phối với nhau, chuột con sinh ra có con lông dài, có con lông ngắn. Biết rằng không có đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử.
	a. Biện luận và viết sơ đồ lai .
	b. Làm thế nào để biết được chuột lông ngắn là thuần chủng hay không thuần chủng ?
	c. Kiểu gen của chuột bố mẹ (P) phải như thế nào để ngay thế hệ F1 thu được 100% chuột lông ngắn ?
Câu 5 (1,0 điểm) Trình bày các bước giao phấn ở ngô.
Câu 6 (1,5 điểm) Vì sao ta nhìn được hình dạng, kích thước và màu sắc của vật? Nêu các tật thường gặp của mắt và cách khắc phục các tật của mắt.
Câu 7 (1,0 điểm) Để nghiên cứu 1 loài bọ cánh cứng, người ta đánh bắt được 18 cá thể của loài này trên diện tích 6m2. Khảo sát lấy mẫu ở 50 địa điểm trong khu vực sống của quần xã thì có 10 địa điểm là có loài bọ cánh cứng này. Xác định độ nhiều, độ thường gặp của quần thể bọ cánh cứng trong quần xã. 
Câu 8 (1,0 điểm) Một quần xã sinh vật gồm : cỏ, rắn, vi khuẩn phân hủy, sâu ăn lá, bọ ngựa, chuột, cầy, đại bàng, hổ, hươu.
	a. Hãy xác định sinh vật sản xuất và các sinh vật thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 1.
	b. Vẽ sơ đồ một lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.
-----------------HẾT------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIA LAI
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
NĂM HỌC 2012-2013
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
1
- Số lượng NST ở thể 1 nhiễm là : 23
- Số lượng NST ở thể 3 nhiễm là : 25
- Số lượng NST ở thể không nhiễm : 22
- Số lượng NST ở thể 3 nhiễm kép: 26
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- XY tự nhân đôi àXXYY, giảm phân I không phân ly à XXYY . Giảm phân II phân ly bình thường, XXYY tạo giao tử XX và YY
- XY tự nhân đôi àXXYY, giảm phân I phân ly bình thường à XX và YY . Giảm phân II không phân ly tạo 2 loại giao tử XX và YY.
(HS chỉ cần vẽ sơ đồ đúng vẫn cho điểm tối đa cho câu này)
0,25
0,25
0,25
0,25
3
- Số lượng tế bào phân hóa thành tế bào sinh dục sơ khai: 1014 x 1/106 = 108
- Số lượng tế bào sinh dục sơ khai tham gia giảm phân để tạo giao tử: 
108 x 1/10 = 107
- Nếu là tế bào sinh giao tử cái thì số lượng giao tử cái ( tế bào trứng) được hình thành là : 107.
- Nếu là tế bào sinh giao tử đực thì số lượng giao tử đực ( tinh trùng) được hình thành là : 4 x 107.
0,25
0,25
0,5
0,5
4
a)- Xác định được tính trội lặn và quy ước gen 
 Quy ước gen : Gen A : lông ngắn; gen a: lông dài.
- Viết sơ đồ lai: 
 + Xác định đúng KG của P: Aa x Aa 
 +Viết TLKG (1AA : 2Aa: 1aa) và TL KH ( 3 ngắn :1 dài) ở F1 đúng
b)- Cho chuột lông ngắn lai phân tích
- Nếu ở đời sau 100% chuột lông ngắn à chuột lông ngắn đem lai là thuần chủng ( KG đồng hợp tử trội AA) 
- Nếu ở đời sau phân tính theo tỷ lệ 1 : 1à chuột lông ngắn đem lai là không thuần chủng ( KG dị hợp Aa)
(HS chỉ cần viết đúng 2 SĐL của phép lai phân tích vẫn được điểm tối đa)
c) Nếu muốn ngay thế hệ F1 thu được 100% chuột lông ngắn thì KG của (P ) có thể là : AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa
( HS xác định KG đúng của 1 trường hợp: 0,25 điểm; 2 trong 3 trường hợp được 0,5 điểm)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
5
Gồm 4 bước: 
- Chọn cây bố mẹ đem lai.
