Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên - Môn thi: Sinh vật - Đề 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên - Môn thi: Sinh vật - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LÂM ĐỒNG Ngày thi: 20 tháng 6 năm 2008 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC (Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2đ0): a/ Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống ADN mẹ. b/ Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? Câu 2 (2đ0): a/ Cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng là gì? Trình bày các cơ chế sinh học xảy ra đối với một cặp NST tương đồng ở cấp độ tế bào. b/ Tế bào sinh dưỡng 2n của một loài sinh vật nguyên phân liên tiếp 9 đợt, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra NST tương đương với 12264 NST đơn. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài sinh vật đó. Câu 3 (2đ0): Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ cho hiện tượng di truyền độc lập về hai cặp tính trạng của Menđen như thế nào? Câu 4 (2đ0): Xét hai cặp NST không tương đồng: - Cặp thứ nhất: Một NST nguồn gốc từ bố có các đoạn NST ABCDE, một NST nguồn gốc từ mẹ có các đoạn NST abcde. - Cặp thứ hai: Một NST nguồn gốc từ bố có các đoạn NST FGHIK, một NST nguồn gốc từ mẹ có các đoạn NST fghik. a/ Xuất hiện một loại giao tử BCDE FGHIK, đây là hiện tượng gì? Nếu như các NST còn lại có cấu trúc không đổi, hãy viết các loại giao tử. b/ Xuất hiện một loại giao tử FBCDE AGHIK, đây là hiện tượng gì? Nếu như các NST còn lại có cấu trúc không đổi, hãy viết các loại giao tử. Câu 5 (2đ0): Hãy lựa chọn và ghép các ý ở cột B với các ý ở cột A cho phù hợp. A B 1/ Bệnh ung thư máu. 2/ Bệnh máu khó đông. 3/ Bệnh bạch tạng. 4/ Hội chứng Đao. 5/ Hội chứng Tớcnơ. 6/ Hội chứng 3X. 7/ Hội chứng Claiphentơ. 8/ Tật xương chi ngắn. a/ Nữ giới có 3 NST X. b/ 3 NST thứ 21. c/ Mất đoạn NST thứ 21. d/ Đột biến gen lặn trên NST thường. e/ Đột biến gen trội trên NST thường. g/ Đột biến gen lặn trên NST X. h/ Đột biến gen trội trên NST X. i/ Nữ giới khuyết NST X. k/ Nam giới có cặp NST giới tính XXY. l/ Nam giới có cặp NST giới tính XYY. Câu 6 (2đ0): a/Vì sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần qua nhiều thế hệ thường dẫn tới thoái hoá giống? b/ Kiểu gen như thế nào thì tự thụ phấn sẽ không gây thoái hoá? Tại sao ở bồ câu thường giao phối gần nhưng giống lại không bị thoái hoá? c/ Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tụ thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì? Câu 7 (2đ0): a/ Tài nguyên rừng là gì? Hãy nêu những hậu quả của nạn phá rừng. b/ Để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên, con người thường dùng những biện pháp chính nào? Câu 8 (2đ0): a/ Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? b/ Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa quan hệ hợp tác với quan hệ cộng sinh của các loài sinh vật. Câu 9 (2đ0): Trong một tế bào có gen thứ nhất dài 4080Ao và hiệu số của nuclêôtit loại A với loại G bằng 240 nuclêôtit. Phân tử mARN sinh ra từ gen thứ hai có 600 ribônuclêôtit và có A :U : G : X lần lượt theo tỷ lệ 4 : 3 : 2 : 1. a/ Tính số ribônuclêôtit mỗi loại trên mARN do gen thứ hai tổng hợp. b/ Tính số lượng mỗi loại nuclêôtit trong các gen được tạo thành từ nguyên liệu mới hoàn toàn. Cho biết khi hai gen cùng tự nhân đôi một số lần, môi trường nội bào đã cung cấp 25200 nuclêôtit tự do các loại. Câu 10 (2đ0): Làm thế nào để phân biệt được tính trạng trội, tính trạng lặn trong cặp tính trạng tương phản? Cho biết tính trạng do một gen quy định. - HẾT - HỌ VÀ TÊN THÍ SINH: . Số báo danh: Chữ ký giám thị 1: . Chữ ký giám thị 2: .
File đính kèm:
- TUYE SINH LOP 10 CHUYEN SINH.doc