Đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2007-2008 môn Văn

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2007-2008 môn Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2007-2008MÔN VĂN
Phần I: (7 điểm) Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...Và sau đó, tác giả thấy:...Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim!..."
Câu 1:Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.Câu 2:Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?Câu 3:Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.Câu 4:Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.Phần II: (3 điểm) Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành Chuyện người con gái Nam Xương. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyền kì mạn lục.Câu 1:Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục.Câu 2:Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?
LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 7
Câu 1: (3 điểm)
Phần cuối của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương được tác giả xây dựng bằng hàng loạt những chi tiết hư cấu. Hãy phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó. 
Câu 2. (4,5 điểm)
Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
 LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 13
Câu 1: (1,5 điểm)Có bạn chép hai câu thơ như sau :
"Làn thu thuỷ nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh."
Bạn đã chép sai từ nào ? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của đoạn thơ, em hãy giải thích điều đó.Câu 2: (6 điểm)Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kì chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng khá độc đáo... Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên. 
 LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 14
Câu 1: (2 điểm) 
a. Chép lại những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều (Ngữ văn 9, tập một).b. Cho biết đối tượng của miêu tả nội tâm là những gì ?
Câu 2: (5 điểm)Đóng vai Thúy Kiều kể lại cho mọi người nghe việc báo ân báo oán. Trong lời kể giúp mọi người hình dung được cảnh vật và tâm trạng của Thúy Kiều khi gặp lại Hoạn Thư. 
 LUYỆN TẬP THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN VĂN - ĐỀ SỐ 16
Câu 1: (1,5 điểm)Nhà thơ Tố Hữu khi miêu tả căn nhà Bác ở nơi làng Sen ban đầu đã viết :
"Ba gian nhà trống không hương khóiMột chiếc giường tre chiếu chẳng lành.Một thời gian sau nhà thơ sửa lại :Ba gian nhà trống nồm đưa võngMột chiếc giường tre chiếu mỏng manh." 
Hãy cho biết sự thay đổi từ ngữ có ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của hai câu thơ ? Câu 2: (6 điểm)Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. 

File đính kèm:

  • docMot so de luyen thi vao lop 10.doc
Đề thi liên quan