Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Hà Nội Amsterdam và Chu Văn An (2004-2005) môn Vật lý

doc9 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 5845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Hà Nội Amsterdam và Chu Văn An (2004-2005) môn Vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ 1: ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HÀ NỘI AMSTERDAM
 & CHU VĂN AN (2004-2005)

Bài I. (2điểm): 
 1. Cho hai bóng đèn: Đ1 ghi 3V-2,25W; Đ2 ghi 6V-6W. Hỏi có thể mắc chúng vào hiệu điện thế U = 9V được không? Vì sao?
 2. Cho 4 bóng đèn mắc như hình 1: Đ1 ghi 3V-2,25W; Đ2 ghi 6V-6W; Đ3 ghi 9V-5,4W; Đ4 ghi 6V-3W. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch là U. Hỏi U phải thỏa mãn điều kiện gì để không bóng đèn nào sáng qua mức bình thường.
Ghi chú: Bỏ qua điện trở các dây nối, điện trở các bóng đèn không đổi, không phụ thuộc vào nhiệt độ. 

Bài II. (2điểm): Hiệu điện thế giữa hai dây tải điện của thành phố là U0 không đổi. Một gia đình có 2 bếp điện giống nhau, mỗi chiếc có công suất định mức P0 = 400W và hiệu điện thế định mức bằng U0. Khi sử dụng một bếp thì công suất thực tế tỏa ra ở bếp là P1 = 324W. Hỏi nếu sử dụng đồng thời cả 2 bếp mắc song song thì tổng công suất tỏa ra của chúng bằng bao nhiêu? (Bỏ qua sự thay đổi của điện trở theo nhiệt độ).

Bài III (3điểm): Cho mạch điện như hình 2. Hiệu điện thế đặt vào mạch là U = 25,2V không đổi. R là biến trở, R1 = 12W. Điện trở của Ampe kế và dây nối không đáng kể, của Vôn kế rất lớn. 
 1. Con chạy C ở chính giữa biến trở.
 a). K mở: Ampe kế chỉ 0,42A. tính số chỉ của Vôn kế và công suất tiêu thụ của biến trở.
 b). K đóng: Tính số chỉ của Ampe kế và Vôn kế. 
 2. K đóng: Xác định vị trí của con chạy C để Ampe kế chỉ 0,21A.

Bài IV (1,5 điểm): Một quả cầu đồng chất có khối lượng M = 10kg và thể tích V = 0,014m3. Cho khối lượng riêng của nước là D = 103kg/m3.
 1. Hãy đưa ra kết luận về trạng thái của quả cầu khi thả nó vào bể nước.
 2. Dùng sợi dây mảnh, một đầu buộc quả cầu, đầu kia buộc vào một điểm cố định ở đáy bể nước sao cho quả cầu ngập hoàn toàn trong nước và sợi dây thẳng đứng. Tính lực căng của dây.

Bài V (1,5 điểm): Một miếng cao su hình tròn bán kính R có bề dày đồng nhất bằng h, nếu thả vào nước thì chìm. Cho một ống nhựa rỗng hình trụ thành mỏng, bán kính r (r < R); một bình nước và một thước đo chiều dài. Hãy trình bày một phương án thí nghiệm để xác định khối lượng riêng của miếng cao su nói trên.

-----------Hết---------

 
.
.
.
.
.

ĐỀ 2: ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HỆ CHUYÊN LÝ
 ĐHQG HÀ NỘI (2004-2005)


Câu 1: Cho mạch điện như hình vẽ 1: U = 24V; R0 = 4W; R2 =15W. Đèn Đ là loại 6V-3W và sáng bình thường. Vôn kế có điện trở vô cùng lớn và chỉ 3V, chốt dương của Vôn kế mắc vào điểm M. Hãy tìm R1 và R3.
Câu 2: Trong một bình nhiệt lượng kế ban đầu có chứa m0 = 400g nước ở nhiệt độ t0 = 25oC. người ta đổ thêm một khối lượng nước m1 ở nhiệt độ tx vào bình, khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước là t1= 20oC.
Cho thêm một cục nước đá khối lượng m2 ở nhiệt độ t2 = - 10oC vào bình thì cuối cùng trong bình có M = 700g nước ở nhiệt độ t3 = 5oC.
 Tìm m1, m2, tx, biết nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200J/kg.độ, nhiệt dung riêng của nước đá c2 = 2100J/kg.độ, nhiệt nóng chảy của nước đá là l = 336.000J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của các chất trong bình với nhiệt lượng kế và môi trường.

