Đề trắc nghiệm ngữ văn 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm) Hãy trả lời các câu hỏi bằng cách ghi vào bài làm chữ cái ( A, B, C, D) đứng đầu ý mà mình cho là đúng nhất. Câu 1: Thành phần biệt lập dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu là thành phần gì ? A/ Thành phần cảm thán. B/ Thành phần tình thái. C/ Thành phần gọi- đáp D/ Thành phần phụ chú. Câu 2: Phép liên kiết câu nào được sử dụng trong hai câu văn sau: “Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh” ? A/ Phép lặp từ ngữ. B/ Phép thế. C/ Phép trái nghĩa. D/ Phép nối. Câu 3: Tác giả sử dụng phép tu từ chính nào trong đoạn thơ sau: ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. A/ So sánh B/ ẩn dụ C/ Hoán dụ D/ Nhân hoá Câu 4: Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ ? A/ Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ. B/ Căn cứ vào đặc điểm ngọai hình, ngôn ngữ, tâm lý, hành động của nhân vật để phân tích. C/ Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu...để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả. D/ Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. Câu 5: Nội dung chính được thể hiện qua truyện Những ngôi sao xa xôi là gì ? A/ Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn. B/ Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. C/ Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn. D/ Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn. Câu 6: Trong bài thơ Sang thu từ “đã” xuất hiện mấy lần? A/ Hai lần B/ Ba lần C/ Bồn lần D/ Năm lần Phần II: Tự luận ( 7 điểm). Câu 1: ( 2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn trình bày những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam mà tác giả Vũ Khoan đã nhắc đến trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” ( Ngữ văn 9, tập 2). Câu 2: ( 5 điểm) Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Hướng dẫn chung - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai, trình bày và kĩ năng viết của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,5; 1,0... đến tối đa là 10 ( 0,25 làm tròn thành 0,5) Hướng dẫn cụ thể: Phần I : Trắc nghiệm ( 3 điểm, mỗi câu đúng cho 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C B B C A Phần II: Tự luận Câu1 : ( 2 điểm) - Yêu cầu: Viết đúng hình thức một đoạn văn, nếu học sinh viết nhiều đoạn văn thì chỉ cho tối đa 1,0 điểm. Học sinh trình bày không đúng ( thừa hoặc thiếu) như trong tác phẩm thì không cho điểm tối đa. - Trình bày được những nét cơ bản sau: + Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kỳ chống ngoại xâm. ( 1,0 điểm) + Điểm yếu: Thiếu kiến thức cơ bản, kém khã năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. ( 1,0 điểm) Câu 2: ( 5 điểm) A/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm một bài nghị luận. - Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Các ý trình bày rõ ràng và được triển khai tốt. - Diễn đạt suôn sẻ. Mắc ít lỗi chính tả. B/ Yêu cầu về nội dung và cho điểm. 1. Mở bài: ( 0,5 điểm) Học sinh có thể mở bài theo nhiều cách nhưng phải giới thiệu được. - Viễn Phương viết bài thơ với tất cả cảm xúc, tình cảm chân thành, sâu sắc, thành kính, thiêng liêng dành cho Bác. 2. Thân bài: Phân tích được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Khổ đầu: + Cảm nhận chân thành, xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác... + Hình ảnh hàng tre bên lăng: Biểu tượng của dân tộc Việt Nam “ xanh xanh Việt Nam”, sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc “ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”... ( 1,0 điểm) - Khổ thứ hai: + Hình ảnh tả thực “ mặt trời đi qua trên lăng”. Hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng” vừa nói lên sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự tôn kính của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác... + “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực. “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh ẩn dụ thể thể hiện lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác... ( 1,0 điểm) - Khổ thứ ba: Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng. + Hai câu đầu gợi lên sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng. Hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Bác... + Hai câu tiếp: Hình ảnh ẩn dụ “ trời xanh là mãi mãi”- Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi. Nỗi đau xót vì sự ra đi của Bác “ nhói trong tim”... ( 1,0 điểm) - Khổ cuối: Diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. + Muốn hoá thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác. + Điệp ngữ “muốn làm” gợi tả cảm xúc tha thiết, nồng hậu của nhà thơ. ( 1,0 điểm) 3. Kiết bài: ( 0,5 điểm) Khẳng định được + Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác; hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo... + Bài thơ thể hiện lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác. Lưu ý: Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm, giám khảo cần linh động trong việc cho điểm, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
File đính kèm:
- De KSCL hoc ky 2 .doc