Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Bạch Ngọc (Có đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Bạch Ngọc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐÔ LƯƠNG
TRƯỜNG THCS BẠCH NGỌC
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: Ngữ Văn
(Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)Cho đoạn thơ sau:
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
	( Bác ơi, Tố Hữu)
Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính cho đoạn thơ.
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và phân tích tác dụng.
Câu 2: (3,0 điểm)Lấy tựa đề: '' Gia đình và quê hưong là chiếc nôi nâng đỡ đời con'', hãy viết một bài nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về cội nguồn yêu thương của mỗi con người.
Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn truyện sau:
" Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cháu cùng viết đơn xin ra mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc " Thế là một – hoà nhé!". Chưa hoà đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng mất công vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn."
	( Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)
HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo phải nắm được một cách khái quát nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách toàn diện, chính xác, tránh đếm ý cho điểm.Vận dụng linh hoạt đáp án, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo, mang đậm dấu ấn cá nhân.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Khi chấm giám khảo có thể chiết điểm đến 0.25, điểm toàn bài 10.
2. Hướng dẫn cụ thể:
Câu 1: (2,0 điểm)
Thể thơ tự do (7 chữ) 0,5 điểm
 Phương thức biểu đạt chính cho đoạn thơ: biểu cảm (0,5 điểm)
- biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: 
+ so sánh (Bác sống như trời đất của ta)
+ liệt kê (Yêu từng ngọn cỏ, mỗi cành hoa, Tự do cho mỗi đời nô lệ, Sữa để em thơ, lụa tặng già)
tác dụng:
+ Ngợi ca sự cao cả, vĩ đại nhưng cũng thật gần gũi, thân thiết của Bác Hồ
+ Nhấn mạnh đối tượng quan tâm đặc biệt của Bác ( ngọn cỏ, cành hoa, đời nô lệ, em thơ, (cụ) già) ) đó là thiên nhiên tươi đẹp, là nhân loại cần lao.
+ Thể hiện tình yêu thương của Bác gắn liền với những hành động thiết thực, đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của từng đối tượng cụ thể (tự do cho nô lệ, sữa cho em thơ, lụa tặng già); với thái độ ân cần, trìu mến và tình yêu thương bao la Người dành cho tất thảy chúng ta.
	+ Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, tình yêu thương, sự ngưỡng mộ của nhà thơ với Bác
	+ lời thơ diễn đạt thật giản dị nhưng ý nghĩ thật sâu sắc, mang tính ngợi ca.
( nêu và chỉ đúng biện pháp tu từ cho 0,5 điểm; phân tích được tác dụng cho 0,5 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Làm đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội. Có bố cục đầy đủ 3 phần. Luận điểm rõ ràng, chính xác; luận cứ xác thực, lập luận chặt chẽ.
- Lời văn trôi chảy, hấp dẫn, giàu cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau:
Khẳng định ý nghĩa của gia đình, quê hương trong cuộc sống của mỗi con người:
+ Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu ruột thịt. Ở đó ta được yêu thương, chăm sóc, vỗ về; nơi nuôi ta khôn lớn, trưởng thành.
+ Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên có bạn bè, những người thân quen, nơi chôn dấu bao kỉ niệm êm đềm đẹp đẽ của tuổi thơ, nơi ngày ngày ta cắp sách tới trường, nơi lưu giữ nhữnh hình ảnh thân thuộc, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời.
+ Gia đình, quê hương là bến đỗ bình yên cho cuộc đời mỗi con người, dù đi đâu ta vẫn nhớ về bởi đó là cội nguồn của yêu thương, là động lực để ta tiếp bước trên đường đời, nơi sẵn sàng dang rộng vòng tay đón ta quay về...
- Trách nhiệm của mỗi người với quê hương, gia đình:
+ Biểu hiện của tình yêu quê hương, gia đình
+ Liên hệ bản thân: ra sức học tập, rèn luyện để trở thành một người con ngoan; biết yêu thương, quan tâm tới những người thân yêu; có ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương..
 +Phê phán những hành vi làm tổn hại đến tình cảm quê hương, gia đình: chà đạp lên tình thân, phá hoại cơ sở vật chất, coi thường quê hương, không muốn nhận quê hương...
=> Đây là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời mỗi chúng ta
* Biểu điểm:
- Đạt 100% yêu cầu cho 3 điểm
- Đạt 3 / 4 yêu cầu trở lên cho từ 2 – đến dưới 3 điểm
- Đạt 1 / 2 yêu cầu trở lên cho từ 1,5 – dưới 2 điểm
- Đạt dưới 1 / 2 yêu cầu tuỳ mức độ bài làm giám khảo cho không quá 1,5 điểm
Câu 3: (5,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để làm bài văn nghị luận văn học về một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần. Thể hiện được năng lực cảm thụ văn chương, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt mạch lạc, văn phong trôi chảy, hấp dẫn, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Thí sinh có thể có cách thể hiện riêng song cần làm đúng kiểu bài văn cảm nhận, tránh sa vào phân tích đơn thuần.
* Yêu cầu về kiến thức:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, đoạn trích. Ấn tượng chung về đoạn trích.
- Đoạn văn là lời của nhân vật anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, kể với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ về niềm vui, hạnh phúc của anh trong công việc khi họ đến thăm nhà anh.
- Đây là một trong những đoạn văn hay, khắc hoạ những vẻ đẹp đáng quý của nhân vật anh thanh niên:
+ Nhiệt tình, hăm hở cống hiến: cùng bố xung phong ra mặt trận, một nghĩa cử cao đẹp của lớp lớp thanh niên lúc bấy giờ
+ Có những đóng góp tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mĩ: anh phát hiện đám mây khô giúp cho không quân ta hạ được bao máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng...
+ Tình cảm gia đình hoà quyện trong tình yêu nước: cả hai bố con cùng thi đua, ...
+ Có quan niệm sống tích cực, lí tưỏng cao đẹp: hạnh phúc khi thấy công việc của mình có ích, là động lực để anh tiếp tục trong công việc...
+ Anh còn là người rất khiêm nhường: từ chối không muốn hoạ sĩ vẽ mình vì anh nghĩ còn nhiều người khác xứng đáng hơn...
=> người đọc thêm yêu mến, ngưỡng mộ anh hơn ( biểu lộ cảm nghĩ cá nhân người viết)
- Những phẩm chất tốt đẹp ấy của nhân vật anh thanh niên hiện lên qua chính lời kể của anh, kiểu câu văn ngắn, nhiều vế, nhiều kiểu câu xen kẽ ...đã thể hiện được tâm trạng của nhân vật một cách sinh động, chân thực, hấp dẫn.
- Đoạn văn giúp ta hiểu thêm về niềm vui, hạnh phúc của thế hệ trẻ nước nhà trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bồi đắp trong ta tình yêu công việc, lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm trước cuộc đời...
* Biểu điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng nêu trên: 5 điểm.
- Đề cập đủ yêu cầu nhưng cảm nhận chư sâu sắc, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt: cho từ 4 – dưới 5 điểm.
- Đạt từ ½ yêu cầu trở lên cho từ 2,5- dưới 4 điểm.
- Dưới ½ yêu cầu cho không quá 2,5 điểm, tuỳ mức độ bài làm mà giám khảo cho điểm phù hợp
- Sa vào phân tích đơn thuần cho không quá 3,5 điểm

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc.doc