Đề tuyển sinh lớp 10 trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong năm học 2007 - 2008 môn thi : sinh học ( đề chuyên)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tuyển sinh lớp 10 trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong năm học 2007 - 2008 môn thi : sinh học ( đề chuyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo nam định Đề Dự Bị Đề tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên lê Hồng Phong Năm Học 2007 - 2008 Môn thi : sinh học ( Đề chuyên) Thời gian làm bài 150 phút Đề thi gồm 01 trang Câu I. (1,0 điểm) Phân biệt phép lai phân tích với phương pháp phân tích cơ thể lai của Men Đen. Câu II. (2,0 điểm) ADN khác ARN về cấu trúc như thế nào? Kể tên các loại ARN. Vai trò của các loại ARN trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin Câu III. (1,5 điểm) Trình bày cơ chế phát sinh và hậu quả của những thể dị bội liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người? Câu IV. (1,5 điểm) - Định nghĩa mật độ quần thể? Vì sao mật độ quần thể được xem là đặc trưng cơ bản của quần thể? - Thế nào là đa dạng sinh học? Đa dạng sinh học có vai trò gì đối với đời sống con người. Câu V.(2,0 điểm) Một gen có chiều dài là 0,51m. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng tỷ lệ Ađênin với Timin bằng 60%. Trên mạch thứ hai của gen có hiệu số Xitôzin với Guanin bằng 10% và tích số giữa Ađênin với Timin bằng 5% với Ađênin nhiều hơn Timin. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại Nuclêôtít của gen. Gen sao mã một số lần và đã nhận của môi trường nội bào 600 U raxin. Tính số lượng từng loại Ribônuclêôtít môi trường cung cấp cho quá trình sao mã của gen. Câu VI.(2,0 điểm) Cho bò chân cao giao phối với bò chân thấp . F1 thu được tỷ lệ bò chân cao và bò chân thấp ngang nhau. Tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau. Lập sơ đồ lai từ P đến F1. Có bao nhiêu kiểu giao phối F1 có thể có và tỷ lệ % của mỗi kiểu giao phối F1 trên tổng số các phép lai F1 là bao nhiêu? Tính chung cho các tổ hợp lai F1 thì tỷ lệ % của từng kiểu gen xuất hiện ở F2 là bao nhiêu? Cho biết cặp tính trạng đã nêu do một cặp gen quy định và chân cao là trội so với chân thấp. .....................Hết..................... Họ tên học sinh:........................................... Chữ ký giám thị 1:..................................... Số báo danh:................................................. Chữ ký giám thị 2:..................................... Sở Giáo dục - đào tạo Đáp án và hướng dẫn chấm thi Nam Định tuyển sinh vào lớp 1o chuyên LHP ---- Năm học 2007-2008 Đề Dự Bị Môn : sinh học Điểm Nội dung trả lời (1,0 điểm) 0, 5 0,25 ơ ơ 0,25 CâuI: Phân biệt phép lai phân tích với phương pháp phân tích cơ thể lai của Men Đen: 1.Phép lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. 2. Phương pháp phân tích các thế hệ lai: - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê dể phân tích các số liệu thu đợc. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng ( 2,0 điểm) Câu II: Cấu trúc ADN khác ARN: - ADN có hai mạch dài - Các Nuclêôtít trên 2 mạch ADN liên kết bổ sung A = T, G =X - Nuclêôtít của ADN gồm 4 loại A, T, G, X - Nuclêôtít có đường Dêôxyribo ARN chỉ có 1 mạch đơn ngắn Chỉ có 1s ố đoạn gấp song song trên tARN Nuclêotit của A R N gồm 4 loại A, U, G, X Nuclêotit của ARN có đường Ri bô Các loại ARN: - A R N thông tin ( m ARN) - A R N vận chuyển ( tARN) - ARN ribô xôm ( r ARN) 3. Vai trò của các loại A R N trong quá trình tổng hợp Prôtêin: A R N thông tin ( m ARN): Truyển đạt thông tin di truyền từ nhân tới Ribôxôm.Mang bản mã sao