Câu 3: Trong một buổi luyện tập trước EURO-2004, hai danh thủ Owen và Beckam đứng cách nhau một khoảng 20m trước một bức tường thẳng đứng. Owen đứng cách bức tường 10m, còn Beckam đứng cách bức tường 20m. Owen đá quả bóng lăn trên sân về phía bức tường. Sau khi phản xạ bóng sẽ chuyển động đến chổ Beckam đứng. Coi sự phản xạ của quả bóng khi va chạm với bức tường giống như hiện tượng phản xạ của tia sáng trên gương phẳng và cho rằng bóng lăn với vận tốc không đổi v = 6m/s.
 1. Phương chuyển động của quả bóng hợp với bức tường một góc là bao nhiêu?
 2. Ngay sau khi chuyền bật tường cho Beckam, nhận thấy Beckam bị kèm chặt Owen liền chạy theo một đường thẳng với vận tốc không đổi để đón quả bóng nẩy ra từ bức tường và đang lăn về chổ Beckam.
 a). Nếu Owen chọn con đường ngắn nhất để đón bóng trong khi chạy thì vận tốc của anh ta là bao nhiêu?
 b). Hỏi Owen có thể chạy với vận tốc nhỏ nhất là bao nhiêu theo phương nào thì đón được bóng.

Câu 4: Vật sáng AB là một đoạn thẳng nhỏ được đặt vuông góc với quang trục của một thấu kính hội tụ. Điểm A ở trên quag trục và cách quang tâm O một đoạn OA = 10cm. Một tia sáng đi từ B đến gặp thấu kính tại I (với OI = 2AB). Tia ló qua thấu kính của tia sáng trên có đường kéo dài đi qua A. Tìm khoảng cách từ tiêu điểm F đến quang tâm O.
Câu 5: Cho mạch điện như hình vẽ 2: Ampe kế là lý tưởng (RA = 0), U = 12V. Đồ thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua Ampe kế (IA) vào giá trị của biến trở Rx có dạng như hình 3. Tìm R1, R2, R3. 
 ------------Hết------------
 
ĐỀ 3: ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN LÝ
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2005-2006)

Bài 1 (4 điểm): Một chiếc xe phải đi từ địa điểm A đến địa điểm B trong khoảng thời gian quy định là t. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v1 = 48km/h thì xe sẽ đến sớm hơn 18 phút so với thời gian quy định. Nếu xe chuyển đông từ A đến B với vận tốc v2 = 12km/h thì xe đến B trễ hơn thời gian quy định là 27 phút.
 a) Tìm chiều dài quảng đường AB và thời gian quy định t.
 b) Để đi từ A đến B đúng thời gian quy định t, xe đi từ A đến C (trên AB) với vận tốc v1 = 48 km/h rồi tiếp tục đi từ C đến B với vận tốc v2 = 12km/h. Tìm chiều dài quảng đường AC.

Bài 2 (4 điểm): Một khối sắt có khối lượng m1, nhiệt dung riêng c1, nhiệt độ ban đầu t1 = 100oC. Một bình chứa nước, nước trong bình có khối lượng m2, nhiệt dung riêng c2, nhiệt độ ban đầu của nước và bình là t2 = 20oC. Thả khối sắt vào bình nước, nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng là t = 25oC. Hỏi nếu khối sắt có khối lượng = 2m1, nhiệt độ ban đầu vẫn là t1 = 100oC thì khi thả khối sắt này vào bình nước nói trên, nhiệt độ cân bằng của hệ thống bây giờ là t’ bằng bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Giải bài toán trong hai trường hợp 
 a) Bỏ qua sụ hấp thụ nhiệt của bình chứa.
 b) Bình chữa có khối lượng m3, nhiệt dung riêng c3.

