Đề tuyển chọn học sinh giỏi môn: văn- Lớp 12

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tuyển chọn học sinh giỏi môn: văn- Lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT TAM GIANG. Môn: Văn- Lớp 12.
 ( Thời gian : 180 phút, không kể thời gian giao đề.)


 Đề ra
 eeeeeeee f&eeeeeeeee

Trong bài “Tưạ” viết cho tập “Thơ Thơ” của Xuân Diệu, Thế Lữ có nêu lên nhận xét:
“ Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian…”
Hãy bình luận ý kiến trên. Chọn và phân tích một vài đoạn thơ trong tác phẩm của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám để làm rõ vấn đề.
 
 ôóóóHết óôôô
 




















 ĐÁP ÁN
I/ Những yêu cầu chung:
1> Ý kiến của Thế Lữ đã nêu bật được sự gắn bó sâu sắc, thiết tha của Xuân Diệu đối với cuộc đời và con người nơi trần thế.
2> Thơ Xuân Diệu bám rễ rất chắc vào cuộc đời bằng một tình yêu đời rạo rực, say mê, nồng nàn, bằng những khát vọng rất người, rất đời. Chính tấm lòng trần gian đã tạo nên thẩm mỹ trong thơ Xuân Diệu.
3> Đề bài thuộc kiểu nghị luận hỗn hợp, bởi vậy học sinh phải vận dụng một cách linh hoạt các thao tác nghị luận; giải thích để làm rõ vấn đề, nhận xét, đánh giá mở rộng vấn đề và kỹ năng phân tích thơ.
II/ Yêu cầu cụ thể:
1> Giải thích ý kiến:
a> Xuân Diệu là người ở giữa đời:
Xuân Diệu là người gắn bó mật thiết với đời, khát khao giao cảm, ước mong được hoà nhập, được ở giữa đời…
b> Lầu thơ của ông xây dựng trên mảnh đất của một tấm lòng trần gian.
- Lầu thơ; thế giới hình tượng đẹp, phong phú trong thơ.
- Lầu thơ đó được xây dựng giữa đời bằng một tấm lòng trần gian; nghĩa là bằng một tình yêu say đắm, nồng nàn rất đời, bằng khát vọng rất trần thế, bằng những vui buồn nơi cõi đời thực.
2> Bình luận ý kiến:
a> Đánh giá:
- Ý kiến của Thé Lữ đã nói lên được điệu sống, điệu thơ của Xuân Diệu bắt đầu từ “Thơ Thơ”. Sau này đọc thêm thơ ông, người đọc có thể khẳng định tiếp; đó cũng là điệu sống cả một đời; phong cách nghệ thuật suốt một đời cầm bút của tác giả.
b> Mở rộng vấn đề:
- Nếu không đặt Xuân Diệu trong phong trào thơ mới thì không thấy được sự sâu sắc trong ý kiến của Thế Lữ; sự đáng quý, đáng yêu trong nội dung thẩm mỹ thơ Xuân Diệu. ( Trong lúc không ít nhà thơ mới tìm cách thoát ly thì Xuân Diệu vẫn “ Hai tay chín móng bám vào đời”, “Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất”.
- Cơ sở của điệu sống, phong cách thơ của Xuân Diệu là một quan niệm sống mạnh mẽ (“ Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”, là quan niệm thời gian tuyến tính. Theo thời gian sắc sẽ phai, hương sẽ nhạt, tuổi trẻ không còn).
- Với những đặc điểm và nội dung trên, thơ Xuân Diệu có ý nghĩa nhân bản sâu sắc.
3/ Chọn một số đoạn thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám để phân tích:
- Có thể chọn trong “Vội vàng”, “Giục giã”,”Thơ duyên”,…và các tác phẩm khác miễn là nội dung của thơ sát hợp với nội dung của luận đề.
- Phần phân tích này có thể kết hợp trong
 BIỂU ĐIỂM 
-Điểm 10: Đáp ứng được yêu cầu nội dung, giải thích rõ, bình luận sâu sắc. Bố cục hợp lí, diễn đạt thanh thoát, giàu cảm xúc.
-Điểm 8: Nội dung đạt được những yêu cầu mà đáp án đã nêu.Phần 2.b(mở rộng vấn đề) có thể chưa đầy đủ và sâu sắc). Văn mạch lạc, có thể mắc vài lỗi nhỏ.
- Điểm 5: Hiểu được nội dung luận đề nhưng giải thích chưa thật sáng tỏ. Chọn được thơ nhưng phân tích chưa sâu. Văn mạch lạc nhưng phân tích chưa hay.
-Điểm 3: Giải thích luận đề chưa rõ. Lúng túng trong phương pháp bình luận. Chọn được thơ nhưng vụng về và hời hợt trong phân tích. văn chưa được mạch lạc.
- Điểm 1: Sai l ạc nội dung và phương pháp.
-Ghi chú:*Những thang điểm còn lại, giám khảo vận dụng để đánh giá.
 *Khuyến khích những bài làm sáng tạo, những ý kiến mới mẻ của học sinh trong bài làm.


















File đính kèm:

  • docTgiang_Van12.doc
Đề thi liên quan