Đề trắc nghiệm ngữ văn Thời gian : 90 phút Lớp 11

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm ngữ văn Thời gian : 90 phút Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 	Họ & tên học sinh: …………………	 	Thời gian : 90 phút..	lớp 11A…


( Chú ý: Thí sinh chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào bảng này)

1
 
16
 
31
 
46
 
2
 
17
 
32
 
47
 
3
 
18
 
33
 
48
 
4
 
19
 
34
 
49
 
5
 
20
 
35
 
50
 
6
 
21
 
36
 
51
 
7
 
22
 
37
 
52
 
8
 
23
 
38
 
53
 
9
 
24
 
39
 
54
 
10
 
25
 
40
 
55
 
11
 
26
 
41
 
56
 
12
 
27
 
42
 
57
 
13
 
28
 
43
 
58
 
14
 
29
 
44
 
59
 
15
 
30
 
45
 
60
 



 Số câu trả lời đúng:
 
 Điểm

 Lời phê:


Câu 1- Câu thơ nào dưới dây không sử dụng thành ngữ? 
A- Năm nắng mười mưa dám quản công.	C- Lặn lội thân cò khi quãng vắng
	B- Bảy nổi ba chìm với nước non.	D- Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Câu 2- Theo lời đồn, Huấn Cao là một người như thế nào?
Có tài đối đáp, có thiên lương.	C- Có tài ăn nói thuyết phục người khác.
Có tài nổi loạn, chống lại triều đình.	D- Có tài viết chữ tốt, tài bẻ khóa, vượt ngục
Câu 3- Vì sao những ông bạn thân cụ cố Hồng lại hết sức cảm động trong đám tang?
Nghe tiếng kèn xuân nữ ai oán.	C- Vì trông thấy vẻ khiêu gợi của Tuyết
Đám tang quá to và quá xuc động.	D- Vì cái chết đột ngột của cụ cố tổ.
Câu 4- Trong những đặc trưng dưới đây, đặc trưng nào không là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí? 
Tính thông tin thời sự.	C- Tính sinh động hấp dẫn.
Tính ngắn gọn.	D- Tính hình tượng, biểu cảm 
Câu 5- Qua chi tiết “Không ai ra lời với tiếng chửi của Chí Phèo”, Nam Cao muốn nhấn mạnh điều gì?
Dân làng vũ đại đã quen với những tiếng chửi vô lối như vậy.
Kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa
Dân làng vũ đại đã đã bỏ qua cho sự loạn ngôn của người say.
Tất cả dân làng Vũ Đại đều sợ Chí Phèo nên không ai lên tiếng.
Câu 6- Rô-mê-ô và Ju-li-ét đều nhắc tới lòng thù hận của hai dòng họ để làm gì?
Để khoét sâu thêm lòng thù hận của hai dòng họ.
Để cùng than thở, oán trách đôi bên đa ngăn cản tình yêu của mình.
Để băn khoăn và lưỡng lự giữa hai ngả đường: Tình yêu và thù hận.
Để vượt lên trên lòng thù hận, khẳng định quyết tâm xây đắp tình yêu
Câu 7- Sếch-xpia là nhà soạn kịch nước nào?
	A- Áo.	B- Pháp.	C- Anh	D- Đức.
Câu 8- Câu thơ “ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” thể hiện tâm nguyện gì của cụ Phan?
Muốn quay lưng, phủ nhận vai trò của nền học vấn nho giáo.
Sự chán nản, hoài nghi vào sách vở thánh hiền trong hoàn cảnh mất nước.
Khát vọng tìm con đường mới đưa đất nước thoát khỏi lầm than
Sự tiếc nuối khi đã lãng phí thời gian và tâm sức để theo đuổi nền học vấn cũ.
Câu 9- Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố của ngôn ngữ:
Các tiếng, các từ.	C- Giọng nói cá nhân
Các âm và các thanh chung	D- Các ngữ cố định. 
Câu 10- Nhận định nào nói đúng nhất thái độ của tác giả trước cuộc sống trong phủ chúa?
	A- Dửng dưng.	B- Chê bai	C- Đồng tình.	D- Ca ngợi.
Câu 11- Hồ Xuân Hương thường viết về những đề tài gì?
	A- Người nông dân.	B- Người phụ nữ	C- Thiên nhiên.	D- Tôn giáo.
Câu 12- Câu thơ nào sử dụng biện phá tu từ đảo ngữ? 
	A- “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.	C- “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”.