Bài 3 (4 điểm): Một thấu kính hội tụ (TKHT) L đặt trong không khí. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, A ở trên trục chính, ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là ảnh thật.
 a) Vẽ hình sự tạo ảnh thật của AB qua thấu kính.
 b) Thấu kính có tiêu cự là OF = 20cm, khoảng cách AA’ = 90cm. Dựa trên hình vẽ và các phép tính hình học, hãy tính khoảng cách OA?

Bài 4 ( 4 điểm): Có ba điện trở giống nhau R1 = R2 = R3 = R được mắc với nhau rồi mắc nối tiếp với một Ampe kế và mắc chúng vào một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Ampe kế có điện trở rất nhỏ.
 a) Hỏi có mấy cách mắc mạch điện? Vẽ sơ đồ các mạch điện này?
 b) Khi quan sát số chỉ của Ampe kế trong mỗi mạch điện, người ta thấy có một mạch điện mà số chỉ của Ampe kế là nhỏ nhất và bằng 0,3A, đó là mạch điện nào? Tìm số chỉ của Ampe kế trong các cách mắc mạch điện khác. 

Bài 5 (4 điểm): Cho các dụng cụ sau: một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 12V; một bóng đèn, trên đèn có ghi 6V-3W; một điện trở R1 = 8W; một biến trở R2 có giá trị thay đổi trong khoảng từ 0 đến 10W.
 a) Nêu các cách mắc các dụng cụ trên với nhau (mô tả bằng sơ đồ mạch điện) và tính giá trị của biến trở R2 trong mỗi cách mắc để đèn sáng đúng định mức. Cho biết điện trở của các dây nối không đáng kể.
 b) Trong câu a, gọi hiệu suất của mạch điện là tỉ số giữa công suất tiêu thụ của đèn và công suất của nguồn điện cung cấp cho toàn mạch. Tính hiệu suất của mạch trong từng cách mắc ở câu a và cho biết cách mắc nào có hiệu suất cao hơn?
 
-----------Hết---------



ĐỀ 4: ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ THPT CHUYÊN LÝ
 ĐHQG HÀ NỘI (2005-2006)

Câu I:Trong một bình bằng đồng có đựng một lượng nước đá có nhiệt độ ban đầu là t1 = - 5oC.
Hệ được cung cấp nhiệt lượng bằng một bếp điện. Xem rằng nhiệt lượng mà bình chứa và lượng chất trong bình nhận được tỉ lệ với thời gian đốt nóng (hệ số tỉ lệ không đổi). Người ta thấy rằng trong 60s đầu tiên nhiệt độ của hệ tăng từ t1 = - 5oC đến t2 = 0oC, sau đó nhiệt độ không đổi trong 1280s tiếp theo, cuối cùng nhiệt độ tăng từ t2 = 0oC đến t3 = 10oC trong 200s. biết nhieettj dung riêng của nước đá là c1 = 2100J/kg.độ, của nước là c2 = 4200J/kg.độ. Tìm nhiệt nóng chảy của nước đá.

Câu II.: Một chiếc ống bằng gỗ có dạng hình trụ rỗng có chiều cao h = 10cm, bán kính trong R1 = 8cm, bán kính ngoài R2 = 10cm. Gỗ không thấm nước và xăng. Khối lượng riêng của gỗ là D1 = 800kg/m3.
 1. Ban đầu người ta dán kín một đầu ống bằng nilon mỏng (đầu này được gọi là đáy). Đổ đầy xăng vào ống rồi nhẹ nhàng thả ống xuống nước theo phương thẳng đứng sao cho xăng không tràn ra ngoài. Tìm chiều cao phần nổi của ống. Biết khối lượng riêng của xăng D2 = 750kg/m3, của nước là D0 = 1000kg/m3.
 2. Đổ hết xăng ra, bóc đáy nilon đi và đặt ống trở lại trong nước theo phương thẳng đứng, sau đó đổ xăng từ từ vào ống. Tìm khối lượng xăng tối đa có thể đổ vào ống.

Câu III: Trình bày phương án thực nghiệm xác định giá trị của hai điện trở R1 và R2 với các dụng cụ sau đây:
 * 1 nguồn điện có hiệu điện thế chưa biết, * 1 điện trở có giá trị R0 đã biết,
 * 1 Ampe kế có điện trở chưa biết, * 2 điện trở cần đo: R1 và R2,
 * và một số dây nối có điện trở không đáng kể, đủ dùng.
Chú ý: Để không làm hỏng dụng cụ đo, không được mắc ampe kế song song với bất cứ điện trở nào.

