Đề thi và đáp án ngữ văn 6 Đề thi 8 tuần kì I

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi và đáp án ngữ văn 6 Đề thi 8 tuần kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 6
ĐỀ THI 8 TUẦN KÌ I

ĐỀ THI:
Câu 1( 2 điểm): Thế nào là truyền thuyết, kể tên các truyền thuyết mà em đã học.
Câu 2 ( 3 điểm): Liệt kê những thử thách mà Thạch Sanh gặp phải trước khi kết hôn với công chúa qua đó bộc lộ phẩm chất gì?
Câu 3 (5 điểm): Bằng lời văn của mình em hãy kể lại truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” .

ĐÁP ÁN:
Câu
Nội dung chính
Điểm
1
a,Khái niệm truyền thuyết:
Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử, có liên quan đến thời quá khứ. Truyện thường sử dụng yếu tố tưởng tượng kì ảo thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b, Tên các truyền thuyết mà em đã học:
- Con rồng cháu tiên
- Sự tích bánh chưng bánh giầy
- Thánh Gióng
- Sơn Tinh- Thủy Tinh
- Sự tích Hồ Gươm

1,0





1,0
2
* Những thử thách mà Thạch Sanh gặp phải trước khi kết hôn với công chúa:
Bị mẹ con Lí Thông lừa thế mạng
Thạch Sanh giết chằn tinh
Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang
Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù
Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Phẩm chất:
+ Thật thà và dũng cảm
+ Sự dũng cảm và tài năng
+ Lòng nhân đạo và yêu chuộng hòa bình
1,75







1,25
3
a, Mở bài: Nêu lí do kể lại Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh ( có thể sử dụng hình thức đóng vai)
b, Thân bài: 
- Vua Hùng có con gái đến tuổi lấy chồng
- Có 2 chàng trai đến cầu hôn là Sơn Tinh Và Thủy Tinh
- Cuộc thi tài của 2 chàng trai
- Cách Vua Hùng kén rể
- Sơn Tinh đến trước lấy được vợ, Thủy +Tinh đến sau đùng đùng nổi giận đuổi đánh Sơn Tinh
- Trận quyết chiến của 2 vị thần
- Kết cục: Sơn Tinh thắng và Thủy Tinh thua nhưng năm nào cũng dâng nước để đánh Sơn Tinh.
c, Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về hiện tượng lũ lụt hàng năm.
0,5

4,0









0,5




ĐỀ THI HỌC KÌ I
ĐỀ THI:
Câu 1( 2 điểm) : Từ đầu năm học lớp 6 đến nay, em đã học những từ loại nào.
 Câu 2 ( 3 điểm): Trong truyên “ Treo biển” những chi tiết nào làm em cười, khi nào tiếng cười bộc lộ rõ nhất.
Câu 3 (5 điểm): Hãy đóng vai Mị Nương kể lại truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” .
ĐÁP ÁN:
Câu
Nội dung chính
Điểm
1
a, Những từ loại đã học: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ
2,0

2
- Mỗi lần có người góp ý, chủ cửa hang không cần suy nghĩ “ nghe xong bỏ ngay”ta đều cười. Ta cười vì nhà hang không hểu những điều viết trên biển quảng cáo có ý nghĩa gì và treo biển quảng cáo để làm gì.
- Nhưng cái cười bộc lộ rõ nhất là ở cuối truyện, cái biển bị bắt bẻ đến nỗi chỉ còn mỗi chữ “cá” nhưng khi có ý kiến góp ý là thừa, chủ cửa hang bỏ ngay và khi ấy tiếng cười bộc lộ to nhất.
3,0
3
a, Mở bài: Người kể là Mị Nương xưng tôi để kể chuyện.
b, Thân bài: 
- Vua cha muốn kén rể cho tôi.
- Có 2 chàng trai đến cầu hôn là Sơn Tinh Và Thủy Tinh
- Cuộc thi tài của 2 chàng trai
- Lễ thách cưới của vua
- Sơn Tinh đến trước lấy được tôi, Thủy Tinh đến sau đùng đùng nổi giận đuổi đánh Sơn Tinh
- Trận quyết chiến của Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Kết cục: Sơn Tinh thắng và Thủy Tinh thua nhưng năm nào cũng dâng nước để đánh Sơn Tinh.
c, Kết bài: Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.
0,5

4,0








0,5

ĐỀ THI 8 TUẦN HỌC KÌ II
ĐỀ THI:
Câu 1( 2 điểm) : Thế nào là phép so sánh, chỉ ra mô hình cấu tạo và tác dụng của phép so sánh trong câu thơ sau:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
Câu 2 ( 3 điểm): Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của Ph răng trong buổi học cuối cùng ?
Câu 3 (5 điểm): Hãy viết bài văn tả một đêm trăng đẹp trên quê hương em..
ĐÁP ÁN:
Câu
Nội dung chính
Điểm
1
a, Khái niệm so sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sực gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b,Mô hình cấu tạo:
Vế A
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
Trẻ em

như
búp trên cành

1,0


1,0

2
Tâm trạng của Ph răng trong buổi học cuối cùng:
- Khi đến trường cậu ngạc nhiên vì không khí im lặng như buổi sáng ngày chủ nhật.
- Thầy Ha Men mặc bộ lễ phục trang trọng
- Dân làng ngồi đông ở cuối lớp
- Thầy Ha Men dịu dàng, kiên nhẫn giảng bài
- Thấy ân hận vì việc mình không chịu khó học bài, trốn học đi chơi.
3,0
3
a, Mở bài: Giới thiệu một đêm trăng đẹp trên quê hương.
b, Thân bài: 
- Miêu tả bầu trời
- Miêu tả vầng trăng: như một đĩa bạc, ai đó để quên trên bầu trời; miêu tả cụ thể vầng trăng.
- Miêu tả các vì sao
- Các hoạt động dưới ánh sáng của trăng.
c, Kết bài: Suy nghĩ của bản thân.
0,5

4,0




0,5

ĐỀ THI CUỐI NĂM
ĐỀ THI:
Câu 1( 2 điểm) : Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là, lấy ví dụ minh họa.
Câu 2 ( 3 điểm): Trong bài thơ “Lượm”, tác giả đã gọi Lượm bằng những từ ngữ như thế nào?
Câu 3 (5 điểm): Miêu tả phiên chợ trên quê hương em..
ĐÁP ÁN:
Câu
Nội dung chính
Điểm
1
Trong câu trần thuật đơn có từ “là”:
- Vị ngữ thường do từ “ là” kết hợp với danh từ ( cụm danh từ ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ “ là”với động từ ( cụm động từ) hoặc tính từ ( cụm tính từ) cùng cóa thể làm vị ngữ.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ: không phải, chưa phải.
1,0


1,0

2
Trong bài thơ “Lượm”, tác giả đã gọi Lượm bằng những từ ngữ: chú bé, chú đồng chí nhỏ, cháu, Lượm ơi,..
3,0
3
a, Mở bài: Giới thiệu phiên chợ trên quê hương.
b, Thân bài: 
- Vị trí của khu chợ
- Miêu tả không khí của phiên chợ
- Miêu tả cụ thể từng gian hàng, dãy hàng cụ thể.
c, Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về phiên chợ.
0,5
4,0


0,5

File đính kèm:

  • docBo De thi Van 6 cac ky.doc