Đề thi Văn hay chữ đẹp lần 2 Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Kỳ Khang 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Văn hay chữ đẹp lần 2 Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Kỳ Khang 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GD&ĐT KỲ ANH TRƯỜNG TH KỲ KHANG 2 ĐỀ THI VĂN HAY- CHỮ ĐẸP - LỚP 5 Lần 2 - Năm học: 2013- 2014 ( Thời gian làm bài: 60 phỳt) ------------------------------------------------------------------------ ĐỀ RA Câu 1: Phát hiện những lỗi dùng dấu câu sai trong đoạn văn sau mà một học sinh chép lại không đúng. Em hãy tìm cách sửa lại cho đúng. " Chúng tôi đang tiến về miền Đất Đỏ, Tôi biết : Đó là một miền đất anh hùng; như mọi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái, chết rồi mà bất tử. Người con gái hãy còn sống, mãi trong bài hát ca ngợi như một kỷ niệm, rưng rưng mùa hoa lê - ki-ma nở, quê ta miền Đất Đỏ... " " . Câu 2: Căn cứ vào mỗi từ gốc sau đây, em hãy tìm những từ láy có nghĩa giảm nhẹ và nghĩa tăng mạnh. “trắng, xanh, đỏ, đen.” Câu 3: Tìm 5 từ ngữ miêu tả không gian và đặt 5 câu với những từ đó. Câu 4: Trong bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: “Mặt trời của bắp thì nằm trên núi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? Cõu 5. Em hóy viết thư cho một người thõn, để kể về thành tớch học tập của em trong học kỡ I vừa qua. (bài viết khoảng 25 dũng) ---------------------------------------------------------------------------------------------- PHềNG GD&ĐT KỲ ANH TRƯỜNG TH KỲ KHANG 2 ĐÁP ÁN BÀI THI VĂN HAY- CHỮ ĐẸP - LỚP 5 Lần 2 - Năm học: 2013- 2014 ( Thời gian làm bài: 60 phỳt) ------------------------------------------------------------------------------------ Câu 1: ( 5 điểm ) Phát hiện những lỗi dùng dấu câu sai trong đoạn văn sau mà một học sinh chép lại không đúng. Em hãy tìm cách sửa lại cho đúng. Trả lời: “Chúng tôi đang tiến về miền Đất Đỏ. Tôi biết đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử. Người con gái hãy còn sống mãi trong bài hát ca ngợi như một kỷ niệm rưng rưng: “Mùa hoa lê – ki-ma nở, quê ta miền Đất Đỏ...”.” Sửa dỳng 10 lỗi sai được 2 điểm; chộp lại đỳng cho 3 điểm Câu 2: ( 3 điểm ) Căn cứ vào mỗi từ gốc sau đây, em hãy tìm những từ láy có nghĩa giảm nhẹ và nghĩa tăng mạnh. “trắng, xanh, đỏ, đen.” => Trả lời: -Nghĩa giảm nhẹ : trăng trắng, xanh xanh, đo đỏ, đen đen.. ( 1,5 điểm ) -Nghĩa tăng mạnh : trắng trẻo, xanh xao, đỏ đắn, đen đủi ( 1,5 điểm ) Cõu 3 : ( 3,5 điểm )Tìm 5 từ ngữ miêu tả không gian và đặt 5 câu với những từ đó. => Trả lời:1. Các từ miêu tả không gian: mênh mông, xa tít, thăm thẳm, khúc khuỷu, xám xịt. ( 1 điểm ) 2.Đặt câu: - Mặt biển mênh mông. ( 0,5 điểm ) - Đường Trường Sơn kéo dài xa tít. (hoặc) Chân trời xa tít. ( 0,5 điểm ) - Vực sâu thăm thẳm. ( 0,5 điểm ) - Con đường quanh co, khúc khuỷu. ( 0,5 điểm ) - Giông bão nổi lên, bầu trời xám xịt. ( 0,5 điểm ) Cõu 4 ( 3 điểm ) Trong bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: “Mặt trời của bắp thì nằm trên núi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? => Trả lời: -Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh. ( 0,5 điểm ) so sánh “con” với mặt trời. ( 1 điểm ) -Hình ảnh “mặt trời” ở đây mang ý nghĩa rất sâu sắc: ( 1,5 điểm ) +“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống cho trái đất, cho muôn loài và tạo vật. +”Mặt trời của mẹ” chính là em Cu tai dang nằm trên lưng mẹ. Em chính là tình yêu, là niềm vui, là sự sống và hy vọng của mẹ . Cõu 5. ( 5,5 điểm ) Em hóy viết thư cho một người thõn, để kể về thành tớch học tập của em trong học kỡ I vừa qua. Bài viết : - Đỳng cấu trỳc bài văn viết thư : ( 0,5 điểm ) - Đỳng phần đỳng ý: Mở đầu : lời chào, thăm hỏi ..... ( 1điểm ) Thõn bài kể về thành tớch : ( 3 điểm ) Kế bài : Lời chỳc và cảm nghĩ ..... ( 1 điểm )
File đính kèm:
- De thi Van hay chu dep vong 1 Cap truong.doc