Câu IV: Để ngồi dưới hầm có thể quan sát được các vật trên mặt đất người ta dùng một kính tiềm vọng gồm hai gương phẳng G1 và G2 song song với nhau và nghiêng góc 45o so với phương ngang như trên hình 1. Khoảng cách theo phương thẳng đứng IJ = 2m. Một vật AB thẳng đứng cách gương G1 một khoảng BI = 5m.
 1. Một người đặt mắt tại điểm M cách J một khoảng 20cm trên đường nằm ngang nhìn vào gương G2. Xác định phương, chiều ảnh của vật AB mà người này nhìn thấy và khoảng cách từ ảnh đó đến M.
 2. Trình bày cách vẽ và vẽ đường đi của một tia sáng từ điểm Acuar vật, phản xạ trên hai gương rồi đi đến mắt người quan sát. 

Câu V: Cho mach điện như trên hình 2. Hiệu điện thế giữa hai đầu M và N có giá trị không đổi là 5V. Đèn dây tóc Đ trên đó có ghi 3V-1,5W. Biến trở con chạy AB có điên trở toàn phần là 3W.
 1. Xác định vị trí con chạy C để đèn sáng bình thường.
 2. Thay đèn bằng một vôn kế có điện trở RV. Hỏi khi dịch chuyển con chạy C từ A đến B thì số chỉ của vôn kế tăng hay giảm? Tại sao? 
 -----------Hết-----------
ĐỀ 5: ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ THPT CHUYÊN 
 ĐẠI HỌC KHTN - ĐHQG HÀ NỘI (2006)
 Thòi gian là bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu I
 Người ta tìm thấy trong ghi chép của Snellius (1580-1626) một sơ đồ quang học, nhưng do lâu ngày hình vẽ bị mờ và chỉ còn thấy rõ bốn điểm I, J, F’, S’ (hình 1). Đọc mô tả kèm theo sơ đồ thì biết rằng I và J là hai điểm nằm trên mặt của một thấu kính hội tụ mỏng, S’ là ảnh thật của một nguồn sáng điểm S đặt trước thấu kính, F’ là tiêu điểm của thấu kính. Dùng thước kiểm tra thì thấy ba điểm I, F’ và S’ thẳng hàng.
 1. Bằng cách vẽ hình, hãy khôi phục lại vị trí quang tâm O của thấu kính và vị trí của nguồn sáng S.
 2. Phép đo cho thấy: IJ = 4cm; IF’ = 15cm; JF’ = 13cm; F’S’ = 3cm. Xác định tiêu cự của thấu kính và khoảng cách từ S đến mặt thấu kính. 
Câu II	
 Một bóng đèn loại 36V-18W mắc với hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế UMN = 63V theo hai sơ đồ như hình 2a và hình 2b. Biết rằng ở cả hai sơ đồ, bóng đèn đều sáng ở chế độ định mức.
 1. Xác định giá trị điện trở của R1 và R2.
 2. Đặt vào hai đầu M và N của mạch điện ở hình 2b một hiệu điện thế mới UMN = 45V. 
Biết cường độ dòng điện IĐ qua bóng đèn phụ thuộc vào hiệu điện thế UĐ ở hai đầu bóng đèn theo hệ thức UĐ = 144 trong đó UĐ đo bằng vôn (V) còn IĐ đo bằng ampe (A). Tìm hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn.
Câu III
 Một bình hình trụ có chiều cao h1 = 20cm, diện tích đáy trong là S1 = 100cm2 đặt trên mặt bàn nằm ngang. Đổ vào bình 1 lít nước ở nhiệt độ t1 = 80oC. Sau đó, thả vào bình một khối trụ đồng chất có tiết diện đáy là S2 = 60cm2, chiều cao là h2 = 25cm và nhiệt độ t2. Khi cân bằng thì đáy dưới của khối trụ song song và cách đáy trong của bình là x = 4cm. Nhiệt độ nước trong bình khi cân bằng là t = 65oC. Bỏ qua sự nở vì nhiệt, sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh và với bình. Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200J/(kg.K), của chất làm khối trụ là c2 = 2000J/(kg.K).
 1. Tìm khối lượng của khối trụ và nhiệt độ t2.
 2. Phải đặt thêm lên khối trụ một vật có khối lượng tối thiểu là bao nhiêu để khi cân bằng thì khối tru chạm đáy.
Câu IV
 Cho mạch điện như hình 3. Giữa hai đầu A và B có hiệu điện thế U không đổi, R là một điện trở. Biết vôn kế V1 chỉ 4V, vôn kế V2 chỉ 6V. Khi chỉ mắc vôn kế V1 thì vôn kế này chỉ 8V.
 1. Xác định hiệu điện thế U giữa hai đầu A và B của đoạn mạch.
 2. Khi chỉ mắc vôn kế V2 vào A và C thì vôn kế này chỉ bao nhiêu? 
Câu V
 Sơ đồ trên hình 4 môt tả một tình huống giả định trong một trận bóng đá tại vòng chung kết Worl Cup 2006 giữa hai đội tuyển Anh và Brazil. Lúc này tiền vệ Gerrard (G) của đội Anh đang có bóng và sẽ chuyền bóng cho tiền đạo Rooney (R) theo đường thẳng GR song song với đường biên dọc BC. Bên trái R là hậu vệ X của Brazil đang đứng trên đường thẳng XR song song với đường biên ngang AB. Thủ môn M của Brazil đang đứng phía sau X trên đường XM song song với đường biên dọc. Biết XR =10m; MX = GR = 20 m. Khi G vừa chuyền bóng thì các cầu thủ M, X, R cùng chạy với vận tốc không đổi v = 5 m/s để đón bóng. Giả sử bóng chuyển động sát mặt sân với vận tốc v0 không đổi và không bị vướng vào R. Hỏi:
 1. Vận tốc v0 có độ lớn bao nhiêu để M và R đồng thời gặp bóng?
 2. Vận tốc v0 có độ lớn như thế nào để X có thể chặn được đường chuyền bóng của G? 