	B- “Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám”	D- “Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Câu 13- Câu thơ “Mảnh tình san sẻ tí con con” thể hiện tâm trạng gì của Hồ Xuân Hương?
Sự thất vọng vì không được đáp lại tình cảm.
Sự xót xa đến tội nghiệp về hoàn cảnh của mình
Sự khao khát được giao cảm, chia sẻ với mọi người.
Sự mỉa mai với tình cảm mà những người khác dành cho mình.
Câu 14- Các hình ảnh “tuần tháng mật”, “khúc tình si”, “cặp môi gần” có ý nghĩa gì?
Thể hiện sự chiêm nghiệm triết lí về vạn vật.
Thể hiện khát khao tình yêu trần thế đích thực.
Thể hiện sự bất lực của con người trước thiên nhiên.
Thể hiện sự ca ngợi thiên nhiên hấp dẫn ngọt ngào và say đắm
Câu 15- Dòng nào nêu đúng nhất tâm sự của tác giả ở 13 câu thơ đầu?
Ham muốn kì dị khác thường.
Tình yêu say đắm thiên nhiên cuộc sống
Bất hòa với thực tại, muốn thay đổi thực tại.
Sự cuống quýt, vội vàng để tận hưởng tuổi thanh xuân.
Câu 16- Trong bài thơ “Vội vàng” Xuân Diệu đã đưa ra một cách sống như thế nào?
Nâng niu và tận hưởng những gì thời gian và tạo vật ban tặng
Vừa buông xuôi, phó mặc vừa cố gắng níu kéo bước đi của thời gian.
Chấp nhận những đổi thay của thời gian và tạo vật dù có nuối tiếc ngậm ngùi.
Không chấp nhận những đổi thay của thời gian và tạo vật rồi tìm mọi cách cải tạo nó.
Câu 17- Câu thơ sau đây có ý nghĩa tình thái như thế nào?
	 Hay là việc thấp việc cao
	Hay là có giấc chiêm bao lạc loài?
	A- Phỏng đoán	B- Khẳng định.	C- Mong muốn.	D- Chắc chắn.
Câu 18- Dòng nào sau đây không miêu tả cuộc đời nghèo khổ của người nghệ sĩ đương thời trong bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà?
Anh gánh lên đây bán chợ trời.	C- Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.
Trần gian thước đất cũng không có	D- Lo ăn lo mặc hết ngày tháng.
Câu 19- Trong bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà trời ví lời văn của thi sĩ với sự vật gì?
	A- Sao băng	B- Mây chuyển.	C- Gió thoảng.	Mưa sa.
Câu 20- Trong bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà, tác giả đưa ra lí do được lên hầu trời là gì?
Ngâm thơ làm trời mất ngủ	C- Trời đang buồn nên muốn nghe thơ.
Trời rất yêu thích thơ của tác giả.	D- Trời mời tất cả nhà thơ hạ giới lên chầu.
Câu 21- Câu nào dưới đây bộc lộ nghĩa tình thái phỏng đoán sự việc với mức độ tin cậy?
Chữ thì quí thực.
Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật.
Mặt trời chắc đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ
Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi.
Câu 22- Câu “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” biểu hiện nghĩa sự việc gì?
	A- Quá trình.	B- Hành động.	C- Trạng thái, tính chất	D- Tư thế.
Câu 23- Vì sao nhân vật “tôi” phải “nín thở đứng chờ ở xa” và khúm núm đứng trước sập xem mạch cho đông cung thế tử?
	A- Vì sự oai vệ của Đông cung thế tử	
	B- Vì không khí ngột ngạt của cung thế tử.
	C- Vì không khí trang nghiêm của cung thế tử.
	D- Vì đó là qui định đối với những người đến chữa bệnh cho thế tử.
Câu 24- Câu thơ“trơ cái hồn nhan với nước non”không thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình? 
	A- Cay đắng, bẽ bàng.	B- Cô đơn, xót xa.	C- Thất vọng, xấu hổ	D- Khao khát, bi kịch.
Câu 25- “Vội Vàng” được in trong tập thơ nào? 
