Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 đại trà năm học 2009 - 2010 môn: Văn

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 đại trà năm học 2009 - 2010 môn: Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ01V- 09 – TS10ĐT
 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 đại trà
Năm học 2009 - 2010
Môn: văn
(Thời gian 120 phút không kể thời gian chép đề)
Đề này gồm 2 câu, 1 trang
Câu 1: (3điểm)
	Hãy viết một đoạn văn khoảng khoảng 12 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, trong đó có sử dụng phép liên kết câu. (Gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết câu).
Câu 2: (7điểm)
	Phân tích tám câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) để thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
---- Hết ----
HD01V- 09 - TS10ĐT
Hướng dẫn chấm
đề thi tuyển sinh vào lớp 10 đại trà
Năm học 2009 - 2010
Môn: văn
Hướng dẫn này gồm 2 câu, 2 trang
*****
Câu 1: (3 điểm). Đảm bảo các yêu cầu sau:
	- Về hình thức:
	+ Viết được đoạn văn hoàn chỉnh, có độ dài khoảng 12 câu. Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. (0,5 điểm)
	+ Đoạn văn có sử dụng phép liên kết câu. Chú ý gạch dưới từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết câu. (0,5 điểm)
	- Về nội dung:
	Nêu được cảm nghĩ về nhân vật Phương Định: Yêu quý, khâm phục, tự hào trước vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, lạc quan, tinh thần dũng cảm, hồn nhiên của người nữ thanh niên xung phong trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh. (2điểm)
Câu 2: Đảm bảo các yêu cầu sau:
	A. Về hình thức: Viết hoàn chỉnh bài nghị luận văn học về một tác phẩm truyện (đoạn trích), có bố cục 3 phần, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
	B. Về nội dung:
	1. Bút pháp tả cảnh ngụ tình là một trong những phương thức miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
	2. Tám câu cuối đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
	- Mỗi cảnh khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau, với những lí do buồn khác nhau, để rồi tình buồn tác động lại cảnh khiến cảnh mỗi lúc một buồn hơn, và nỗi buồn ngày một ghê gớm, mãnh liệt hơn.
	+ Cảnh cửa bể lúc chiều hôm mênh mông buồn vắng, cánh buồm thấp thoáng phía xa như ảo ảnh gợi nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn.
	+ Cảnh hoa trôi trên ngọn nước gợi nỗi buồn về thân phận trôi nổi, vô định, nỗi xót xa cho duyên phận, số phận.
	+ Cảnh nội cỏ "rầu rầu" và màu xanh nhạt từ mặt đất tới chân mây gợi nỗi chán ngán, vô vọng.
	+ Cảnh gió cuốn, sóng kêu "ầm ầm" gợi nỗi lo sợ vì dự cảm về những sóng gió bão táp của cuộc đời sắp dội xuống đời Kiều.
	- Cảnh thực nhưng cũng rất ảo. Cảnh đậm dần để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến âu lo, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, vô vọng, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ, dữ dội, khiến Kiều hoang mang, tuyệt vọng.
	- Điệp ngữ "Buồn trông" liên kết bốn cảnh, kết hợp với các từ láy, tạo sự điệp nhịp, diễn tả nỗi buồn trào dâng lỡp lớp.
	C. Cách cho điểm:
	- Điểm 7: Đạt được yêu cầu trên. Có thể còn một vài chi tiết phân tích chưa thật sâu sắc, diễn đạt đôi chỗ chưa thật lưu loát. Mắc vài lỗi chính tả, ngữ pháp.
	- Điểm 5: Cơ bản đạt được yêu cầu trên. Diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng. Mắc 3 - 4 lỗi chính tả, ngữ pháp.
	- Điểm 3: Đạt khoảng 1/2 yêu cầu trên. Diễn đạt đôi chỗ lủng củng, sơ lược. Mắc 5 - 6 lỗi chính tả. ngữ pháp.
	- Điểm 1: bài làm quá sơ lược, cẩu thả. Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
---- Hết----

File đính kèm:

  • doc01V-09-TS10-TKTHANH.doc
Đề thi liên quan