 -------------Hết-----------

 ĐỀ 6 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN LÝ - GIA LAI (2008-2009)
 Thời gian làm bài 150 phút 
Câu 1: (2,0 điểm)
 Một người đi tàu hỏa nhưng đến ga trể 18 phút sau khi tàu rời ga. Người đó bèn đi taxi ngay lúc đó để đón tàu ở ga kế tiếp và đuổi kịp tàu tại thời điểm nó đã đi được ¾ quảng đường giữa hai ga. Hỏi người đó phải đợi tàu ở ga kế tiếp trong bao lâu? (Coi tàu và taxi có vận tốc không đổi trong quá trình chuyển động).
Câu 2: (3,0 điểm)
 Một dây dẫn đồng chất, tiết diện đều được cắt thành ba phần. một phần là đoạn thẳng, hai phần còn lại được uốn thành hai nữa vòng tròn rồi nối với nhau như hình vẽ (hình 1). Đặt hiệu điện thế không đổi vào hai đầu AB (biết OA = OB có điện trở bằng r).
 a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB theo r 
 b) Tính tỷ số cường độ dòng điện qua hai dây nửa vòng tròn.
Câu 3: (3,0 điểm)
 Một sơ đồ quang học vẽ ảnh của một điểm sáng S trước thấu kính hội tụ mỏng nhưng đã mất nét, chỉ còn lại bốn điểm M, N, F’, S’ (hình 2). Trong đó M và N là hai điểm nằm trên thấu kính; F’ là tiêu điểm; S’ là ảnh thật của S; ba điểm M, F’, S’ thẳng hàng.
 a). Bằng cách vẽ hình, hãy khôi phục lại vị trí quang tâm và điểm sáng S.
 2. Khi đo khoảng cách giữa các điểm ta có: MF’ = 15cm; NF’ = 13cm; MN = 4cm. Tính tiêu cự của thấu kính trên. 
Câu 4: (2,0 điểm)
 Cho hai điện trở R1 và R2 và một bóng đèn loại 36V-18W, mắc vào hiệu điện thế U = 63V theo hai sơ đồ như hình 3a và hình 3b. Xác định giá trị điện trở của R1 và R2,biết rằng ở cả hai sơ đồ, bóng đèn đều sáng bình thường.
 

