Đề trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Tiếng việt Lớp 5 - Đề 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Tiếng việt Lớp 5 - Đề 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (đề 4) Họ và tên: . Câu 1. " Bạn có thể đưa tôi quyển sách được không" thuộc kiểu câu gì? A. Câu cầu khiến C. Câu hỏi B. Câu hỏi có mục đích cầu khiến d. Câu cảm Câu 2: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có nghĩa tương tự câu thành ngữ sau: "Lá lành đùm lá rách" A. Ở hiền gặp lành Nhường cơm, sẻ áo C. Trâu buộc ghét trâu ăn D. Giấy rách phải giữ lấy lề Câu 3: Dòng nào chỉ gồm toàn các từ láy: Loang loáng, sừng sững, mộc mạc, mong mỏng. Mơn man, nhỏ nhẹ, rì rầm, xôn xao. Cần cù, chăm chỉ, dẻo dai, thật thà. í ới, chới với, lành lạnh, mong ngóng. Câu 4: Trong câu: “ Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.” có: 4 danh từ, 1 động từ, 3 tính từ 5 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ 4 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ 5 danh từ, 1 động từ, 2 tính từ Câu 5: Những từ nào chứa tiếng hữu có nghĩa là '' bạn''? A. Hữu tình C. Bằng hữu B. Hữu ích D. Hữu ngạn Câu 6: Câu nào dưới đây là câu ghép: A. Mặt biển sáng trong và dịu êm. B. Mặt trời lên, toả ánh nắng chói chang. C. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá. D. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xoá. Câu 7: Trong các câu sau, câu nào có từ : “quả” được hiểu theo nghĩa gốc. Trăng tròn như quả bóng. Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao. Quả đồi trơ trụi cỏ. Quả đất là ngôi nhà của chúng ta. Câu 8: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu văn bày tỏ ý cầu khiến đúng phép lịch sự? A. Bố cho con đi chơi đi! B. Bố hãy cho con đi chơi! C. Bố có thể đưa con đi chơi chứ ạ? D. Bố cho con đi chơi đi nào! Câu 9.Dòng nào dưới đây gồm những từ ghép đúng? A. thiên hạ, thiên nhiên, thiên phú, thiên liêng. B. thiên hạ, thiên nhiên, thiên thời, thiên tai. C. thiên hạ, thiên đình, thiên tai, thiên cảm D. thiên nhiên, thiên học, thiên tài, thiên văn Câu 10Từ "trong" ở cụm từ "không khí nhẹ và trong ” và từ "trong" trong cụm từ "trong không khí mát mẻ" có quan hệ với nhau như thế nào? A.Hai từ đồng âm B. Một từ nhiều nghĩa C. Hai từ trái nghĩa D. Hai từ đồng nghĩa Câu 11: Câu nào sau đây viết đúng nhất? A.Tiết trời thường lạnh, lúc sáng sớm, ở miền núi. B. Ở miền núi, lúc sáng sớm, tiết trời thường lạnh. C.Tiết trời thường lạnh, ở miền núi, lúc sáng sớm. D.Lúc sáng sớm, tiết trời thường lạnh, ở miền núi. Câu 12: Câu: "Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn trên những thân cành." có mấy vị ngữ? A. một vị ngữ C. ba vị ngữ B. hai vị ngữ D. bốn vị ngữ Câu 13: Nhóm từ nào sau đây có một từ không đồng nghĩa với những từ còn lại ? A. đẻ, sinh, sanh C. phát minh, phát kiến, sáng tạo, sáng chế B. lạnh, rét, giá rét, rét buốt D. sao chép, cóp pi, sáng tác, chép lại, phô tô Câu 14. Câu nào có từ “ chạy” mang nghĩa gốc? A. Tết đến, hàng bán rất chạy B. Nhà nghèo, Bác phải chạy ăn từng bữa. C. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy. D. Đồng hồ chạy rất đúng giờ. Câu 15. Câu “ Bạn có thể cho tôi mượn chiếc bút được không ?” thuộc kiểu câu gì? A. câu kể B. câu hỏi C. câu khiến D. câu hỏi có mục đích cầu khiến Câu 16: Chủ ngữ của câu "Không gian là khoảng rộng mênh mông, chứa đựng tất cả mọi vật.”: A. Không gian là khoảng rộng B. Không gian là khoảng rộng mênh mông C. Không gian D. Không gian là khoảng rộng mênh mông, chứa đựng Câu 17: Từ điền vào chỗ trống của câu: " Môi hở .... lạnh " là: A. miệng. B. răng. C. gió. D. buốt. Câu 18: Câu thơ “ Kìa con bướm trắng chập chờn như mơ” trong bài thơ “Về thăm nhà Bác” (TV lớp 5 - tập 1) của Nguyễn Đức Mậu muốn nói lên điều gì? A. Cảnh vật ở nhà bác đẹp như trong giấc mơ. B. Con bướm trắng chập chờn bay lượn trong vườn. C. Cảnh vật ở nhà Bác rất yên tĩnh vắng lặng. D. Con bướm trắng xuất hiện trong giấc mơ. Câu 19: Trong các câu sau, câu nào không dùng để hỏi? A. Bạn có khoẻ không C. Bạn mạnh khoẻ quá nhỉ B. Bạn mạnh khoẻ chứ D. Sức khoẻ của bạn thế nào Câu 20: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về đức tính chăm chỉ? A. Tay làm hàm nhai. C. Đứng mũi chịu sào. B. Thức khuy dậy sớm. D. Chín bỏ làm mười.
File đính kèm:
- DE 4TRAC NGHIEM MON TIENG VIET LOP 5.doc