- Trên cây làm mẹ tiến hành khử đực.
- Thu hạt phấn của cây làm bố và tiến hành thụ phấn cho cây làm mẹ.
- Bao cách ly, theo dõi.
( Nếu bước 3 HS chỉ nêu là thụ phấn cho cây mẹ vẫn được 0,25 điểm)
0,25
0,25
0,25
0,25
6
- Ta nhìn được vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thủy tinh thể tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương thần kinh, cho ta biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.
- Cận thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
Cách khắc phục : muốn nhìn rõ vật ở xa phải đeo kính mặt lõm (kính phân kỳ)
- Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Cách khắc phục : muốn nhìn rõ vật ở gần phải đeo kính mặt lồi (kính hội tụ hoặc kính lão)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
7
- Độ nhiều: 18 : 6 = 3 (cá thể/ m2)
- Độ thường gặp :
Gọi C là độ thường gặp : C ( %) = (10 : 50 ) x 100% = 20% < 25%
 Loài này là loài ngẫu nhiên
0,5
0,25
0,25
8
a)- SV sản xuất : cỏ
- SV tiêu thụ bậc 1: hươu; chuột, sâu ăn lá.
Chuột
Hươu
Sâu ăn lá
Hổ
Cầy
Bọ ngựa
Đại bàng
Rắn
VSV
Cỏ
b)Sơ đồ lưới thức ăn
(* HS có thể vẽ theo cách khác nhưng nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. Nếu HS vẽ thiếu 1 sinh vật trong lưới thức ăn hoặc viết sai, không hợp lý 2 chuỗi thức ăn thì không cho điểm phần này)
0,25
0,25
0,5
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG 
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi gồm: 01 trang
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 20 tháng 6 năm 2012
Câu 1 (1,5 điểm): 
 	Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh, gen B quy định vỏ trơn, gen b quy định vỏ nhăn. Các gen phân ly độc lập.
	P: Hạt vàng, vỏ nhăn x Hạt xanh, vỏ trơn. 
	F1: 50% Hạt vàng, vỏ trơn: 50% Hạt vàng, vỏ nhăn.
	a. Xác định kiểu gen của P trong phép lai trên. 
	b. Có thể sử dụng những phép lai như thế nào để biết kiểu gen F1 Hạt vàng, vỏ trơn là đồng hợp tử hay không?
Câu 2 (1,5 điểm):
	a. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng như thế nào? Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?
	b. Con la là con lai của ngựa cái và lừa đực nên tế bào của con la chứa 2 bộ NST đơn bội của ngựa và lừa. Giải thích tại sao tế bào của con la vẫn nguyên phân bình thường, nhưng lại không giảm phân được bình thường?
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc thù? Prôtêin thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào?
Câu 4 (1,5 điểm): 
	a. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: 
Gen (một đoạn ADN) mARN Prôtêin Tính trạng.
	b. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu hình khi nào?
Câu 5 (2,0 điểm):
	a. Đột biến cấu trúc NST thường gặp những dạng nào? 
	b. Trong tế bào sinh dục một loài sinh vật có hai cặp NST tương đồng với thành phần và trình tự phân bố các gen trên hai NST tương đồng của cặp thứ nhất là ABCDE và abcde, cặp thứ hai là FGHIK và fghik. Sự giảm phân tế bào sinh dục chứa 2 cặp NST nói trên thấy xuất hiện 1 loại tinh trùng có kí hiệu thành phần và trình tự phân bố gen trên NST là BCDE và fghik. Hiện tượng gì đã xảy ra? Nếu thành phần và trình tự gen trên các NST khác không đổi, xác định các loại tinh trùng còn lại có thể có.
	c. Bằng những cơ chế nào một tế bào không phải là đơn bội lại có số nhiễm sắc thể là một số lẻ?
