Đề tuyển chọn học sinh giỏi huyện Khoa học Lớp 4 - Phòng GD&ĐT Quảng Ninh

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tuyển chọn học sinh giỏi huyện Khoa học Lớp 4 - Phòng GD&ĐT Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC QUẢNG NINH Giám thị kí tên
ĐỀ TUYỂN CHỌN HS GIỎI HUYỆN– NĂM HỌC 2007-2008
 MÔN KHOA HỌC - LỚP 4 
 (Thời gian làm bài: 60 phút)	
Họ và tên học sinh: .. SBD: . Mã phách
Trường tiểu học: .. 
====================================================================
 Điểm	 Giám khảo kí tên Mã phách
 lí thuyết
	 ĐỀ BÀI:	
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Học sinh làm bài trên tờ đề.
	* Em hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
1/ Người khoẻ mạnh có nhiệt độ của cơ thể vào khoảng:
A. 390C 	 	B. 37,50C 	C. 370C 	
2/ Khí không duy trì sự cháy nhưng giúp sự cháy không diễn ra quá nhanh, quá mạnh là:
A. Khí Ni-tơ 	B. Khí Các-bô-níc 	C. Khí Ô-xi 	
3/ Mây được tạo thành từ:
A. Hơi nước 	B. Khói 	C. Không khí 	
4/ Nước có hình dạng nhất định khi ở:
A. Thể khí 	B. Thể rắn 	C. Thể lỏng
5/ Ánh sáng được truyền theo:
 A. Đường cong 	B. Đường chéo 	C. Đường thẳng
6/ Hiện tượng gió xẩy ra là do: 
	A. Sự chuyển động của hơi nước.	B. Sự chuyển động của không khí.
	C. Trời chuẩn bị mưa lớn.	D. Nhiệt độ giảm đột ngột.
	* Em hãy tìm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ chấm:
mưa
bay hơi
hạt nước
đông lại
càng lạnh
mây
ngưng tụ
hạt sương
nóng chảy
càng nóng
Nước ở sông, hồ, biển thường xuyên . vào không khí. Hơi nước bay lên cao gặp không khí lạnh thì .. thành những hạt nước nhỏ li ti và tạo thành .. Dưới tác dụng của gió, các đám mây được đẩy lên cao. Càng lên cao, không khí .... nên các . có trong các đám mây đọng lại thành những giọt lớn hơn và rơi xuống tạo thành .
II- PHẦN THÍ NGHIỆM: (7điểm)
1/ Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm:
- 1 cây nến; - 1 hộp diêm; - 1 đĩa thuỷ tinh đáy rộng, phẳng và cao; - 1 lọ thuỷ tinh; - 1 chai có chứa nước lọc.
2/ Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Đốt cháy cây nến.
Bước 2: Gắn cây nến đang cháy vào đĩa thuỷ tinh.
Bước 3: Rót nước vào đĩa.
Bước 4: Lấy lọ thuỷ tinh úp lên cây nến.
Bước 5: Quan sát hiện tượng.
 Không
 viết	 vào
	 đây
===============================================================
	 (trang 2 – HSG Khoa học 4)
3/ Trình bày bài làm vào nội dung các phần dưới đây:
	a/ Mô tả hiện tượng diễn ra của thí nghiệm:
...
...
...
...
...
...
...
	b/ Giải thích hiện tượng:
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
	c/ Nêu kết luận được rút ra từ thí nghiệm:
...
...
...
...
...
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2007-2008
MÔN KHOA HỌC - LỚP 4
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
	a/ (1,5đ) Đúng mỗi câu cho 0,25đ	
Câu
1
2
3
4
5
6
Phương án đúng
C
A
A
B
C
B
b/ (1,5đ) Em hãy tìm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ chấm:
mưa
bay hơi
hạt nước
đông lại
càng lạnh
mây
ngưng tụ
hạt sương
nóng chảy
càng nóng
Nước ở sông, hồ, biển thường xuyên bay hơi vào không khí. Hơi nước bay lên cao gặp không khí lạnh thì ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti và tạo thành mây. Dưới tác dụng của gió, các đám mây được đẩy lên cao. Càng lên cao, không khí càng lạnh nên các hạt nước có trong các đám mây đọng lại thành những giọt lớn hơn và rơi xuống tạo thành mưa.
	Mỗi từ đúng cho 0,25đ
II- PHẦN THÍ NGHIỆM: (7điểm)
a/ Mô tả hiện tượng diễn ra của thí nghiệm:
- Cây nến cháy một thời gian rồi tắt.	(1đ)
- Mực nước dâng lên trong lọ thuỷ tinh.	(1đ)
b/ Giải thích hiện tượng:
- Cây nến cháy đã sử dụng khí Ô-xi trong không khí có trong lọ thuỷ tinh. (1đ)
- Cây nến tắt khi đã sử dụng hết khí Ô-xi có trong lọ thuỷ tinh, phần khí còn lại không duy trì sự cháy.	(1đ)
- Cây nến cháy đã làm mất đi khí Ô-xi, nước tràn vào trong lọ thuỷ tinh chiếm chỗ làm mực nước dâng lên.	(1đ)
c/ Nêu kết luận được rút ra từ thí nghiệm:
Trong không khí có khí Ô-xi duy trì sự cháy và có thành phần khí không duy trì sự cháy.	(2đ)
===========================

File đính kèm:

  • docDE va Dan chon HSG Khoa4.doc