Đề trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Tiếng việt Lớp 5 - Đề 5

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm ôn tập kiểm tra Tiếng việt Lớp 5 - Đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (đề 5)
Họ và tên: .
Câu 1: Từ "Ăn" trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Mỗi bữa cháu bé ăn một bát cơm. 
B. Em phải ngoan, không thì bố cho ăn đòn đấy.
C. Loại ô tô này ăn xăng lắm.
D. Tàu ăn hàng ở cảng.
Câu 2 Đoạn thơ sau có bao nhiêu tính từ:
 Bao nhiêu công việc lặng thầm
 Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha.
 Bé học giỏi, bé nết na
Bé là cô Tấm, bé là con ngoan.
 A. 2 tính từ. B. 3 tính từ. C. 4 tính từ. D. 5 tính từ.
Câu 3 Dòng nào chỉ gồm các từ láy:
A. lăn tăn, long lanh, róc rách, mong ngóng.
B. Thênh thang, um tùm, lon ton, tập tễnh.
C. mênh mông, bao la, nhỏ nhẹ, lênh khênh.
D. mải miết, xa xôi, xa lạ, vương vấn.
Câu 4: Từ “chạy” trong câu nào được dung theo nghĩa chuyển?
A. Ở cự li chạy 100m, chị Lan luôn dẫn đầu.
B. Đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại.
C. Hàng tết bán rất chạy.
D. Con đường mới mở chạy qua làng tôi.
Câu 5: Nghĩa nào đúng nhất cho thành ngữ :"mang nặng đẻ đau"?
A. Tình yêu thương của mẹ đối với con cái.
B. Tình cảm biết ơn của con cái đối với công lao sinh thành của người mẹ.
C. Nỗi vất vả nhọc nhằn của người mẹ khi mang thai.
D. Công lao to lớn của người mẹ khi thai nghén, nuôi dưỡng con cái. 
 Câu 6: Dòng nào chỉ các từ đồng nghĩa:
A. Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc.
B. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị.
 C. Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày.
D. Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn.
 Câu 7 Chọn nhóm quan hệ từ thích hợp nhất điền vào dấu ba chấm trong câu sau: ...thời tiết không thuận nên lúa xấu.
A. Vì, nếu C. Nhờ, tại
B. Do, nhờ D. Vì, do, tại
Câu 8 " Bạn có thể đưa tôi quyển sách được không" thuộc kiểu câu gì? 
A. Câu cầu khiến C. Câu hỏi
B. Câu hỏi có mục đích cầu khiến d. Câu cảm
Câu 9 Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không đúng? 
A. Không thầy đố mày làm nên. B. Không biết thì học, muốn giỏi thì hỏi. 
C. Lá lành đùm lá rách. D. Có vào hang cọp mới bắt được cọp con.
Câu 10: Dòng nào chỉ gồm các từ láy:
A. lăn tăn, long lanh, róc rách, mong ngóng.
B. Thênh thang, um tùm, lon ton, tập tễnh.
C. mênh mông, bao la, nhỏ nhẹ, lênh khênh.
D. mải miết, xa xôi, xa lạ, vương vấn.
Câu 11 Từ chạy trong câu nào được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Ở cự li chạy 100m, chị Lan luôn dẫn đầu.
B. Đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại.
C. Hàng tết bán rất chạy.
D. Con đường mới mở chạy qua làng tôi.
Câu 12: Thành ngữ nào dưới đây nói về tinh thần dũng cảm?
A-Chân lấm tay bùn.
B-Vào sinh ra tử.
C- Đi sớm về khuya.
D- Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Câu 13: Dòng nào có tiếng “nhân” không cùng nghĩa với tiếng “nhân” trong các từ còn lại?
	A-Nhân loại, nhân lực, nhân tài
	B- Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái
	C-Nhân công, nhân chứng, chủ nhân
	D- Nhân dân, nhân, nhân vật, quân nhân.
Câu 14: Các từ: nhân hậu, nhân ái, nhân từ, nhân đức. Thuộc từ nào dưới đây?
Từ đồng nghĩa b.Từ nhiều nghĩa 
c. Từ đồng âm d. Từ trái nghĩa.
Câu 15: Câu Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. Có mấy vế câu?
A. Có 1 vế câu B. Có 2 vế câu C. Có 3 vế câu D. Có 4 vế câu
Câu 16: Đọc bài “Thái sư Trân Thủ Độ” em thấy thái sư là một người như thế nào?
Cư xử nghiêm minh với những kẻ mua quan bán tước.
Không vì tình riêng mà xử sự trái phép nước.
Nghiêm khắc với bản thân và với người khác trong công việc
Tất cả các đáp án trên.
Câu 17:Trong những hoạt động dưới đây, hoạt động nào sẽ phá hoại môi trường tự nhiên?
Trồng cây gây rừng. B. Đốn cây rừng làm củi.
 C. Nạo vét lòng sông D. Làm sạch nước từ các nhà máy trước khi đổ ra sông.
Câu 18: Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Vì mải chơi, Dế Mèn chịu đói trong mùa đông.
B. Nếu thời tiết thuận lợi thì vụ mùa này sẽ bội thu.
C. Năm nay, em của Lan học lớp 3
D. Trên cành cây, chim chóc hót líu lo.
Câu 19: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì?
Hễ mẹ tôi có mặt ở nhà thì nhà cửa lúc nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ.
A. Quan hệ nguyên nhân – kết quả B. Quan hệ tương phản
C. Quan hệ điều kiện – kết quả D. Quan hệ tăng tiến
Câu 20: Trong những câu sau câu nào dùng không đúng quan hệ từ?
Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố.
Mặc dù điểmTiếng Việt của em thấp hơn điểm Toán nhưng em vẫn thích học Tiếng Việt.
Cả lớp em đều gần gũi động viên Hoà dù Hoà vẫn mặc cảm, xa lánh cả lớp.
Tuy mới khỏi ốm nhưng Tú vẫn tích cực tham gia lao động.

File đính kèm:

  • docDE 5TRAC NGHIEM MON TIENG VIET LOP 5.doc
Đề thi liên quan