Gửi hương cho gió.	B- Riêng chung.	C- Thơ thơ	D- Thanh ca.
Câu 26- Câu thơ nào sau đây không cảm nhận về sự mất mát chia lìa?
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua.C- Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi.	D- Mùi tháng năm đều rớm sự chia phôi.
Câu 27- Từ nào trong câu sau mang nghĩa tình thái chỉ sự không chắc chắn?
	 Hồn Kiều bảng lảng khói sương
	Hình như ở cõi vô thường vẫn đau
	A- Hồn.	B- Bảng lảng.	C- Vô thường.	D- Hình như
Câu 28- Trong bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà, thái độ của trời khi nghe tác giả đọc thơ như thế nào?
	A- Lè lưỡi.	B- Chau mày.	C- Lấy làm hay	D- Lắng tai đứng.
Câu 29- Dòng nào sau đây chứa nghĩa sự việc của câu “con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”?
Con tàu đã đi qua.	C- Con tàu.
Một thế giới khác đi qua.	D- Con tàu đem một thế giới khác đi qua
Câu 30- Câu nào dưới đây có từ ngữ thể hiện nghãi tình thái?
Mới trông thấy vào đến sân, bá Kiến biết hắn lại đến sinh sự rồi.
Giá gặp hôm khác thì có án mạng rồi
Đội Tảo là một tay có vai vế trong làng.	D- Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm.
Câu 31- Hai câu luận trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” có ngụ ý gì?
Trang nam nhi mất phương hướng, mất niềm tin khi nước mất nhà tan.
Trang nam nhi tự quyên sinh khi nước mất nhà tan để thể hiện lòng trung hiếu.
Trang nam nhi phải gắn với chí làm trai, lẽ vinh – nhục với sự tồn vong của dân tộc
Trang nam nhi quyết tâm đoạn tuyệt, quay lưng lại với sách thánh hiền khi nước mất nhà tan.
Câu 32- Dòng nào dưới đây không phải là ý nghĩa của hai câu đề trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”?
Đã sinh làm phận nam nhi cần phải biết tất cả những điều lạ ở trên đời và sống sao cho khác biệt với chung quanh
Làm trai phải sống cho phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những chuyện kinh thiên động địa.
Làm trai không chấp nhận sống tầm thường, không chịu khuất phục theo sự xoay vần của trời đất.
Làm trai dám đối mặt với trời đất, có khát vọng khẳng định mình, vươn tới những lí tưởng tiến bộ.
Câu 33- Vở kịch Rô-mê-ô và Ju-li-ét viết về đề tài gì?
Những xung đột giai cấp thông qua câu chuyện tình yêu.
Tình yêu gắn với khát khao giải phóng cái tôi cá nhân chủ nghĩa.
Mối thù dòng họ và những mối quan hệ con người xoay quanh đó.
Tình yêu gắn với khát vọng giải phóng con người của thời đại Phục Hưng
Câu 34- Vẻ đẹp của Ju-li-ét được sánh ngang với sự vật nào dưới đây?
Vầng mặt trời	B- Vầng mặt trăng.	C- Ánh sao khuya.	D- Bầu trời đêm.	
Câu 35- Câu văn “Hắn vừa đi vừa chửi” thuộc loại câu gì?
Câu đơn	C- Câu ghép có quan hệ từ.
Câu phức thành phần vị ngữ.	D- câu ghép không có quan hệ từ.
Câu 36- Nam Cao đã mở đầu truyện ngắn Chí Phèo như thế nào?
Bằng việc miêu tả chân dung Chí Phèo lúc ra tù.
Bằng việc kể lại chuyện Chí Phèo bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ.
Bằng việc miêu tả tiếng chửi kì lạ dở tỉnh dở say của Chí Phèo
Bằng việc miêu tả dòng suy nghĩ của Chí Phèo sau lúc tỉnh rượu bên Thị Nở.
Câu 37- Chi tiết Thị Nở nhìn xuống bụng và đột nhiên “ thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không xa nhà cửa và vắng người qua lại” có ý nghĩa gì?
Cách duy nhất của những người đàn bà không chồng mà chửa là phải bỏ rơi con mình.
