Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên - Môn: Sinh Học - Đề 1

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên - Môn: Sinh Học - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2011 - 2012
 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
 ------------------------------------- 
Câu 1 (1,0 điểm).
Thực hiện phép lai P: AaBbDdEe x AaBbddee. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, có quan hệ trội lặn không hoàn toàn, mỗi gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Hãy xác định:
a. Số loại kiểu gen đồng hợp, số loại kiểu hình ở F1.
b. Tỉ lệ kiểu gen khác kiểu gen bố mẹ, tỉ lệ kiểu hình khác kiểu hình bố mẹ ở F1.
Câu 2 (1,0 điểm).
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả dạng tròn, b quy định quả dạng bầu dục. Khi cho giống cà chua quả đỏ, dạng tròn lai với giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục được F1 có tỉ lệ 50% cây quả đỏ, dạng tròn : 50% cây quả đỏ, dạng bầu dục. Xác định kiểu gen của các cây bố mẹ? Biết các gen phân li độc lập với nhau, một trong 2 cây bố mẹ thuần chủng.
Câu 3 (1,0 điểm). 
Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa tiến hành giảm phân, trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào 2 ở tế bào chứa gen a, giảm phân 1 bình thường, các tế bào khác đều giảm phân bình thường. Hãy xác định:
a. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A là bao nhiêu?
b. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ giao tử không bình thường chứa gen a là bao nhiêu?
Câu 4 (1,0 điểm).
a. Ở loài sinh sản hữu tính nhờ những cơ chế nào mà bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể? Giải thích tại sao sinh sản hữu tính làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp? 
b. Ở một loài giao phối, xét 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa và Bb. Trong 2 cặp nhiễm sắc thể này mỗi cặp đều có một nhiễm sắc thể bị đột biến mất đoạn. Khi giảm phân bình thường sẽ cho bao nhiêu loại giao tử khác nhau về tổ hợp nhiễm sắc thể, trong đó giao tử bình thường chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 5 (1,5 điểm).
Gen B có tổng số nuclêôtit là 3000, số liên kết hiđrô là 3500, gen này bị đột biến mất 6 nuclêôtit thành gen b. Biết khi gen B và b tự nhân đôi liên tiếp 3 lần, số nuclêôtit loại Ađênin môi trường cung cấp cho gen b ít hơn gen B là 14 nuclêôtit.
- Gen B gồm bao nhiêu chu kỳ xoắn?
- Xác định chiều dài của gen B và gen b?
- Xác định số liên kết hiđrô của gen b?
Câu 6 (1,0 điểm).
a. Ở một loài thực vật phát hiện một thể đột biến mà trong tất cả các tế bào sinh dưỡng đều thừa một nhiễm sắc thể. Cho biết đây là thể đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó?
b. Trong thực tế đột biến dị bội và đột biến đa bội loại nào được ứng dụng phổ biến hơn trong chọn giống cây trồng? Vì sao?
Câu 7 (1,5 điểm). 
a. Thế nào là giao phối gần? Ảnh hưởng của giao phối gần đến thế hệ sau? Ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần?
b. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện chủ yếu dưới hình thức nào?
Câu 8 (1,0 điểm).
a. Thế nào là một hệ sinh thái? Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
b. Điểm khác biệt cơ bản của lưới thức ăn so với chuỗi thức ăn là gì? Trong một lưới thức ăn hoàn chỉnh có những thành phần chủ yếu nào? 
Câu 9 (1,0 điểm).
a. Nêu sự khác nhau giữa tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh? 
b. Ngày nay chúng ta thường nhắc đến hiện tượng ô nhiễm phóng xạ. Hãy cho biết nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu từ đâu? Vì sao chúng ta phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ?
— Hết— 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh..SBD.
 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2011 - 2012 
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
 ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đáp án có 2 trang)
 Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
(1,0đ)
a 
- Số loại kiểu gen đồng hợp ở F1: 2 x 2 x 1 x 1= 4
- Số loại kiểu hình ở F1: 3 x 3 x 2 x 2 = 36
0,25
0,25
b
- Tỉ lệ kiểu gen khác kiểu gen bố mẹ ở F1: 
 1 – (xxx + xxx) = = 
- Tỉ lệ kiểu hình khác kiểu hình bố mẹ ở F1: 
 1 – (xxx + xxx) = = 
0,25
0,25
2
(1,0đ)
Kiểu gen của P.