Câu 6 (1,0 điểm): 
	a. Ở người, cặp gen dị hợp trên cặp NST 21 là Aa, cặp gen đồng hợp tử trên cặp NST 23 là XEXE. Khi giảm phân có hiện tượng đột biến dị bội cặp NST 23 xảy ra ở lần phân bào thứ nhất của giảm phân. Thành phần gen trong mỗi loại giao tử không bình thường sinh ra từ kiểu gen nói trên có thể như thế nào? 
	b. Có thể hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người bằng các biện pháp nào? 
Câu 7 (1,5 điểm):
	Trong đầm nuôi cá, cá mè trắng là sản phẩm chính tạo nên giá trị kinh tế cho đầm. Trong đầm còn có các loài cá tự nhiên là cá mương, cá dầu và cá măng. Cá dầu và cá mương tuy nhỏ nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi lại phát triển rất mạnh mẽ. Tảo sống nổi là thức ăn của cá mương, cá dầu và cá mè trắng. Cá măng lại sử dụng cá mương, cá dầu làm thức ăn chính. Rái cá chuyên săn bắt cá măng và cá mè trắng. 
	a. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong đầm.
	b. Sau một thời gian cá măng bị người ta câu hết. Do vậy giá trị kinh tế của đầm có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Hãy giải thích hiện tượng trên. Để duy trì và nâng cao giá trị kinh tế của đầm, người nuôi cá cần áp dụng biện pháp sinh học nào vừa đơn giản, vừa thích hợp lại có hiệu quả cho đầm nuôi của mình?
---------------------------Hết---------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG 
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2012 – 2013
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
1
a. - Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng ở con lai F1:
+ Về màu sắc hạt: P: Hạt vàng x Hạt xanh à F1: 100% Hạt vàng → AA x aa
+ Về hình dạng hạt: P: Vỏ nhăn x Vỏ trơn à F1: 50% Vỏ trơn x 50 % Vỏ nhăn → bb x Bb
- Tổ hợp kiểu gen (AA x aa).(bb x Bb) à 
+ P: Hạt vàng, vỏ nhăn có kiểu gen là AAbb 
+ P: Hạt xanh, vỏ trơn có kiểu gen là aaBb 
b. - Sử dụng phép lai phân tích 
- Cho cây Hạt vàng, vỏ trơn tự thụ phấn.
0,5
0,5
0,25
0,25
2
a. - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng bởi:
+ Số lượng, hình dạng, kích thước 
+ Đặc trưng về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các gen trên mỗi NST
- Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ: Nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Quá trình nguyên phân sao chép y nguyên bộ NST 2n cho tế bào con. Giảm phân tạo giao tử có bộ NST đơn bội (n). Thụ tinh, sự kết hợp hai loại giao tử đơn bội đực và cái khôi phục bộ NST 2n 
b. - Khi tế bào của con la nguyên phân, mỗi NST giữ nguyên dạng NST bố lừa hay mẹ ngựa khi nhân đôi hay tách 2 crômatit tương đồng diễn ra một cách “độc lập” theo từng NST do đó các lần nguyên phân khởi đầu từ hợp tử không có gì trục trặc. 
- Trong phân bào giảm nhiễm, các NST tương đồng khác nguồn trong kì đầu I, quá trình tiếp hợp không thể xảy ra đúng cách vì các NST của ngựa và lừa không khớp nhau cả về số lượng và cấu trúc .
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
3
 - Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù vì:
+ Tính đặc thù của prôtêin được thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axitamin, cấu trúc không gian.
+ Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại axitamin xếp theo những cách khác nhau đã tạo nên tính đa dạng của prôtêin.
 - Prôtêin thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc : Bậc 3 và bậc 4
0,25
0,25
0,5
4
a. Bản chất mối quan hệ được thể hiện trong sơ đồ: Trình tự các nuclêôtit trong ADN(gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axitamin cấu thành prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
b. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu hình khi:
- Ở trạng thái đồng hợp lặn.