Xã hội hà khắc đương thời buộc người mẹ không chồng mà chửa có ý nghĩ phải từ con.
Thị Nở là một người mẹ nhẫn tâm, từ lúc thai nghén đã có ý định bỏ con nơi lò gạch cũ.
Một Chí Phèo con sẽ ra đời và có nguy cơ phải tiếp nối con đường lưu manh hóa của cha
Câu 38- Vì sao Chí Phèo đâm chết bá Kiến? 
Vì uống quá nhiều rượu.	C- Vì bá Kiến đưa mình đến bước đường cùng
Vì bá Kiến không cho tiền.	D- Vì không lấy được thị Nở.
Câu 39- Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cơ bản của một bản tin? 
Ngắn gọn, súc tích	C- Truyền cảm, trữ tình.
Kịp thời, chính xác.	D- Đầy đủ, rõ ràng.
Câu 40- Vì sao nhân vật Tuyết trong đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” lại có vẻ “buồn lãng mạn” trong đám tang cụ cố tổ?
Vì cụ cố tổ mất quá đột ngột.	C- Vì bị gia đình nhà trai hối hôn.
Vì không thấy Xuân trong đám tang	D- Vì không được chia tài sản trong di chúc.
Câu 41- Loại văn bản nào không thuộc thể loại báo chí?
Bản tin.	B- Phóng sự.	C- Bình luận xã hội.	D- Tác phẩm thơ
Câu 42- Tình huống của truyện ngắn “Chữ người tử tù” là gì?
Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Huấn Cao và viên quản ngục
Huấn Cao bị bắt vào trong ngục chờ ngày xét xử.
Thời gian cuối cùng của những kẻ tử tù.	
Huấn Cao sắp bị đưa ra tử hình.	
Câu 43- Tại sao Huấn Cao lại viết chữ tặng cho viên quản ngục?
Vì muốn báo đáp sự đối đãi tốt của viên quản ngục.
Vì cảm phục tấm lòng, nhân cách của viên quản ngục
Vì sợ viên quản ngục sẽ trả thù.
Vì đó là cơ hội cuối cùng ông có thể viết chữ.
Câu 44- Dòng nào sau đây không miêu tả cảnh nhà tù khi Huấn Cao viết chữ cho viên quản ngục?
A- Buồng tối chất hẹp, ẩm ướt.	C- Tường đầy mạng nhện.	
B- Cây đèn nến vơi dần mực dầu	D- Đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
Câu 45- Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung đoạn trích “Lẽ ghét thương” được trích từ “truyện Lục Vân Tiên”?
Ông Quán và nho sinh cùng tranh luận về tình cảm ghét thương.
Ông Quán bày tỏ tình cảm ghét thương trong khi trò chuyện với Vân Tiên, Tử Trực, …
Vân Tiên bộc lộ tình cảm ghét thương trong khi trò chuyên cùng ông Quán và các bạn.
Ông Quán lắng nghe các chàng nho sinh trao đổi, bày tỏ tình cảm ghét thương của họ.	
Câu 46- Đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh” kể về việc gì? 
Tác giả về kinh đô thăm hỏi bạn bè. 
Tác giả được triệu vào kinh để chữa trị cho thế tử Cán.
Ngắm cảnh đẹp nơi phủ chúa, tác giả tức cảnh làm thơ.
Tác giả được mời vào phủ chúa để thưởng ngoạn cảnh đẹp.
Câu 47- Chi tiết nào trong đời sống riêng tư không ảnh hưởng đến sáng tác của Hồ Xuân Hương?
Sống ở gần Hồ Tây.	C- Gặp nhiều danh sĩ nổi tiếng. 
Nhiều éo le ngang trái trong tình duyên.	D- Sống trong hoàn cảnh loạn lạc
Câu 48- Nghĩa của từ “ngán” trong câu “ngán nỗi xuân đi xuân lại lại là gì”?
Ngại đến mức sợ hãi.	C- Không còn thấy thích thú, thiết tha gì nữa
Chán nản đến hoang mang dao động.	D- Cảm thấy không yên lòng.
Câu 49- Đoạn thơ từ câu “ Của ong bướm … Chớp hàng mi” cho ta thấy cảm nhận của Xuân Diệu về cuộc sống như thế nào?
Một thế giới quá hoàn hảo và xa lạ với con người.
Một thế giới quen thuộc, đầy sắc hương và tình yêu
Một cuộc vui đang độ trào dâng và sắp tàn.
Một thế giới chỉ có tình yêu mê say.
