Đề trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Tiếng việt Lớp 5 - Đề 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Tiếng việt Lớp 5 - Đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Họ và tên: . Câu 1: Dòng nào gồm các từ láy: Đông đảo, đông đúc, đông đông, đông đủ, đen đen, đen đủi, đen đúa. Chuyên chính, chân chất, chân chính, chăm chỉ, chậm chạp. Nhẹ nhàng, nho nhỏ, nhớ nhung, nhàn nhạt, nhạt nhẽo, nhấp nhổm, nhưng nhức. Hao hao, hốt hoảng, hây hây, hớt hải, hội họp, hiu hiu, học hành. Câu 2: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì? Câu: Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn và làm thơ. Quan hệ nguyên nhân- kết quả. Quan hệ tương phản. Quan hệ điều kiện- kết quả. D.Quan hệ tăng tiến Câu 3: Từ “đánh” trong câu nào được dùng với ý nghĩa gốc: a. Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan. b. Bạn Hùng có tài đánh trống. c. Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hướng. d. Bố cho chú bé đánh giày một chiếc áo len. Câu 4 Thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính “chăm chỉ”. a. Chín bỏ làm mười. b. Dầm mưa dãi nắng. c. Thức khuy dậy sớm. d. Đứng mũi chịu sào. Câu 5: Dòng nào chỉ gồm các động từ. a. Niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự. b. Vui tươi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương. c. Vui tươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự. d. Vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự. Câu 6: Câu “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ cho thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng” có mấy vế câu: a. Có 1 vế câu b. Có 2 vế câu c. Có 3 vế câu Câu 7 Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại? A. phang B. đấm C. đá D. vỗ Câu 8: Từ “ đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc A- Hằng tuần, vào ngày nghỉ, bố thường đánh giầy. B- Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ. C- Các bác nông dân đánh trâu ra đồng cày. D- Chị đánh vào tay em Câu 9: Từ ngữ nào dưới đây viết đúng chính tả? xuất xắc xuất sắc suất sắc suất xắc Câu 10: Từ " đi" trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc: A. Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp. B. Nó chạy còn tôi đi. C. Thằng bé đã đến tuổi đi học. D. Anh đi con Mã, còn tôi đi con Tốt. Câu 11:Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy: A. cần cù, chăm chỉ, thật thà, hư hỏng. B. thẳng thắn, siêng năng, đứng đắn, ngoan ngoãn. C. cần cù, chăm chỉ, đứng đắn, thẳng thắn. D. lêu lổng, thật thà, tốt đẹp, chăm chỉ. Câu 12:Trạng ngữ trong câu:" Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ vẫn còn rõ nét" là: A. Cái hình ảnh trong tôi về cô B. Đến bây giờ C. Vẫn còn rõ nét D. Cái hình ảnh Câu 13: Câu nào dưới đây là câu ghép: A. Mặt biển sáng trong và dịu êm. B. Mặt trời lên, toả ánh nắng chói chang. C. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá. D. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xoá. Câu 14: Từ " vàng" trong câu: " Giá vàng trong nước tăng đột biến" và " Tấm lòng vàng" có quan hệ với nhau như thế nào? A. Từ đồng âm. B. Từ đồng nghĩa. C. Từ nhiều nghĩa. D. Từ trái nghĩa. Câu 15: Xác định đúng bộ phận CN, VN trong câu sau: “Tiếng cá quẫy tũng tẵng xôn xao quanh mạn thuyền”. A.Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền B. Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền C. Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền D.Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền Câu 16 Trong những câu sau, câu nào là câu ghép: A.Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần càng nhẹ dần. B.Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. C.Bầu trời cũng sáng xanh lên. D.Biển sáng lên lấp loá như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. Câu 17: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không nói về tinh thần hợp tác ? Kề vai sát cánh. b. Chen vai thích cánh. c. Một cây làm chẳng nên non . Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đồng tâm hợp lực. Câu 18: Từ “trong” ở cụm từ “phất phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào ? a. Đó là một từ nhiều nghĩa. b. Đó là một từ cùng nghĩa. c. Đó là hai từ đồng nghĩa. d. Đó là hai từ đồng âm. Câu 19: Trong câu sau: "Một vầng trăng tròn to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa." Có mấy quan hệ từ, đó là: A. 1 QHT: . B. 2 QHT: . C. 3 QHT: . D. 4 QHT: . Câu 20: Dòng nào chỉ các từ đồng nghĩa: Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị. C Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày. D Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn.
File đính kèm:
- DE 3TRAC NGHIEM MON TIENG VIET LOP 5.doc