Đề thi vào lớp chọn năm học 2012 - 2013 Môn : Ngữ Văn Trường THPT Lạc Sơn

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi vào lớp chọn năm học 2012 - 2013 Môn : Ngữ Văn Trường THPT Lạc Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT HOÀ BÌNH ĐỀ THI VÀO LỚP CHỌN NĂM HỌC 2012 - 2013
TRƯỜNG THPT LẠC SƠN MÔN : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài:120 phút(không kể thời gian giao đề)


Câu 1 ( 2 điểm ).
Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nêu ngắn ngọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Câu 2 ( 3 điểm ).
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”
                                                                   (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.
Câu 3. ( 5 điểm )
	Vẻ đẹp hình ảnh người lính qua các đoạn thơ sau:
- “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
	(Trích Đồng chí- Chính Hữu)
“ Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
	(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật

 -----------------------------Hết-------------------------------


SỞ GD & ĐT HOÀ BÌNH H ƯỚNG DẪN CHẤM THI VÀO LỚP CHỌN 
TRƯỜNG THPT LẠC SƠN MÔN : NGỮ VĂN 

A HƯỚNG DẪN CHUNG
Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có), phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn 0,5; 0,75 làm tròn thành 1,0 )
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1 (2,0 điểm)
- Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ. ( 1,0 đ)
Bài thơ Viếng lăng Bác được viết tháng 4 năm 1976 trong không khí xúc động của nhân dân ta khi công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành.
Sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, nhà thơ có dịp ra thăm Miền Bắc vào viến lăng Bác Hồ, trong niềm xúc động vô bờ của đoàn người vào lăng viếng Bác.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật ( 1,0 đ).
+ Giá trị nội dung. Bài thơ thể hiện lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng.
+ Giá trị nghệ thuật. Giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc,góp phần thể hiện niềm thành kính và xúc động sâu sắc của nhà thơ
 Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới được điểm tối đa. 
Câu 2(3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn bàn về tính tự lập. 
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp
 b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ các ý sau:
 - Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,5đ)
- Giải thích 
Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa dẫm vào người khác. (0,5 đ)
- Chứng minh, nêu quan điểm: Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. (1,0 đ)
- Bàn luận mở rộng vấn đề: Tự lập không có nghĩa là tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào nhau để tạo nên sức mạnh
 (0,5 đ)
- Bài học nhận thức và hành động. ( 0,5 đ)
 Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lý thì vẫn được chấp nhận.

Câu 3 ( 5 điểm)
Yêu cầu chung: 
1. Bài viết phải đúng kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
Kết hợp một thao tác nghị luận, chú ý thao tác so sánh, bình luận. 
Bài viết thể hiện kĩ năng viết văn: diễn đạt trôi chảy, mạch lạc có cảm xúc, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. 
 Khuyến khích bài viết sáng tạo 
II. Yêu cầu cụ thể
 Có thể có nhiều cách trình bày, xây dựng luận điểm, song cần phải đáp ứng được các nội dung cơ bản sau: 
Vài nét về tác giả, tác phẩm: Chính Hữu, Phạm Tiến Duật; hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích; giới thiệu hình ảnh người lính qua các đoạn trích.
Những nét chung về hình ảnh người lính trong các đoạn thơ:
- Mục đích lí tưởng: Vì độc lập tự do, vì nền hòa bình của tổ quốc.
- Lạc quan yêu đời, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, niềm tin vào sự tất thắng của cuộc kháng chiến.
Những nét riêng: 
Hoàn cảnh sáng tác khác nhau: Đồng chí : Thời kì kháng chiếng chống Pháp; Bài thơ về tiểu đội xe không kính: thời kháng chiến chống Mĩ. Không gian thể hiện cũng khác nhau: núi rừng Việt Bắc, đường Trường Sơn.
Vẻ đẹp hình ảnh người lính thời chống Pháp trong đoạn trích “ Đồng chí”
+ Cùng nhau chia sẻ những gian nan, thiếu thốn của cuộc đời người lính (dẫn thơ và phân tích)
+ Tình đồng chí đồng đội gắn bó, chia sẻ, tinh thần lạc quan (dẫn thơ và phân tích)
+ Sức mạnh và niềm tin của tìn đồng chí (Thương nhau tay nắm lấy bàn tay)
+ Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí mang tính biểu tượng trong đoạn ở cuối bài (chú ý phân tích câu thơ cuối).
- Vẻ đẹp hình ảnh người lính thời chống Mĩ trong đoạn trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
+ Những người lính lái xe không kính: ung dung tự tại (dẫn chứng và phân tích)
+ Dũng cảm, bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ (dẫn chứng và phân tích)
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ, trẻ trung (dẫn chứng và phân tích)
+ Tình đồng chí, đồng đội bình dị, chan hòa, thắm thiết (dẫn chứng và phân tích)
Nghệ thuật
Cùng chung đề tài nhưng mỗi tác giả có cách thể hiện khác nhau:
+ Vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí (đoạn trích) được thể hiện qua những chi tiết chân thực, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm, cô, đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
+ Vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (đoạn trích) được thể hiện qua hiện thực sinh động; ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏa khoắn; hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính.
Đánh giá chung:
- Vẻ đẹp người lính qua cuộc kháng chiến: thể hiện nhân vật trung tâm của thời đại một cách cao đẹp- anh bộ đội cụ Hồ
- Nét độc đáo trong cách thể hiện của hai tác giả.
- Suy nghĩ về vẻ đẹp phẩm chất của thế hệ cha anh và liên hệ bản thân
* Cách cho điểm:
 - Điểm 5: Bài làm trình bày nhưng yêu cầu trên; biết phân tích so sánh, diễn đạt tốt, có sức thuyết phục
 - Điểm 4: Bài làm đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên, song đôi chỗ chưa thật thuyết phục, còn vài lỗi chính tả, dùng từ…
 - Điểm 3: Bài làm đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, phân tích, so sánh còn chung chung, mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu. 
 - Điểm 2: Bài làm có nội dung song kĩ năng nghị luận chưa tốt, nhiều chỗ lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu.
 - Điểm 1: Bài làm sơ sài, chưa xác định được yêu cầu cuae đề, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
 - Điểm 0: Không làm được bài.	

File đính kèm:

  • docDe va dap vao lop chon khoi 10.doc