của gen. Điều khiển tổng hợp Prôtêin A R N vận chuyển ( tARN): Vận chuyển a xít amin tới Ribôxôm. Khớp bổ sung và đặt axit amin vào chuỗi pôlypéptít ARN ribô xôm ( r ARN): Là thành phần cấu tạo chủ yếu của ribôxôm.Trực tiếp tổng hợp chuỗi pôlypeptít ( 1,5 điểm) Câu 4: Mật độ quần thể: Là số lượng sinh vật của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích ( Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích) Chỉ tiêu mật độ là chỉ tiêu quan trọng nhấtvì: Nó ảnh hưởng đến tần số gặp nhau giữa cá thể đực và cái, mức sử dụng nguồn sống, sức sinh sản, sự tử vong, trạng thái cân bằng trong quần thể. Đa dạng sinh học: Là sự giàu có về vốn gen, phong phú về chủng loại các loài sinh vật tồn tại trong các hệ sinh thái. Nơi có điều kiện sinh thái thuân lợi, độ đa dạng sinh học càng cao. Nơi có điều kiện sinh thái bất lợi, độ đa dạng sinh học thấp * Vai trò của sự đa dạng sinh học đối vơí đời sống con ngời: Là nguồn cung cáp thức ăn cho con người: Li pít, gluxít, prôtêin, vitamin, muối khoáng.... tạo nguồn thức ăn dự trữ vô tận đợc chế biến từ các nguyên liệu vốn có trong tự nhiên Là điều kiện đảm bảo, phát triển ổn định và bền vững của môi trường, là cơ sở hình thành các hệ sinh thái đảm bảo chu trình tuần hoàn vật chất, hạn chế xói mòn, điều tiết dòng chảy.Cung cấp nguyên liệu quý hiếm để xuất khẩu nâng cao giá tri đời sống tinh thần. (2,0 điểm) CâuIII: Chiều dài gen: Gọi x là số phân tử protein được tổng hợp (x Z, x 2) Vì số axit amin của mỗi phân tử protein từ 198 đến 498 nên: x=3 hoặc x=5 x=3: Số axit amin trong một phân tủ protein: 1125:3=375 (aa) Chiều dài gen: L=(375+2)x3x3,4=3845,4() x=5: Số axit amin trong một phân tủ protein: 1125:5=225 (aa) Chiều dài gen: L=(225+2)x3x3,4=2315,4() Số phân tử protein được tổng hợp từ mỗi phân tử mARN: Gọi a, b (a, b Z) lần lượt là số phân tử protein được tổng hợp từ mARN1, mARN2. Ta có: a+b=x * x=3 * x=5 a 1 2 a 1 2 3 4 b 2 1 b 4 3 2 1 Số alanin và valin trong mỗi phân tử protein: * x=3 * x=5 Alanin: 45:3=15 Alanin: 45:5=9 Vanin: 75:3=25 Vanin: 75:5=15 (2,0 điểm) CâuVI: Sơ đồ lai P đến F1: Qui ước: A đuôi cong; a: đuôi thẳng F1 cho tỷ lệ chuột đuôi cong: chuột đuôi thẳng = 1 : 1 là tỷ lệ của phép lai phân tích. Suy ra: Chuột đuôi thẳng P là aa. Chuột đuôi cong P có kiểu gen dị hợp: Aa Sơ đồ lai: P : Aa x aa GP : A, a a F1 : Aa : aa Kiểu hình: 1 chuột đuôi cong: 1 chuột đuôi thẳng 2. a. Số kiểu giao phối F1: Nếu cho F1: Aa, aa tạp giao nhau thì số kiểu giao phối F1 sẽ là: F1 : Aa x aa F1 : Aa x aa Và F1 : aa x aa b. Tỷ lệ % mỗi kiểu giao phối F1: F1 cho 1 Aa: 1 aa có nghĩa trong mỗi kiểu gen đều có phân nửa cá thể đực và phân nửa các thể cái. Do vậy, sơ đồ lai F1 có thể ghi là: F1 : đực (Aa, aa) x cái (Aa, aa) Dựa vào đó, ta thấy có 4 phép lai F1: Đực Aa x cái Aa Đực Aa x cái aa Đực aa x cái Aa Đực aa x cái aa Vậy, nếu tính chung cả 4 phép lai thì tỷ lệ mỗi kiểu giao phối F1 sẽ là: F1: Aa x Aa chiếm 1 trong 4 phép lai nên có tỷ lệ F1: Aa x aa chiếm 2 trong 4 phép lai nên có tỷ lệ F1: aa x aa chiếm 1 trong 4 phép lai nên có tỷ lệ Tỷ lệ phần trăm từng kiểu gen ở F2: Dựa vào kết quả câu 2, ta có: F1 là Aa x Aa chiếm 25% nên: F1: 25% (Aa x Aa) --> F2 =25% () F2: 6,25% AA : 12,5% Aa : 6,25% aa - F1 là Aa x aa chiếm 50% nên: F1: 50% (Aa x aa) --> F2 = 50% F2: 25% Aa : 25% aa - F1 là aa x aa chiếm 25% nên: F1: 25% (aa x aa) --> F2 = 25% aa Vậy tính chung các tổ hợp lai F1, tỷ lệ phần trăm của từng kiểu gen ở F2 là: F2: 6,25% AA : 12,5% Aa : 6,25% aa 25% Aa 25% aa 25% aa F2: 6,25% AA : 37,5% Aa : 56,25% aa
File đính kèm:
- De thi tuyen vao LHP Nam Dinh mon Sinh.doc