Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 5

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1
Đọc thầm bài “Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh”
Dựa theo nội dung bài đọc, hãy thực hiện những yêu cầu sau:
* Đọc hiểu
Bài văn miêu tả cảnh thành phố Hồ Chí Minh ở thời điểm nào của buổi sáng?
Lúc trời sáng chưa rõ.
Lúc trời sáng rõ.
c. Lúc trời chưa sáng rõ đến khi sáng rõ.
2. ở đoạn 2, tác giả chọn đặc điểm tiêu biểu nào của cảnh trong thời điểm ấy?
a. Sự biến màu, sự biến đổi đậm nhạt của cảnh sắc.
b. Chuyển động của cảnh vật, con người.
c. Âm thanh của cuộc sống.
3. Điều gì đã làm cho cảnh vật thành phố biến màu đổi sắc trước mặt tác giả?
a. Những ngọn đèn từ muôn vàn ô cửa sổ.
b. Màn đêm mênh mông, mờ ảo.
c. Bước chuyển huyền ảo của rạng đông, trời sáng dần.
4. Ghi lại những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. ý chính của đoạn 3 là gì?
........................................................................................................................................................................................................................................................
6. Cảnh thành phố trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông được tác giả miêu tả sinh động nhờ biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ, hình ảnh nào cho biết điều đó?
a. So sánh b. Nhân hoá c. Cả so sánh và nhân hoá
- Từ ngữ, hình ảnh: ............................................................................................
............................................................................................................................
7. ý nghĩa của bài đọc là gì?
a. Tả cảnh thành phố Hồ Chí Minh.
b. Tả nhịp sống sôi động ở thành phố Hồ Chí Minh.
c. Tình cảm ngưỡng mộ, tự hào của tác giả đối với vẻ đẹp kì ảo của thành phố lúc rạng đông.
* Luyện từ và câu
1. Từ láy nào dưới đây gợi tả đúng chuyển động lên xuống nhẹ nhàng theo làn gió, làn sóng?
a. Nườm nượp b. Mềm mại c. Bồng bềnh
2. Trong câu: “Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất” có mấy động từ, mấy tính từ?
a. Có ba động từ, một tính từ c. Có một động từ, ba tính từ
b. Có hai động từ, hai tính từ
Các từ đó là:
- Động từ: ...........................................................................................................
- Tính từ: ............................................................................................................
3. Các vế trong câu ghép: “Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng, lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn lên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét”, được nối với nhau bằng cách nào?
a. Nối trực tiếp (có dấu phẩy).
b. Nối bằng một quan hệ từ. Từ đó là:................................................................
c. Nối bằng cặp quan hệ từ. Cặp quan hệ từ đó là:.............................................
4. Trong câu: “Những chiếc xe tải nhỏ, xe lam, xích lô máy nườm nượp chở hàng hoá và thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối,... đã đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn.”, những dấu phẩy ở phần in đậm có tác dụng gì?
a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
b. Ngăn cách các vế câu.
c. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm chủ ngữ.
5 Dấu chấm than trong hai câu văn: “Thành phố mình đẹp quá đi!” được dùng để làm gì?
a. Đánh dấu chỗ kết thúc câu cầu khiến (nêu yêu cầu đề nghị).
b. Đánh dấu chỗ kết thúc câu bộc lộ tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả trước vẻ đẹp của thành phố.
c. Đánh dấu chỗ kết thúc câu kể (kể, thuật lại sự việc).
6. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với đột ngột?
a. Ngột ngạt b. Đột xuất c. Đột biến 
7. Các vế trong câu ghép: “Màng axít nhôm mỏng dễ bị axít hay kiềm ăn mòn và sinh ra muối dạng axít có tính tan trong nước cho nên không nên để dấm, tương, muối, đường vào xoong nhôm trong thời gian dài hoặc đựng rau thức ăn quá lâu” được nối với nhau bằng cách nào?
a. Nối bằng quan hệ từ. Từ đó là: ......................................................................
b. Nối bằng cặp quan hệ từ. Cặp quan hệ từ đó là:.............................................
c. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
4. Các vế trong câu ghép trên (câu3) thuộc quan hệ nào dưới đây?
a. Vế (1) chỉ điều kiện - vế (2) chỉ kết quả.
b. Vế (1) chỉ nguyên nhân - vế (2) chỉ kết quả.
c. Vế (1) chỉ giả thuyết - vế (2) chỉ kết quả.
5. Các dấu phẩy trong câu trên (câu 3) có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm vị ngữ.
 b. Ngăn cách các vế câu.
 c. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm rõ nghĩa cho động từ để.
Đề 2
A. Đọc thầm bài “Hạng A Cháng” Tiếng Việt 5 tập 1 (trang 119)
B. Dựa vào bài đọc, chọn ý đúng
* Đọc hiểu:
1. Hạng A Cháng là người dân tộc nào? Sống ở đâu? Làm nghề gì?
a. Người dân tộc H’ mông, sống vùng trung du Bắc Bộ, làm nghề nông.
b. Người dân tộc H’ mông, sống bằng nghề nông ở vùng núi Tây Nguyên.
c. Người dân tộc H’ mông, sống bằng nghề nông ở chân núi Tơ Po, vùng núi phía bắc.
2. Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng (người được tả) bằng cách nào?
a. Giới thiệu trực tiếp bằng lời miêu tả hình dáng của A Cháng.
b. Giới thiệu qua lời dẫn dắt nói về các thanh niên khác.
c. Giới thiệu vẻ đẹp, sưc khoẻ của A Cháng qua lời khen của các cụ già trong làng.
3. Cách giới thiệu như vậy (nêu ở câu 2) có gì hay?
a. Ngắn gọn, chính xác.
b. Dễ hiểu, dễ nhớ.
c. Tự nhiên, lôi cuốn người đọc, sinh động.
4. Những chi tiết đặc điểm về hình dáng của A Cháng được so sánh với những sự vật nào?
a. Da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như gỗ trắc, gỗ gụ.
b. Da như gỗ lim, bắp tay, bắp chân rắn như gỗ trắc, gỗ gụ, người như đá, ngực như hình vòng cung.
c. Màu da đỏ như lim, bắp chân, tay rắn như gỗ trắc, gỗ gụ, người đứng thẳng như cột đá, ngực nở hình vòng cung.
5. Vì sao tác giả so sánh với các sự vật đó (như nêu ở câu 4) ? 
 a. Vì những sự vật đó đẹp.
b. Vì những sự vật đó vững chắc, khoẻ.
c. Vì những sự vật đó gần gũi với người miền núi và gần gũi với đặc điểm hình dáng khoẻ mạnh của A Cháng.
6. Đoạn văn tả hoạt động cày ruộng cho thấy A Cháng là người như thế nào?
a. Rất thích công việc cày ruộng.
b. Cày giỏi, say mê với công việc, khoẻ mạnh.
c. Cày nhanh, khoẻ.
* Luyện từ và câu
1. Trong câu: “Tới mương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mồng!” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc”, từ chăm chắm co nghĩa là gì?
a. ở tư thế ngay ngắn, nghiêm trang.
b. Chú ý, tập trung cao độ vào công việc.
c. Trông coi, săn sóc tỉ mỉ, kĩ lưỡng.
2. Trong bài có mấy từ láy tả A Cháng lúc đang làm việc?
a. Một từ. Đó là từ
b. Hai từ. Đó là các từ.
c. Ba từ. Đó là các từ
3. Các dấu chấm than(!) A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá! Đẹp quá! có tác dụng gì?
a. Đánh dấu hết câu.
b. Đánh dấu cuối câu cảm, thể hiện sự thán phục, ngợi khen.
c. Đánh dấu hết câu cảm, thể hiện sự ngạc nhiên vui mừng.
4. Các dấu phẩy trong câu: “Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu. 
b. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm chủ ngữ.
c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
5. Trong chuỗi câu: “Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng đi ra ruộng”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
a. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ. Từ lặp lại là:.
b. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ. Từ thay thế là:.
c. Thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ. Từ thay thế:..., từ lặp lại.
6. Hai vế của câu ghép “Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch quê ở Quảng Nam, nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” có quan hệ ý nghĩa gì? Quan hệ từ nào cho biết điều đó?
a. Quan hệ nguyên nhân - kết quả. Quan hệ từ biểu thị.
b. Quan hệ điều kiện - kết quả. Quan hệ từ biểu thị..
c. Quan hệ tương phản. Quan hệ từ biểu thị..
7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bằng phẳng”?
a. bằng bặn b. phẳng lặng c. cân bằng
8. Câu nào dưới đây là câu ghép?
a. Khi sử dụng nồi nấu cơm điện chú ý không cắm phích điện nguồn của nồi vào ổ cắm chung với đèn treo hay đèn bàn. 
b. Bởi vì dây của đèn treo hay đèn bàn thường nhỏ nên lượng lưu tải điện không lớn dễ bị lão hoá, sủi cháy.
c. Khi nấu cháo, hầm thịt cần phải có người canh chừng đề phòng nước cháo, nước hầm trào ra ngoài, có thể làm rò điện.
9. Câu: “Nô-en năm đó, Pôn mới thực sự hiểu: Khi đem hạnh phúc đến cho người khác, ta sẽ là người hạnh phúc hơn cả”, dấu hai chấm được dùng để làm gì?
a. Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại.
b. Báo hiệu lời tiếp theo sau là lời giải thích, thuyết minh.
c. Báo hiệu lời tiếp theo sau là liệt kê các sự việc.
10. Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép?
a. Nhà tôi có một cây nhãn tơ.
b. Thân nó mập, chắc lẳn, tán cây xum xuê tròn.
c. Vào cuối mùa xuân, hàng trăm nhánh non màu nâu sậm đua nhau ngoi lên, vượt các lớp lá xanh um.
11. Quan hệ ý nghĩa của hai vế trong câu ghép “Nếu trăm họ đã no đủ, trẫm lo gì không lo đủ” thuộc kiểu câu nào dưới đây?
a. Vế (1) chỉ nguyên nhân, vế (2) chỉ kết quả.
b. Vế (1) chỉ điều kiện, vế (2) chỉ kết quả.
c. Vế (1) chỉ giả thiết, vế (2) chỉ kết quả.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra trac nghiemTieng Viet 5 cuoi ky II.doc