Đề trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Tiếng việt Lớp 5 - Đề 1

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Tiếng việt Lớp 5 - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
 Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước từ có tiếng bảo mang nghĩa : “giữ, chịu trách nhiệm”.
	a. Bảo kiếm b. Bảo toàn 	c. Bảo ngọc	d. Gia bảo
 Câu 2: a. Đồng nghĩa với từ hạnh phúc là từ:
 A. Sung sướng
 C. Phúc hậu
 B. Toại nguyện
 D. Giàu có
 b. Trái nghĩa với từ hạnh phúc là từ:
 A. Túng thiếu
 C. Gian khổ
 B. Bất hạnh
 D. Phúc tra
Câu 3: Hãy nhận xét cách sắp xếp vị trí các trạng ngữ trong các câu dưới đây và đánh dấu X vào những câu đúng:
Lúc tảng sáng, ở quãng đường này, lúc chập tối, xe cộ qua lại tấp nập.
Lúc tảng sáng và lúc chập tối, ở quãng đường này, xe cộ qua lại rất tấp nập.
Ở quãng đường này, lúc tảng sáng và lúc chập tối xe cộ qua lại rất tấp nập.
Lúc chập tối ở quãng đường này, lúc tảng sáng và lúc chập tối, xe cộ qua lại rất tấp nập.
 Câu 4: Từ nào dưới đây có tiếng “bảo” không có nghĩa là “giữ, chịu trách nhiệm”.
 A. bảo vệ B. bảo hành C. bảo kiếm D. bảo quản
Câu 5: Câu văn nào dưới đây dùng sai quan hệ từ:
 A. Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp đúng giờ.
 B. Thắng gầy nhưng rất khoẻ.
 C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn.
 D. Đêm càng về khuya, trăng càng sáng.
 Câu 6 : Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?
A. Cầm.	 B. Nắm C. Cõng.	D. Xách.
 Câu 7 : Cho đoạn thơ sau:	
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho bé ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
(Chuyện cổ tích loài người- Xuân Quỳnh)
 Cặp quan hệ từ in nghiêng trên biểu thị quan hệ gì?
A. Nguyên nhân –kết quả.	B. Tương phản.
C. Giả thiết - kết quả.	D. Tăng tiến.
Câu 8: Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ “ chạy” trong thành ngữ “ Chạy thầy chạy thuốc”,?
Di chuyển nhanh bằng chân.
Hoạt động của máy móc.
Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra.
 D Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn.
Câu9: (2 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
	Câu:"Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực không?" thuộc kiểu câu:
A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi có mục đích cầu khiến.
C. Câu hỏi
D. Câu cảm.
Câu10: Dòng nào có từ mà tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?
a. Nhân loại, nhân tài, nhân lực. b. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.
c. Nhân công, nhân chứng, chủ nhân. d. Nhân dân, quân nhân, nhân vật.
Câu 11: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ?
a. Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ.
b. Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy con sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ.
c. Mùa xuân, hoa đào, hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc.
d. Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới là tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương.
 Câu12; Từ nào sau đây gần nghĩa nhất với từ hoà bình?
	a) Bình yên. b) Hoà thuận. 	c) Thái bình. d) Hiền hoà.
Câu 13: Câu nào sau đây không phải là câu ghép .
	a) Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ.
	b) Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới.
	c) Bố đi xa về, cả nhà vui mừng.
	d) Bầu trời đầy sao nhưng lặng gió.
Câu14:Trong câu sau:" Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm" có:
A. 1Tính từ ; 1 động từ.
B. 2Tính từ ; 2 động từ
C. 2Tính từ ; 1 động từ.
D. 3Tính từ ; 3 động từ.
Câu15: Câu:"Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực không?" thuộc kiểu câu:
A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi
C. Câu hỏi có mục đích cầu khiến.
D. Câu cảm.
 Câu 16: Ghi dấu x vào trước từ trái nghĩa với từ “ thắng lợi”
 Thua cuộc Chiến bại
 Tổn thất Thất bại
Câu 17: Khoanh vào chữ cái đứng trước dòng chỉ gồm các từ láy:
	A.Bằng bằng, mới mẻ, đầy đủ, êm ả
	B. Bằng bặn, cũ kĩ, đầy đủ, êm ái
	C. Bằng phẳng, mới mẻ, đầy đặn, êm ấm
	D. Bằng bằng, mơi mới, đầy đặn, êm đềm
Câu 18: Khoanh vào chữ cái đứng trước dòng chỉ gồm các động từ :
	A. Niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự
	B. Vui tươi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương
	C. Vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự
	D. Vui tươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự
 Câu 19: Cho các câu tục ngữ sau :
 - Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
 - Lá rụng về cội.
 - Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.
 Chọn ý thích hợp dưới đây để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ trên.
 Làm người phải thuỷ chung. 
 Gắn bó quê hương là tình cảm tự nhiên. 
 Loài vật thường nhớ nơi ở cũ . 
 Lá cây thường rụng xuống gốc. 
Câu 20: Tìm từ trái nghĩa cho từ “ Hoà bình” . Đặt hai câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa.

File đính kèm:

  • docDE 1TRAC NGHIEM MON TIENG VIET LOP 5.doc