- Chỉ có 1 alen (thể khuyết nhiễm) trong tế bào lưỡng bội. 
- Chỉ có một alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY (hoặc XO).
- Chỉ có một alen ở cơ thể mang cặp NST bị mất đoạn có alen trội tương ứng, ở thể đơn bội, ë thÓ lưỡng béi đột biến gen trội thành gen lặn ở cặp gen dị hợp tử (Aa aa).
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
5
a. Đột biến cấu trúc NST thường gặp những dạng : Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. 
b. Đây là đột biến mất đoạn của NST.
Các loại giao tử còn lại: BCDE và FGHIK; ABCDE và FGHIK; ABCDE và fghik; abcde và FGHIK; abcde và fghik .
(Mỗi trường hợp đúng được 0,1điểm, giáo viên sau chấm làm tròn đến 0,25 điểm)
c. Những cơ chế nào một tế bào không phải là đơn bội lại có số nhiễm sắc thể là một số lẻ:
- Tế bào đơn bội có số NST lẻ được đa bội hóa .
- Tế bào lưỡng bội đột biến dị bội hóa.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
6
a. Thành phần gen trong mỗi loại giao tử không bình thường sinh ra từ kiểu gen nói trên có thể: AO; aO; AXEXE; aXEXE .
(Mỗi trường hợp đúng được 0,125 điểm, giáo viên sau chấm làm tròn đến 0,25 điểm)
b. Có thể hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền ở người bằng các biện pháp:
- Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.
0,5
0,5
7
a. Sơ đồ lưới thức ăn trong đầmMè trắng
:
Tảo sống nổi
Cá măng
Rái cá
Cá dầu
Cá mương
b. - Khi cá măng bị câu hết, tức là đối tượng tỉa đàn duy nhất của cá mương, cá dầu không còn nữa. Loại cá tạp này thả sức phát triển, khai thác phần lớn tảo sống nổi làm thức ăn gây suy giảm nghiêm trọng nguồn thức ăn của cá mè trắng, đồng thời cá mè trắng trở thành nguồn thức ăn duy nhất của rái cá dẫn tới sự suy giảm sản lượng chất lượng cá mè trắng. 
- Để nâng cao lợi tức của đầm, biện pháp sinh học đơn giản và có hiệu quả cần được áp dụng cho đầm là: Thả lại cá măng như vốn có trước đây và tìm diệt rái cá .
1,0
0,25
0,25
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2012 - 2013
 Môn thi: SINH HỌC
 Thời gian: 150 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu I. (2,75 điểm)
a. Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Trình bày cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người.
b. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ?
Câu II. (3,0 điểm)
Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Một nhóm học sinh lớp 9 quan sát tế bào sinh dưỡng của 3 cây đậu Hà Lan qua kính hiển vi thấy kết quả như sau:
- Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly đồng đều về 2 cực của tế bào.
- Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể kép, đang đóng xoắn.
a. Các bạn đang quan sát tế bào ở những kỳ nào của quá trình phân bào?
b. Em hãy nêu cơ chế hình thành 3 cây đậu trên từ cây bố mẹ bình thường. Biết rằng quá trình đột biến này chỉ liên quan đến cặp nhiễm sắc thể thứ 3 và ít gây hại đến sức sống của cây.
Câu III. (2,75 điểm)
a. Lớp 9A thực hành tại hệ sinh thái đầm sen đã tồn tại khoảng 30 năm. Bản báo cáo của bạn Tiến ghi rằng: Trong hệ sinh thái đầm sen chỉ có quần thể sen hồng, quần thể thực vật nổi, quần thể cá rô phi, quần thể cá, quần thể tôm càng xanh. Em hãy cho biết báo cáo của bạn đã chính xác chưa, vì sao?
b. Các cá thể trong quần thể ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào? Các quan hệ đó xảy ra rõ nhất trong những điều kiện nào?