- Xét riêng từng tính trạng ở F1
+ Về màu sắc quả: 100% quả đỏ => kiểu gen của P về tính trạng này AA x AA hoặc AA x Aa.
+ Về hình dạng quả: F1: 1 quả tròn : 1 quả bầu dục => Kiểu gen của P về tính trạng này là Bb x bb...
- Kết hợp các kiểu gen riêng => kiểu gen của P : 
TH1: AABb x AAbb......................
TH2: AaBb x AAbb.
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,0 đ)
- 95 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho :
 190 tinh trùng bình thường mang gen A 
 190 tinh trùng bình thường mang gen a.
- 5 tế bào sinh tinh giảm phân rối loạn phân bào 2 ở tế bào chứa gen a cho: 
 + 10 tinh trùng bình thường mang gen A
 + 5 tinh trùng không bình thường mang gen a
 + 5 tinh trùng không bình thường không mang gen A và a...
- Tỉ lệ giao tử bình thường chứa gen A: (190 + 10)/400 = 1/2..
- Tỉ lệ giao tử không bình thường mang gen a: 5/400= 1/80 .. 
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1,0 đ)
a.
- Cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ: Phối hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Sinh sản hữu tính tạo ra nhiều biến dị tổ hợp: Quá trình giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể, sự kết hợp ngẫu nhiên các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau => tạo nhiều biến dị tổ hợp..................................
0,25
0,25
b
- Số loại giao tử là 4...
- Tỉ lệ giao tử bình thường 1/4 = 25%...................................................................
0,25
0,25
5
(1,5 đ)
* Số chu kỳ xoắn của gen B: = 150.
* Chiều dài các gen:
- Chiều dài gen B: = x 3,4 = 5100 A0..........................................................
- Chiều dài gen b:
 Tổng số nuclêôtit của gen b: 3000 – 6 = 2994
=> Chiều dài gen b: = x 3.4 = 5089,8 A0.
* Số liên kết hiđrô của gen b:
- Số nuclêôtit loại Ađênin của gen B bị mất: 14/(23-1) = 2..
=> Gen B bị mất 2 cặp A-T và 1 cặp G – X..
=> Gen b ít hơn gen B 7 liên kết hiđrô 
=> số liên kết hiđrô của gen b: 3500 – 7 = 3493
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(1,0 đ)
a
* Thể đột biến: Thể dị bội (2n +1)..
* Cơ chế phát sinh: Do một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân, tạo giao tử (n + 1), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử thừa 1 nhiễm sắc thể (2n+1) => thể dị bội (2n + 1).
0,25
0,25
b
* Trong thực tế đột biến đa bội được ứng dụng phổ biến hơn trong chọn giống cây trồng.
Vì: Tế bào đột biến đa bội bộ nhiễm sắc thể có số lượng tăng lên gấp bội, hàm lượng ADN tăng lên tương ứng, quá trình tổng hợp các chất diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước của tế bào lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt
0,25
0,25
7
(1,5đ)
a
* Khái niệm giao phối gần: Là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái..
* Ảnh hưởng của giao phối gần đến thế hệ sau: Sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non
* Ý nghĩa thực tiễn của giao phối gần: 
- Củng cố và duy trì một tính trạng mong muốn nào đó
- Tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể
0,25
0,25
0,25
0,25
b
* Khái niệm lai kinh tế: Cho lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống
* Hình thức chủ yếu lai kinh tế ở nước ta: Dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội
0,25
0,25
8
(1,0đ)
a
- Khái niệm hệ sinh thái: Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh)
- Cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng vì: Hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất
0,25
0,25
b
- Điểm khác biệt cơ bản ở lưới thức ăn so với chuỗi thức ăn: Lưới thức ăn gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
- Thành phần chủ yếu một lưới thức ăn hoàn chỉnh: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải..
0,25
0,25
9
(1,0đ)
a
Khác nhau giữa tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh:
- Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt ...
- Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.. .
0,25
0,25
b
- Nguồn ô nhiễm phóng xạ: Chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân
- Phải ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ vì: Chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư
0,25
0,25
-----Hết-----

File đính kèm:

  • docde va dap an HSG Tinh Vinh Phuc.doc
Đề thi liên quan