 

 
 --------------HẾT------------


ĐỀ 7: ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 PT NĂNG KHIẾU
 ĐHQG -THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2006-2007)

Bài I:
 a). Một vật được mắc vào lực kế lò xo rồi cho vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng sao cho vật không chạm đáy. Nếu trọng lượng riêng của chất lỏng là d1 thì lực kế chỉ lực F1, nếu trọng lượng riêng của chất lỏng là d2 thì lực kế chỉ lực F2. Biết vật không tan trong các chất lỏng, hãy tìm trọng lượng riêng của d vật.
 b) Một bể bơi có chiều rộng 3 m, chiều dài 4 m chứa nước đến độ cao 1,2m. người ta thay nước một tuần hai lần vào ban đêm. Nếu dùng vòi nước nhiệt dộ 15oC thì phải chảy mất 3 giờ, còn nếu dùng vòi nước 75o thì phải mất 8 giờ nước mới chảy đầy bể. Để có nhiệt độ thích hợp người ta phải dùng đồng thời hai vòi nước nói trên. Hỏi thời gian chảy trong bao lâu thì đầy bể và nhiệt độ của nước khi đầy bể là bao nhiêu?
Bài II:
 Trên một mặt của tờ giấy gói quà thường người ta có mạ một lớp nhôm mỏng, có độ dày d đều nhau. Người ta đo điện trở của màng nhôm đó trên mẩu giấy hình vuông cạnh 20cm giữa hai cạnh AB và CD như hình 1. Điện trở thu được là R = 1,4W.
 a) Hỏi nếu phép đo tương tự như trên nhưng với mẩu giấy hình vuông có cạnh bé hơn 20cm thì điện trở R thu được sẽ như thế nào? 
 b) Biết điện trở suất của nhôm là 2,8. 10- 8Wm. Hãy xác định độ dày d của màng nhôm 
Bài III:
 Một bóng đèn (6V-6W) mắc nối tiếp với một biến trở vào hiệu điện thế 9V như hình 2. Cho RAB = 12W.
 a) Tìm vị trí của con chạy C để bóng đèn sáng bình thường.
 b) Độ sáng của đèn thay đổi như thế nào nếu dịch chuyển con chạy C ra khỏi vị trí trên? 
Bài IV:
 Ông Năng định đi xe máy từ nhà đến công sở, nhưng xe không nổ nên ông đành đi bộ. Ở nhà, con ông sửa được xe, lền đi xe đuổi theo để chở ông đi tiếp. Nhờ đó thời gian tổng cộng để ông đến công sở chỉ còn bằng một phần ba thời gian nếu ông đi bộ; nhưng vẫn gấp đôi thời gian nếu ông đi xe máy ngay từ nhà. Hỏi ông đã đi bộ được mấy phần của quảng đường từ nhà tới công sở? Coi rằng vận tốc đi bộ và đi xe máy của mỗi người là không đổi; vận tốc đi xe máy của ông và con ông là như nhau. 
Bài V:
 Bạn An có một biến trở con chạy AB ghi (x0 W - 1,5 A), (x là một chữ số bị mờ) với hai đầu A, B và con chạy C; một vôn kế (giới hạn đo 9V, điện trở 9000W); một bóng đèn pin Đ1 ghi (2,5V – 0,3W); một bóng đèn xe đạpĐ2 ghi (6,3V – 3W); một nguồn điện hiệu điện thế không đổi U và các dây nối điện trở không đáng kể.
 An mắc đèn Đ2 nối tiếp với biến trở qua chốt A rồi mắc đoạn mạch (gồm 2 phần tử nói tiếp này: Đ2 và AB) vào hai cực của nguồn điện U. Sau đó lại mắc Đ1 vào chính giữa A và C của biến trở.
 a) Vẽ sơ đồ mạch điện.
 b) Khi C ở gần như chính giữa của AB thì An khẳng định hai đèn đều sáng bình thường. hỏi An đã làm thế nào để khẳng định được như vậy? Chữ số x bị mờ là số nào? Hiệu điện thế của nguồn điện bằng bao nhiêu?
 c) Tiếp theo An gạt con chạy về một phía nào đó thì thấy độ sáng cả hai đèn đều giảm. Đó là phía nào trên sơ đồ của em? Vì sao?
Bài VI: 
 Gương phẳng (G) và thấu kính (T) hợp với nhau một góc 45o, cùng đặt vuông góc với mặt phẳng xOy, mặt phản xạ của (G) hướng về (T). (T) có quang tâm O’ và hai tiêu điểm là F và F’. Chọn góc tọa độ O tại giao điểm của (G) và (T) vói mặt phẳng tọa độ. Một điểm sáng S ở trên trục Ox như hình 3. Cho tọa độ các điểm (tính bằng cm) như sau: O(0;0) ; O’(2; 0) ; F(2;4) ; S(8;0). 
 Trình bày cách vẽ 2 tia sáng xuất phát từ S phản xạ trên (G) rồi 
truyền qua (T). 
 -------------Hết----------- 
 