Câu IV. (2,5 điểm)
a. Vì sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống? Nêu ví dụ minh họa.
b. Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu. Kể tên các con đường lây nhiễm HIV/AIDS.
Câu V. (3,0 điểm)
Gen B có 3000 nuclêôtit, trong đó ađênin (A) chiếm tỷ lệ 20%. Gen B đột biến làm xuất hiện gen b. Khi gen b tự nhân đôi bình thường 2 lần, đã lấy từ môi trường nội bào 8994 nuclêôtit.
a. Tính số nuclêôtit từng loại của gen trước và sau khi đột biến.
b. Qua quá trình sinh sản hữu tính, khi nào thì tính trạng do gen b quy định được biểu hiện?
c. Gen đột biến b làm giảm sức sống, giảm khả năng sinh sảncủa sinh vật. Em hãy giải thích vì sao?
Câu VI. (4,5 điểm)
a. Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 2 cây cà chua khác, kết quả thu được:
- Với cây thứ nhất: 150 quả đỏ, tròn; 151 quả đỏ, dẹt; 51 quả vàng, tròn; 50 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ hai: 180 quả đỏ, tròn; 181 quả vàng, tròn; 61 quả đỏ, dẹt; 60 quả vàng, dẹt.
Em hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất, cây thứ hai. Viết sơ đồ lai từ P đến F1, F1 với cây thứ nhất và thứ hai.
b. Trong phép lai của một loài thực vật khác, để đời con F1 thu được tỷ lệ phân ly kiểu hình là 3:1, thì P phải có kiểu gen như thế nào? Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, chỉ xét tối đa 2 cặp tính trạng.
Câu VII. (1,5 điểm)
Ở 1 loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 38, trong quá trình phát sinh giao tử đực, chỉ xét 5 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần bằng nhau để tạo ra các tinh nguyên bào, các tinh nguyên bào này đều phát triển thành các tinh bào bậc 1. Các tinh bào bậc 1 giảm phân bình thường tạo ra các tinh trùng, môi trường nội bào cung cấp 24320 nhiễm sắc thể đơn (ở trạng thái chưa nhân đôi). Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 10%, của trứng là 50%.
Tính số đợt nguyên phân của tế bào mầm sinh dục đực, cái và số hợp tử được hình thành. 
Biết rằng quá trình phát sinh giao tử cái diễn ra bình thường, các trứng đều có nguồn gốc từ 1 tế bào mầm sinh dục cái, 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng để tạo thành 1 hợp tử.
------------ Hết ------------
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2012-2013
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 03 trang)
Môn: SINH HỌC
Câu
Nội dung
Điểm
Câu I
a. Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Trình bày cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người.
b. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ?
2,75 điểm
a
NST giới tính
NST thường
- Thường tồn tại thành 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
- Thường tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY)
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể (ngoài ra còn mang 1 số gen quy định TT thường)
- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội (n-1 cặp).
- Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể.
Cơ chế: do sự phân ly của cặp NST giới tính qua giảm phân hình thành giao tử và tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh. Thể hiện qua sơ đồ:
P. ♀ 44A + XX x ♂ 44A + XY 
G 22A + X 22A + X và 22A + Y
F 44A + XX (♀) 44A + XY (♂)
(học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm)
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
b
Sự nhân đôi của ADN: 
- Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ 
- Các nu ở mạch khuôn liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A-T; G-X và ngược lại.
- Trong mỗi ADN con có 1 mạch cũ nhận từ ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.
- Nhờ đó 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi giống phân tử ADN mẹ.
Nếu HS chỉ nêu tên các nguyên tắc mà không giải thích cho ½ số điểm
0,5
0,5
0,5
Câu II
Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Một nhóm học sinh lớp 9 quan sát tế bào sinh dưỡng của 3 cây đậu Hà Lan qua kính hiển vi thấy kết quả như sau:
- Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly đồng đều về 2 cực của tế bào.
- Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể kép, đang đóng xoắn.
a. Các bạn đang quan sát tế bào ở những kỳ nào của quá trình phân bào?
b. Em hãy nêu cơ chế hình thành 3 cây đậu trên từ cây bố mẹ bình thường. Biết rằng quá trình đột biến này chỉ liên quan đến cặp nhiễm sắc thể thứ 3 và ít gây hại đến sức sống của cây.
3,0 điểm
a
Kì giữa, kì sau, kì đầu của quá trình nguyên phân
0,75
b
 Cơ chế: Trong giảm phân hình thành giao tử chỉ một bên bố hoặc mẹ giảm phân không bình thường (cặp NST thứ 3 không phân li) tạo giao tử (n-1) và (n+1). Qua thụ tinh giao tử (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n +1) = 15, phát triển thành cây thứ nhất; giao tử (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử 
(2n – 1) = 13, phát triển thành cây thứ hai; 
 Cả 2 bên bố mẹ giảm phân không bình thường (cặp NST thứ 3 không phân li) sẽ tạo giao tử (n-1) và (n+1); qua thụ tinh 2 giao tử (n+1) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử (2n+2) = 16, phát triển thành cây thứ 3.
0,75
0,75
0,75
Câu III
a. Lớp 9A thực hành tại hệ sinh thái đầm sen đã tồn tại khoảng 30 năm. Bản báo cáo của bạn Tiến ghi rằng: Trong đầm sen chỉ có quần thể sen hồng, quần thể thực vật nổi, quần thể cá rô phi, quần thể cá; quần thể tôm càng xanh. Em hãy cho biết báo cáo của bạn đã chính xác chưa, vì sao?
b. Các cá thể trong quần thể ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào? Các quan hệ đó xảy ra rõ nhất trong những điều kiện nào?
2,75 điểm
a
- Báo cáo thực hành của bạn chưa chính xác.
- Vì:
 + Chưa nêu đầy đủ thành phần chủ yếu của hệ sinh thái (HST gồm quần xã và môi trường sống) 
 + Trong hệ sinh thái đầm sen có thể còn có nhiều quần thể khác nữa.
 + Các quần thể nêu: 
 * Thực vật nổi gồm nhiều loài, cá gồm nhiều loài nên chúng không phải là quần thể. 
 * Quần thể sen hồng, quần thể tôm càng xanh, cá rô phi là đúng.
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
b
- Ảnh hưởng của các sinh vật trong quần thể là ảnh hưởng của các sinh vật cùng loài, gồm quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
- Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lý và có nguồn sống đầy đủ; Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở
0,5
0,5
Câu IV
a. Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống? Nêu ví dụ ?
b. Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu. Kể tên các con đường lây nhiễm HIV/AIDS.
2,5 điểm
a
- Tế bào là đơn vị cấu trúc: Mọi cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ các tế bào; ví dụ: 
- Tế bào là đơn vị chức năng: Mọi hoạt động chức năng đều diễn ra tại tế bào; ví dụ:
0,5
0,5
b
- Nguyên tắc: Khi truyền máu cần xét nghiệm trước để truyền nhóm máu phù hợp, đảm bảo hồng cầu người cho không bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch; Tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh; Truyền từ từ.
- Qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn, qua nhau thai (nếu mẹ bị nhiễm HIV)
0,75
0,75
Câu V
Gen B có 3000 nuclêôtit, trong đó ađênin (A) chiếm tỷ lệ 20%. Gen B đột biến làm xuất hiện gen b. Khi gen b tự nhân đôi bình thường 2 lần, đã lấy từ môi trường nội bào 8994 nuclêôtit.
a. Tính số nuclêôtit từng loại của gen trước và sau khi đột biến.
b. Qua quá trình sinh sản hữu tính, khi nào thì tính trạng do gen b được biểu hiện?
c. Gen đột biến b làm giảm sức sống, giảm khả năng sinh sảncủa sinh vật. Em hãy giải thích vì sao?