Câu 50- Dòng nào sau đây chứa những động từ chỉ sự đắm say của nhà thơ trước vẻ đẹp của cuộc đời trong 9 câu thơ cuối của bài thơ “Vội Vàng” 
Ôm, buộc, say, cắn, thâu.	C- Ôm, riết, say, thâu, cắn
Tắt, ôm, thâu, cắn, say.	D- Ôm, say, ngắm, thâu, riết.
Câu 51- Dòng nào sau đây không thể hiện cái “ngông” của Tản Đà trong bài thơ “Hầu trời”?
Xem mình bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.
Không thấy ai tri âm với mình ngoài trời và tiên.
Tự cho mình là văn hay đến mức trời phải khen thưởng.
Ý thức về tài năng và khẳng định chí làm trai trong trời đất
Câu 52- Dòng nào sau đay không liên quan đến Tản Đà?
Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời khi Hán học đã tàn mà Tây học vừa mới bắt đầu.
Vào những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi ông nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn văn học
Thơ văn ông được xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học cảu dân tộc: Trung đại và Hiện đại.
Ông học chữ Hán nhưng sáng tác thơ văn bằng chữ Quốc ngữ.
Câu 53- Câu “Liên vỗ vai em ngồi xuống chõng” biểu hiện nghĩa sự việc gì?
	A- Hành động	B- Tư thế.	C- Trạng thái, tính chất.	D- Quá trình.
Câu 54- Dòng nào sau đây không đúng với hai câu kết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”?
Giọng thơ chúa đựng chất bi tráng sử thi
Tâm thế người ra đi đầy hăm hở, tự tin, quyết tâm.
Thể hiện tư thế và khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình.
Chứa đựng nhiều hình ảnh đẹp, lớn lao, bay bổng, lãng mạn và hào hùng.
Câu 55- Điểm nổi bật trong nội dung đoạn trích “Tình yêu và thù hận” là gì?
Mối hận thù sâu sắc, chồng chất giữa hai dòng họ.
Tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái trên nền thù hận của hai dòng họ
Xung đột giữa tình yêu chân thành , trong trắng với hận thù của hai dòng họ.
Nỗi buồn bã của Ju-li-ét trước sự ngăn trở của gia đình đối với tình yêu của nàng.
Câu 56- Trong câu “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi” thì “Bao giờ cũng thế” là thành phần gì trong câu?
	A- Vị ngữ phụ.	B- Khởi ngữ.	C- Bổ ngữ.	D- Trạng ngữ
Câu 57- Khi bị thị Nở khước từ tình yêu, Chí Phèo uống rượu nhưng chỉ thấy “hơi cháo hành thoang thoảng”. Điều này có ý nghĩa gì?
Cháo hành thị Nở nấu ngon, ăn một lần không thể quên được.
Niềm khao khát được yêu thương tới mức tuyệt vọng của Chí
Hơi cháo hành hiện diện trở lại để xoa dịu nỗi đau bị từ chối của Chí.
Hơi cháo hành giống như một lời ân xá cho một kẻ vốn gây nhiều tai ương như Chí.
Câu 58- Nội dung chính của “Hạnh phúc một tang gia” là gì?
Sự giả dối và lố lăng của xã hội thương lưu thành thị những năm trước CMT8
Sự thay đổi số phận của Xuân Tóc Đỏ.
Sự gia nhập vào xả hội thượng lưu của Xuân Tóc Đỏ.
Cảnh tượng một đám ma gương mẫu của xã hội thượng lưu thành thị những năm trước CMT 8.
Câu 59- Một bản tin không cần có yêu cầu nào sau đây?
Nêu thời gian và địa điểm xảy ra sự việc.	C- Tường thuất và bình luận chi tiết sự kiện
Sự kiện được nêu cần chính xác.	D- Cung cấp những tin tức mới.	
Câu 60- Chi tiết “ một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” nói đến nhân vật nào trong “Chữ người tử tù”? 
Viên quản ngục	B- Huấn Cao.	C- Thầy thơ lại.	D-Bạn tù của H/Cao.

►☼◄

File đính kèm:

  • docHE THONG DE TRAC NGHIEM NGU VAN 11 co ban lan II.doc