Đề trắc nghiệm thi học sinh giỏi Tiếng việt Khối 5

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề trắc nghiệm thi học sinh giỏi Tiếng việt Khối 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5
Môn: TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài: 60 phút.
Họ và tên học sinh: ...................................................... Mã số: 
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1:Từ nào không đồng nghĩa với từ “Hoà bình”:
 Thanh bình. 
 Bình yên. 
Yên tĩnh. 	Thái bình.
Câu 2:Từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:
 Quê nội. 
Giang sơn. 
Nơi sinh. 
 	Đất đai.
Câu 3:Từ “Xuân” trong câu “70 tuổi hãy còn xuân chán” được dùng với nghĩa nào?
 Nghĩa chuyển. 
Nghĩa gốc. 
 	Nghĩa trừu tượng. 
 	Cả A và B.
Câu 4:Từ “Đánh” trong các từ: Đánh cờ, đánh trống, đánh cá là những từ:
 	Nhiều nghĩa 
Cùng nghĩa. 
Đồng âm. 
 	Trái nghĩa. .
Câu 5:Câu thơ: “Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!” trong khổ thơ thứ hai của bài thơ “Bài ca về trái đất” ý nói ?
Trẻ em trên thế giới dù khác màu da cũng đều đáng yêu, đáng quý. 
 Tất cả loài hoa đều đẹp, đều đáng quý.
Màu da nào của con người đều cũng đẹp.
 Giữ cho trái đất được bình yên.
Câu 6:Trong bài “Hạt gạo làng ta”, nhà thơ Trần Đăng khoa gọi “hạt gạo” là “hạt vàng” vì:
Tất cả các ý trên đều đúng.
 Hạt gạo rất đáng quý. 
 Hạt gạo được làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi công sức của mọi người.
 Hạt gạo góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.
Câu 7:Câu văn: “Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời” gợi ra hình ảnh gì?
Vẻ đẹp của sự chuyển dịch thời gian.
Toàn một màu vàng. 	 
 Mùi hương thơm của lá tràm. 
 Vẻ đẹp của rừng khô vào buổi trưa. 
Câu 8:Câu tục ngữ: “Tấc đất tấc vàng” mang ý nghĩa gì?
 Đất được coi như vàng. 
 Đất quý giá vì nuôi sống được con người, là nơi người ở.
 Phê phán hiện tượng lãng phí đất và đề cao giá trị của đất. 
 Lấy cái bé (tấc đất) so sánh với cái lớn (tấc vàng).
Câu 9:Dòng nào dưới đây đều là từ láy:
 Đẹp đẽ, chim chóc, xanh xao, nhỏ nhắn. 
Bâng khuâng, lay lắt, đủng đỉnh, đi đứng. 
Máy móc, chôm chôm, chuồn chuồn, thúng mủng. 
Chùa chiền, thúng mủng, tươi tốt, đất đai.
Câu 10:Trong các từ sau, từ nào được viết đúng chính tả:
 Sơ suất.
 	Cao xu. 
 Đơn xơ. 
 Sách nước. 
Câu 11:Từ nào đồng nghĩa với từ im ắng?
 Lặng im. 
 Nhè nhẹ. 
 Lim dim. 
 Thưa thớt.
Câu 12:Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa cho từ thiên nhiên?
Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người và không do con người tạo ra.
Tất cả những gì do con người tạo ra. 
Tất cả những gì không do con người tạo ra.
Chỉ một số thứ tồn tại xung quanh con người.
Câu 13:Em nhĩ gì về những nhân vật trong truyện “Chuỗi ngọc lam” ?
Họ là những người biết cảm thông, chia sẻ sâu sắc với những người xung quanh. 
 Họ là những người nói dối. 
 Họ là những người hào phóng. 
 Một đáp án khác.
Câu 14:Trong những câu sau, câu nào sử dụng đúng nghĩa của từ săn sóc?
 Mẹ săn sóc chị em tôi từ miếng ăn đến giấc ngủ. 
 Ôâng tôi săn sóc vườn tược rất cẩn thận. 
 Bà tôi trông nom nhà cửa và săn sóc lợn gà. 
 Ba tôi săn sóc chiếc xe rất cẩn thận.
Câu 15:Trong các câu tục ngữ sau, câu nào nói về tình đoàn kết, yêu thương lẫn nhau:
	Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. 
 Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 
 Cái nết đánh chết cái đẹp. 
 Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 16:Trong các từ sau, từ nào là từ trái nghĩa với từ thắng lợi ?
 Thất bại. 
Tổn thất. 
Vụ lợi 
Chiến bại. 
Câu 17: Câu “Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.” Có chủ ngữ là:
 Chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh
 Chiếc xuồng. 	 
 Chiếc xuồng của má Bảy. 
 Một đáp án khác.
Câu 18:Trong bài “Dừa ơi!”, nhà thơ Lê Anh Xuân có viết:
 	“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng.
Rễ dừa bám ssau vào lòng đất 
Như dân làng bám chặt quê hương. ...”
Câu 19: Hãy cho biết hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên điều gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ?
Tất cả các ý trên.
 	Ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu.
 Ca ngợi phẩm chất trong sáng, thuỷ chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống.
 Ca ngợi phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương.
Câu 20:Tả cảnh đẹp ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách viết:
 “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu nhung đen hiếm quý.”
 Hãy cho biết trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 Điệp từ và đảo ngữ. 
So sánh. 
Điệp từ. 
Đảo ngữ. 
Câu 21:“Trước mắt tôi là một thiếu nữ dịu dàng dễ mến. Cuộc sống lao động và nắng gió đồng quê đã tạo cho Thuý một vóc dáng cân đối, nước da hồng hào. Mái tóc dài xanh mướt buông xuống đôi bờ vai tròn lẳn càng tôn thêm vẻ mặt đầy đặn ưa nhìn.”
 Đoạn văn trên thuộc thể loại gì?
 Tả người. 
Tả cảnh. 
Tả hoạt động của con người. 
Viết thư.

File đính kèm:

  • docDe thi hoc sinh gioi lop 5(4).doc