3,0 điểm
a
Số nu từng loại của gen B: A = T = 600 (nu); G = X = 900 (nu)
Số nu gen b: (22-1). Nb = 8994 → Nb = 2998
So với gen B gen b giảm 2 nu Đây là dạng đột biến mất 1 cặp nu, có thể xảy ra 1 trong 2 trường hợp:
+ Mất cặp A-T thì: A = T = 599 (nu); G = X = 900 (nu) 
+ Mất cặp G-X thì: A = T = 600 (nu); G = X = 899 (nu)
0,5
0,5
0,25
0,25
b
Qua quá trình sinh sản, chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp bb và trong điều kiện môi trường thích hợp.
0,75
c
Gen đột biến b làm giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản của sinh vật vì nó phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp Pr.
0,75
Câu VI. 
a. Khi cho lai 2 cây cà chua bố mẹ (P) với nhau, được F1 có kiểu gen đồng nhất. Cho F1 giao phấn với 2 cây cà chua khác, kết quả thu được:
- Với cây thứ nhất: 150 quả đỏ, tròn; 151 quả đỏ, dẹt: 51 quả vàng, tròn; 50 quả vàng, dẹt.
- Với cây thứ hai: 180 quả đỏ, tròn; 181 quả vàng, tròn: 61 quả đỏ, dẹt; 60 quả vàng, dẹt.
Em hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của P, F1, cây thứ nhất, cây thứ hai. Viết sơ đồ lai từ P đến F1, F1 với cây thứ nhất và thứ hai.
b. Trong phép lai của một loài thực vật khác, để đời con F1 thu được tỷ lệ phân ly kiểu hình là 3:1, thì P phải có kiểu gen như thế nào? (cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng, chỉ xét tối đa 2 cặp tính trạng).
4,5 điểm
a
Ở phép lai với cây thứ nhất
Đỏ:vàng = 3:1 → Đỏ là tính trạng trội (A), vàng là tính trạng lặn (a) 
→ F1 x cây 1: Aa x Aa
Tròn:dẹt = 1:1 chưa xác định được tính trạng nào trội, tính trạng lặn → F1 x cây 1: Bb x bb
F2-1: (3 đỏ: 1 vàng) (1 tròn: 1 dẹt) = 3 đỏ, tròn: 3 đỏ, dẹt: 1 vàng, tròn: 1 vàng, dẹt → 2 cặp tính trạng này PLĐL với nhau.
Ở phép lai với cây thứ hai
Tròn:dẹt = 3:1 → tròn là tính trạng trội (B), dẹt là tính trạng lặn (b)
F1 x cây 2: Bb x Bb
→ F1 có kiểu gen AaBb - Kiểu hình: đỏ, tròn 
→ cây thứ nhất Aabb - Kiểu hình: đỏ, dẹt 
→ cây thứ hai aaBb - Kiểu hình: vàng, tròn 
→ P: AABB x aabb hoặc AAbb x aaBB - KH: đỏ, tròn x vàng, dẹt hoặc đỏ, dẹtxvàng, tròn 
Viết sơ đồ lai từ P đến F1
Viết sơ đồ lai F1 với cây thứ nhất và thứ hai
Nếu không chứng minh PLĐL thì bớt 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
b
 TH 1: Aa x Aa
TH 2: Liên kết AB/ab x AB/ab 
TH 3: (di truyền độc lập)
- (3:1) x 1 thì P có thể là:
 (Aa x Aa) (BB x BB) → AaBB x AaBB 
 (Aa x Aa) (BB x Bb) → AaBB x AaBb
 (Aa x Aa) (BB x bb) → AaBB x Aabb
 (Aa x Aa) (bb x bb)

File đính kèm:

  • docMOT SO DE THI VAO CHUYEN SINH CAC TINH NAM HOC 2012 2013.doc
Đề thi liên quan