Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2011 - 2012 môn thi: Vật Lý - (Đề thi thử 10)

doc2 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2011 - 2012 môn thi: Vật Lý - (Đề thi thử 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 	KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
_________	 NĂM HỌC 2014 - 2015
	 MÔN THI: VẬT LÝ
ĐỀ THI THỬ	 Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian giao đề ) 
-------------------------------------------------------------------------------------
I. LÝ THUYẾT ( 5 điểm )
Câu 1 ( 1,5 điểm ):
 Định luật Ôm: Phát biểu - Viết biểu thức định luật và nêu đơn vị từng đại lượng trong biểu thức.
Câu 2 ( 1,0 điểm ): 
 Nêu một số lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
Câu 3 ( 1,5 điểm ): 
 Phát biểu qui tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện.
Câu 4 ( 1,0 điểm ): Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ?
II. BÀI TẬP ( 5 điểm )
Bài 1 ( 1,0 điểm ): 
 Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm, điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính 30 cm.
1. Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính.
2. Ảnh của vật qua thấu kính là ảnh thật hay ảnh ảo ? Vì sao ? 
Bài 2 ( 4,0 điểm ): 
 Giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi U= 12 V, người ta mắc nối tiếp hai điện trở R1= 25 và R2= 15 .
1. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và công suất tỏa nhiệt của mạch điện. 
2. Điện trở R2 là một dây dẫn đồng chất có tiết diện S= 0,06 mm2 và có điện trở suất = 0,5.10-6 m. Hãy tính chiều dài của dây dẫn. 
3. Mắc thêm một điện trở R3 vào mạch AB ( R3 được mắc song song với đoạn mạch gồm R1 và R2 nối tiếp ) thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là P= 18 W. Tính điện trở R3 và cường độ dòng điện qua mạch lúc này.
----------------------------HẾT---------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN VẬT LÝ
Câu
Điểm
Nội dung
1
1.5
0.5
0.5
0.5
Định luật Ôm:
Phát biểu: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Biểu thức: I= 
I: đơn vị ampe; U: đơn vị là vôn; R: đơn vị là Ôm.
2
1
0.25
0.25
0.25
0.25
Một số lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng:
_ Giảm chi tiêu cho gia đình.
_ Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu hơn.
_ Giảm bớt các sự cố gây tổn hại cho hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc biệt trong những giờ cao điểm.
_ Dành phần diện năng tiết kiệm cho sản xuất.
3
1.5
0.5
0.5
0.5
Phát biểu qui tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn:
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức hướng vào lòng bàn tay trái;
Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện
Thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
4
1
0.5
0.5
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 
Bài 1
Điểm
Nội dung
Câu 1
Câu 2
0.5
0.5
 B
 A’
 A O 
 B’ 
Lưu ý: nếu thí sinh thiếu chiều truyền sáng vẫn cho điểm tối đa.
Ảnh qua thấu kính là ảnh thật vì vật nằm ngoài tiêu điểm F, nên qua thấu kính hội tụ sẽ cho ảnh thật nằm ngược chiều vật và ở hai bên thấu kính
Câu 1
Câu 2
Câu 3
0.75
0.75
0.5
0.5
 0.5
 0.5
0.25
0.25
Cường độ dòng điện qua mạch điện:
I= 
Công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch:
P=UI= 12.0.3= 3,6 W.
Hoặc P= I2 ( R1 + R2 )= 0,09.40= 3,6 W.
Công thức tính điện trở: 
Thay số vào: l = (15.0,06.10-6 )/0,5.10-6= 9/5= 1,8 m.
Cường độ dòng điện qua chạy qua mạch AB: 
Ta có P= UI, vì I không đổi nên: 
I= P/U= 18/12= 1,5 A. 
Ta có điện trở tương đương của mạch AB là: 
P= U2/ Rtd==> Rtd= U2/P
Rtd= 122/18= 8 
Mà Rtd= ( R1 + R2 )R3 / ( R1 + R2 + R3 )
Rtd= 40R3 /( 40 + R3 ) thay ssos vào: 8= 40R3 / ( 40 + R3 )
==> R3= 10 .

File đính kèm:

  • docDe thi vao lop 10 THPT mon Vat ly De 10.doc