ĐỀ 8: ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN LÝ – GIA LAI 
 Năm học 2007-2008

Bài 1: (3,5 điểm) Ba điện trở giống nhau R1, R2, R3, mỗi điện trở có giá trị bằng R, dược mắc nối tiếp với một biến trở Rb rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U (hình 1).
 1. Lúc đầu Rb = R. Hãy tính tỉ số giữa : 
 a) Điện trở R và điện trở tương đương RAB.
 b) Công suất điên trên biến trở Rb và công suất diện trên điện trở R1. 
. 2. Thay đổi Rb đến khi công suất trên biến trở đạt giá trị lớn nhất và bằng 4,5W. Tính tỉ số giữa Rb với RAB và tính công điện suất điện trên điện trở R3 khi đó.
 3. Biết R1, R2, R3 là các đèn dây tóc có ghi 6V-3W và U = 12V. hãy vẽ các cách mắc bộ ba đèn với biến trở vào nguồn , Đồng thời tính Rb trong mỗi cách mắc để đèn sáng bình thường.

Bài 2: (3 điểm) 
 1. Hình 2 vẽ trục chính D của một thấu kính, S là một điểm sáng, S’ là ảnh của S qua một thấu kính.
 a) Hãy cho biết S’ là ảnh thật hay ảo, thấu kính đã cho là hội tụ hay phân kì.
 b) Bằng phép vẽ, hãy xác định quang tâm O và tiêu điểm F’ của thấu kính.
 
.
.
.
.

 
2. Một chùm sáng có đường kính a = AB = 4 cm được chiếu đến thấu kính theo phương song song với trục chính D của thấu kính. Sau thấu kính, chùm sáng tạo ra một vệt sáng tròn có đường 
. b = CD = 6 cm trên màn chắn E đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính đoạn L = 24 cm (hình 3). Hãy vẽ đường đi của chùm sáng khúc xạ qua thấu kính và tính tiêu cự của thấu kính.
Bài 3: (1,5 điểm) Đặt một hiệu điện thế xoay chiều 25 V vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến thế thì hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là 220 V.
 1. Nếu giữ nguển hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp và đồng thời tăng số vòng dây ở mỗi cuộn thêm 100 vòng thì hiệu điện tế hai đầu cuận thứ cấp tăng hay giảm so với lúc đầu.
 2. Biết tổng số vòng dây ở cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là 3920 vòng. Tính số vòng dây ở cuộn sơ cấp và số vòng dây ở cuộn thứ cấp.

Bài 4: (2 điểm) Một vật không thấm nước được thả nổi trong một thùng nước. Khi vật cân bằng, thể tích phần ngập trong nước gấp 1,5 lần thể tích phần nổi. Để vật vừa đủ ngập trong nước, người ta dán thêm một viên bi thép ở mặt trên của vật (hình 4). 
 1. Trọng lượng riêng dv của vật bằng bao nhêu % trọng lượng riêng dN của nước?
 2. Lật vật để cho mặt có viên bi ở phía dưới. Hỏi khi đã cân bằng, vật có ngập hết trong nước không? Độ cao mực nước trong cốc thay đổi thế nào so với trước khi lật vật?

 ----------Hết -------- 

File đính kèm:

  • docDe- chuyen.doc
Đề thi liên quan