Đề thi vào Lớp 6 THCS Nguyễn Tri Phương môn Tiếng việt - Mã đề 483 - Năm học 2010-2011
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi vào Lớp 6 THCS Nguyễn Tri Phương môn Tiếng việt - Mã đề 483 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 6 THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG Khoá ngày 18 tháng 6 năm 2010 ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT Phần: Trắc nghiệm (4 điểm) Thời gian làm bài: 30 phút (Không tính thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh:.......................................................Số báo danh:................. Mã đề thi 483 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- * Lưu ý: Thí sinh không trả lời vào các tờ in đề thi này. Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau và thể hiện vào phiếu trả lời trắc nghiệm theo đúng quy định: Câu 1: Trong câu: “ Anh sốt cao lắm £ Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã £” Những dấu câu cần điền vào các ô trống (£) lần lượt là những dấu câu nào sau đây? A. Dấu chấm than, dấu chấm than B. Dấu chấm, dấu chấm than C. Dấu chấm, dấu chấm D. Dấu chấm than, dấu chấm Câu 2: Điền cặp từ hô ứng nào vào các chỗ chấm (...) trong câu: “Khi bản công-xéc-tô chấm dứt, cả nhà hát dậy lên tiếng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt.” cho hợp lý? A. vừa.... vừa... B. chưa.... đã... C. vừa... đã... D. càng... càng... Câu 3: Trong đoạn thơ sau, những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? "Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu." (Hữu Thỉnh) A. Không có biện pháp nghệ thuật B. Nhân hoá C. So sánh và nhân hóa D. So sánh Câu 4: Trong câu: “Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.”, dấu phẩy thứ nhất có thể thay thế bằng dấu câu nào? A. Dấu chấm lửng B. Dấu chấm C. Dấu hai chấm D. Dấu chấm phẩy Câu 5: Từ “xanh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ? A. Mặt xanh như tàu lá. B. Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này? (Đoàn Thị Điểm) C. Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển D. Vào vườn hái quả cau xanh Xanh trời xanh của những ước mơ Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu (Tố Hữu) (Ca dao) Câu 6: Chủ ngữ của câu: “Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.” là gì? A. Thảo quả B. Thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp C. Thảo quả lan tỏa D. Dưới bóng râm của rừng già Câu 7: Từ “vạt” trong hai câu: “Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.” và “Vạt áo chàm thấp thoáng nhuộm xanh cả nắng chiều.” có quan hệ với nhau như thế nào? A. từ nhiều nghĩa B. từ đồng âm C. từ trái nghĩa D. từ đồng nghĩa Câu 8: Trong câu: “Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu” có mấy động từ? A. 1 động từ B. 2 động từ C. 4 động từ D. 3 động từ Câu 9: Từ “rồi” trong câu: “Các con tàu hình khối vuông dài lao vun vút lên trước, rồi lùi lại sau.” là từ loại gì ? A. tính từ B. quan hệ từ C. động từ D. danh từ Câu 10: Trong câu : “Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “ Mổng!” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc.” Từ “chăm chắm” trong câu trên có nghĩa là gì? A. Ở tư thế ngay ngắn, nghiêm trang B. Siêng năng làm việc C. Trông coi, săn sóc tỉ mỉ, kỹ lưỡng D. Chú ý, tập trung cao độ vào công việc Câu 11: Câu nào dưới đây là câu kể Ai là gì? có đại từ làm chủ ngữ? A. Chị sẽ là chị của em mãi mãi. B. Một mùa xuân mới lại đến. C. Tôi nhìn con cười trong hai hàng nước mắt. D. Tôi chẳng cần làm lụng gì nữa. Câu 12: Câu nào dưới đây được đặt dấu gạch chéo ( / ) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ? A. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích rực lên / sặc sỡ. B. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích / rực lên sặc sỡ. C. Những chiếc nấm to / bằng cái ấm tích rực lên sặc sỡ. D. Những chiếc nấm / to bằng cái ấm tích rực lên sặc sỡ. Câu 13: Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa? A. Lên thác xuống ghềnh B. Nước chảy đá mòn. C. Ba chìm bảy nổi. D. Gần nhà xa ngõ. Câu 14: Các vế trong câu ghép: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Quan hệ nguyên nhân - kết quả B. Quan hệ điều kiện - kết quả C. Quan hệ tăng tiến D. Quan hệ tương phản Câu 15: Các câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào? “Hoa không thơm, cành không thẳng, lá không to, cây cơm nguội thật khiêm nhường. Nhưng hơn nhiều loài cây khác, nó có sức sống bền lâu và có khả năng vượt bậc về sức chịu đựng. Nó là loài cây kiên nhẫn.” A. Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ B. Dùng từ ngữ nối, thay thế từ ngữ C. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ D. Dùng từ ngữ nối, thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ Câu 16: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Con bìm bịp, bằng cái giọng ngọt ngào, trầm ấm, báo hiệu mùa xuân đến.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây? A. Trạng ngữ, vị ngữ - chủ ngữ B. Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ C. Chủ ngữ, trạng ngữ, vị ngữ D. Chủ ngữ - vị ngữ, trạng ngữ Câu 17: Trong câu: “Trời thu xanh thăm thẳm, nắng cuối thu lấp lánh, long lanh, dát vàng trên những chiếc lá trải dài trên mặt đất.” có bao nhiêu từ láy? A. 4 từ B. 1 từ C. 2 từ D. 3 từ Câu 18: Cho các câu: 1. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. 2. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới. 3. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. 4. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. 5. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. 6. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Có thể sắp xếp các câu trên theo thứ tự nào sau đây để liên kết các câu tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh? A. (1)-(2)-(5)-(6)-(3)-(4) B. (1)-(2)-(3)-(4)-(5)-(6) C. (1)-(5)-(3)-(4)-(6)-(2) D. (1)-(2)-(6)-(3)-(5)-(4) Câu 19: Câu: “Sao chú mày nhát thế?” là câu hỏi được dùng với mục đích gì? A. Thể hiện thái độ chê B. Để nhờ cậy C. Yêu cầu trả lời D. Thể hiện thái độ khen Câu 20: Dấu phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì? “Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.” A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép B. Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó C. Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần phụ với chủ ngữ và vị ngữ D. Đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu ---------------------------------------------------------- HẾT ----------
File đính kèm:
- Ma de 483.doc
- Ban in de thi tu luan - TS NTP.doc
- Huong dan cham mon Tieng Viet - Phan tu luan.doc
- HUONG DAN CHAM THI MON TIENG VIET - PHAN TRAC NGHIEM.doc